Giáo án Ngữ văn 6 - Trường trung học cơ sớ Đak Nông

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường trung học cơ sớ Đak Nông

 CON RỒNG CHÁU TIÊN

 (Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo.

 - Kể được truyện.

B.CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: -Soạn bài

 -Nghiên cứu sgv và stk.

 -Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Học sinh: -Soạn bài.

- Sưu tầm nhũng bức anh đẹp về LLQ và AC.

C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

Hoạt động 1:Khởi động

1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn sị sách vở của học sinh.

2.Bài mới:

Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao:

 Bầu ơi thương lấy bí cùng

 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.

 Hoạt động 2:

 

doc 113 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường trung học cơ sớ Đak Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1 Ngày soạn :16-8-2010
 CON RồNG CHáU TIÊN
 (Truyền thuyết) 
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
 - Kể được truyện.
B.Chuẩn bị:
 Giáo viên: 	-Soạn bài
 	 -Nghiên cứu sgv và stk.
 	 -Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
	Học sinh: -Soạn bài.
- Sưu tầm nhũng bức anh đẹp về LLQ và AC.
C.Các bước lên lớp
Hoạt động 1:Khởi động
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn sị sách vở của học sinh.
2.Bài mới: 
Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.
 Hoạt động 2:
GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
? Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu.
? Em hãy giải nghĩa các từ: ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh và tập quán?
? Theo em trruyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
?Đọc phần chú thích hãy nêu khái niệm truyền thuyết?
I.Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc và kể:
- Đọc Rõ ràng, rành mạch, nhán giọng ở những chi tiết kì lạ phi thường 
2.Chú thích:
3. Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu đến...long trang ị Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
b. Tiếp...lên đường ị Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và LLQ và Âu Cơ chia con.
c. Còn lại ị Giải thích nguồn gốc con Rồng,cháu Tiên
4. Khái niệm truyền thuyết:
- Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện cí liên quan đến lịch sử thời quía khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS.
 Hoạt động 3
- Gọi HS đọc đoạn 
?Trong trí tưởng tượng của người xưa LLQ và AC là ai?Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ,đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ và ÂC? 
* GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta.
?Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng LLQ và Âu Cơ hiện lên như thế nào?
* GV bình: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con ngươì, thiên nhiên, sông núi.
? Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? 
? Nó có ý nghĩa gì?
* GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng để trứng. Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh ị nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
?Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì?
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào?
? Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì?
? Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không?
* GV bình: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.
? Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
? Trong truyện này, chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn cuối
? Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào?
? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
? Vậy theo em, cốt lõi sự thật LS trong truyện là ở chỗ nào?
* GV: Cốt lõi sự thật LS là mười mấy đời vua Hùng trị vì. còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành quân về cội nguồn: 
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
và chúng ta tự hào về điều đó. Một lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở VN!
Hoạt động 4:
?Theo em, tại sao tuyện này được gọi là truyền thuyết? Truyện có ý nghĩa gì?
 HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 5: Củng cố và luyện tập
.
II.Tìm hiểu văn bản
1.Giới thiệu lạc long quân - âu cơ
Lạc Long Quân 
-Vị thần thuộc nòi rồng,con trai thần Long Nữ.
-Thần mình rồng ở dưới nước,có sức khoẻ vô địch.
-Có nhiều phép lạ,giúp dân diệt trừ yêu quái. 
-Thần dạy dân cách trồng trọt,chăn nuôi,ăn ở . 
Âu Cơ
-Sống ở vùng núi cao phương Bắc.
-Dòng họ Thần Nông.
-Xinh đẹp tuyệt trần.
-Dạy dân các phong tục lễ nghi.
ị Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí.
2. Diễn biến truyện:
a. Âu Cơ sinh nở kì lạ:
- Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
ị Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt
b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con:
- 50 người con xuống biển;
- 50 Người con lên núi
- Cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước.
ị Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển DT: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất DT. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
* ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
- ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
3. Kết thúc tác phẩm:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
- Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên.
ị Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật
III.Tổng kết
IV.luyện tập
1. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao?
2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết?
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả trứng to nở ra con người (mường
 Hoạt động 6: Huớng dẫn về nhà
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Đọc kĩ phần đọc thêm
Soạn bài: bánh chưng, bánh giầy
Tìm các tư liệu kể về các dân tộc khác hoặc trên thế giới về việc làm bánh hoặc quà dâng vua.
Ngày soạn :17-8-2010
Ngày dạy:
 Tiết 2 : BáNH CHƯNG, BáNH GIầY
 (Truyền thuyết)
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng kì ảo.
-Tìm hiểu, tập phân tích nhân vật trong truyện truyền thuyết.
 -Kể được truyện.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên:+ Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 + Sưu tầm tranh ảnh về cảnh nhân dân ta chở lá dong, xay đỗ gói bánh chưng, bánh giầy.
Học sinh:Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
1.Kiểm tra bài cũ:
 1. Em hiểu thế nào truyền thuyết? Tại sao nói truyện Con Rồng, cháu Tiên là truyện truyền thuyết?
2. Nêu ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháuTiên"? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao em thích?
2.Bài mới: Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay gạo, giã gạo. gói bánh. quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
 Hoạt động 2:
- Gv gọi HS đọc truyện
- Em hãy kể tóm tắt truyện
 Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích: 1,2,3,4,8,9,12,13
?Theo em, truyện có thể chia làm mấy phần?
I.Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc - kể:
- Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua.
- Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua.
- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.
- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
