Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 78 – Bài 16: Cố hương (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 78 – Bài 16: Cố hương (tiếp)

Tiết 78 – Bài 16

 CỐ HƯƠNG (Tiếp )

 - Lỗ Tấn-

A . MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

B . CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, tài liệu tham khảo

- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 78 – Bài 16: Cố hương (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 11/ 2011
Ngày giảng: 30/ 11/ 2011
Tiết 78 – Bài 16
 CỐ HƯƠNG (Tiếp )
 - Lỗ Tấn- 
A . MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. 
B . CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk 
C . TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổ định
2. Kiểm tra
3. Bài mới:
Gv: Giới thiệu tiếp tiết 3 ( 2’)
Hoạt động của Gv và Hs
tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
- HS đọc “Thuyền chúng tôi...hết”
? Đoạn truyện cuối cùng đề cập đến vấn đề gì ?
? “Tôi” rời xa quê trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Tìm chi tiết
? Trên thuyền cảm xúc và suy nghĩ của tôi được thể hiện qua chi tiết nào
? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của nhân vật
GV: Hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại. Cố Hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn xa lạ từ cảnh vật đến con người.
? Khi rời Cố Hương nhân vật “Tôi” mong ước điều gì ?
? Cuộc đời mới ấy sẽ là cuộc đời như thế nào ?
? Điều đó bộc lộ mong ước nào của “Tôi” 
? Ý nghĩ cuối cùng của “Tôi” là gì ?
- Trên mặt đất vốn làm gì ...
? Trong truyện có những hình ảnh con đường nào ?
- Con đường sông, đường thủy --> ý nghĩa khái quát cho sự thay đổi luân chuyển của cuộc sống (nghĩa đen)
? Hình ảnh “Con đường” cần được hiểu như thế nào
+ Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.
+ Con đường đi lên cho tất cả hình ảnh của tương lai, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc.
GV: Hình ảnh con đường là biểu tượng khái quát triết lý về cuộc sống con người hiện tại đến tương lai...hp con người không tự nhiên mà có, do chính con người tự thân hành động người đi mãi, góp phần tạo dựng nên.
? Đoạn truyện tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
? Tác giả bộc lộ tư tưởng tình cảm nào đối với Cố Hương ?
? ước vọng của tác giả có trở thành hiện thực không ? 
- HS tự bộc lộ.
Hoạt động 3
? Nghệ thuật đặc săc của Vb
? Hãy nêu chủ đề ngắn gọn của truyện ?
- Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX.
- Phê phán và hi vọng tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.
- Hs đọc 
Hoạt động 4
Tìm những từ thích hợp trong tác phẩm (điền theo bảng mẫu) về sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.
- Hs tự thực hiện 
30
5
5
II. Đọc – hiểu văn bản
1 Diễn biến tâm trạng của “tôi”
 b. Trên đường rời xa quê
- Chiều hoàng hôn, dãy núi hai bên bờ sông đen sẫm lại ... lùi về phía sau.
- lòng tôi không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.
- Hình ảnh đứa trẻ ...mờ nhạt.
-->Khiến tôi ảo não.
- Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau ...
Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới ... Làng quê tươi đẹp con người tử tế thân thiện.
--> Ước mong c/s làng quê yên bình, ấm no.
2 . Hình ảnh con đường.
- Con đường trong suy nghĩ liên tưởng của “Tôi” --> đó là con đường- hi vọng- con đường cách mạng-> đem đến tự do hạnh phúc cho con người.
- >Biểu cảm, nghị luận: Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức nghèo hèn, tin vào cuộc đổi đời của quê hương --> Tình yêu mãnh liệt.
III . Tổng kết, ghi nhớ
1 . Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự , miêu tả, biểu cảm, nghị luận
- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.
2 . Nội dung
3 . Ghi nhớ
 (Sgk)
IV . Luyện tập
* Củng cố-Dặn dò: 3’
? Suy nghĩ của em về hình ảnh con đường ở cuôia truyện
- Học bài, chuẩn bị ôn TLV

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 78- tiếp.doc