Bài văn mẫu - Hiện thực xa hội phong kiến Việt Nam trong văn học trung đại

Bài văn mẫu - Hiện thực xa hội phong kiến Việt Nam trong văn học trung đại

Đề : Hiện thực xa hội phong kiến Việt Nam trong văn học trung đại

Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:

1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9:

- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Đây là thời kỳ văn học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam

- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), một số trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là những tác phẩm văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận của chính xã hội ấy.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài văn mẫu - Hiện thực xa hội phong kiến Việt Nam trong văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề : Hiện thực xa hội phong kiến Việt Nam trong văn học trung đại
Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: 
1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: 
- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Đây là thời kỳ văn học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam 
- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), một số trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là những tác phẩm văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận của chính xã hội ấy. 
2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam: 
Tập trung vào những phương diện chính sau đây:
* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến: 
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người. 
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. 
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được phản ánh thông qua số phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại của bè lũ xâm lược.
- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất nhân, phi nghĩa của bọn buôn người. 
- Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh sự tàn ác, toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân. 
* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ: 
- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở bến Hoàng Giang. 
- Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm êm, bỗng chốc rơi vào thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng, chua xót (Kiều ở lầu Ngưng Bích); trở thành món hàng trong tay bọn buôn người (Mã Giám Sinh mua Kiều). 
- Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm mưu hiểm độc (Lục Vân Tiên gặp nạn). 
3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân:
- Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm nói trên được thể hiện vừa sâu sắc (trên nhiều phương diện), vừa sinh động (dưới nhiều hình thức thể loại, các kiểu dạng nhân vật phong phú). Hiện thực ấy đã giúp các tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm. 
- Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du...) đã lên tiếng tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người. 
- Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học thời trung đại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHiện thực xa hội phong kiến Việt Nam trong văn học trung đại.doc