2. Chú thích:
3. Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu...chứng giám
b. Tiếp ....hình tròn
c. Còn lại
Hoạt động 3:
Truyện cổ dân gian thường có các cuộc thi tài Truyện STTT là thi tài để kén phò mã,còn ở truyện này là thi tài để truyền ngôi vua. 
?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
?ý định của vua ra sao?(quan điểm của vua về việc chọn người nối ngôi)
?Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức gì?
* GV: Trong truyện dân gian giải đố là1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật
- Điều kiện và hình thức truyền ngôi đổi mới và tiến bộ so với đương thời đó là không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ. Qua đây, ta thấy vua Hùng là vị vua anh minh.
- Cho HS đọc phần 2
?Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?
? Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng?
* GV: Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.
? Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho lang Liêu?
? Kết quả cuộc thi tài giữa các ông Lang như thế nào?
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua?
?Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì?
II.Tìm hiểu văn bản
1.Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, ND no ấm, vua đã già muốn truyền ngôi.
- ý của vua: người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thết là con trưởng.
- Hình thức: điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài.
2: Cuộc thi tài giữa các ông lang
- Các ông lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
- Lang Liêu:
+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất
+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu thân thì con vua ...  dài chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Râu: dài, uốn cong 
ị Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai.
b. Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... 
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
ị Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
ị Từ ngữ chính xác, sắc cạnh
- Trình tự miêu tả: từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗ lúc một rõ nét
=> Nét đẹp trong hình dáng của Dế Mèn là khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống, thanh niên; về tính nết: yêu đời, tự tin.
- Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, thích ra oai...
3. Củng cố
-Nhắc lại nội dung cơ bản của bài học
4. Hướng dẫn về nhà
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn: Phần còn lại.
iv. rút kinh nghiệm
 --------------------------------------------
 Ngày soạn: 5/1/2011
Tiết 74
Bài học đường đời đầu tiên
 ( Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” – Tô Hoài )(tiếp)
i. mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn cũng là đối với chúng ta.
2. Kỹ năng
- Nắm được một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ.
3. Thái độ
- Yêu quý các nhân vật, tôn trọng những người xung quanh kể cả người yếu hơn mình. Biết sửa chữa lỗi lầm khi mình mắc lỗi.
ii. chuẩn bị
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh ảnh, tác phẩm 
 2. Học sinh: Soạn bài.
iii. tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu 1 vài nét về tác giả, tác phẩm?
 ?Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn?
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản
?Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra chuyện gì phải ân hận suốt đời?
? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt?
?Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế choắt (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)?
?Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"?
?Việc Dế Mèn dám chêu chị Cốc lớn khoẻ hơn mình có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
? Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt?
?Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn?
?Bài học đầu tiên mà Dế Mèn phải chịu hậu quả là gì? Liệu đây có phải là bài học cuối cùng?
?ý nghĩa của bài học này?
?Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc?
?Theo em trong lúc đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời dầu tiên Dế Mèn đã nghĩ gì?
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
- Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt
* H/ảnh Dế Choắt:
- Như gã nghiện thuốc phiện;
- Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ;
- Hôi như cú mèo;
- Có lớn mà không có khôn;
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt;
- Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh
- Rất kiêu căng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc
- Qua câu hát ta thấy DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
- Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho DC.
- Diễn biến tâm trạng của DM:
+ Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm im thiêm thít"
+ Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC
+ ân hận xám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá
ị DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
- Bài học đường đời đầu tiên:
Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết DC... tội lỗi của DM thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối hận chân thành.
- ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
 Hoạt động 2: Tổng kết
?Em hãy tóm tắt nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật kể và tả của tác giả?
?Em học tập được gì từ nghệ thật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này?
*Tóm lại : Đây là văn bản mẫu nực về kiểu văn miêu tả mà chúng ta sẽ học ở bài tập làm văn sau này.
IV. Tổng kết
1.Nội dung
Sgk
2. Nghệ thuật
Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động; trí tưởng tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như thế giới con người; dùng ngôi kể thứ nhất.
3. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
4.. Hướng dẫn về nhà
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn: Phó từ
iv. rút kinh nghiệm
. -----------------------------------------------
 Ngày soạn: 6/1/2011
Tiết 75 Phó từ
i. mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững công dụng và ý nghĩa của phó từ
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng phó từ một cách linh hoạt và hợp lý
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện cách ding phó từ.
ii. chuẩn bị
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: soạn bài
iii. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hsinh
2. Bài mới:
? Vẽ mô hình và điền các cụm động từ, cụm tính từ trong các câu (a),(b) SGK – 12
Học sinh lên bảng làm :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
cũng
vẫn chưa 
thật
rất
rất
đi
ra
thấy
lỗi lạc
soi gương
ưa nhìn
to
bướng 
Nhiều nơi
Những câu để 
được
ra
 Hoạt động 1: Phó từ là gì
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
?GV : Từ mô hình trên, hãy xác định các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ loại nào?
->Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
? Những từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
HS : Đứng ở vị trí trước ( đã, cũng, chưa, chẳng,) và sau ( được, ra,) trong cụm động từ, tính từ.
GV : Những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ được gọi là phó từ.
? Qua ví dụ cho biết phó từ là gì?
I. Phó từ là gì? 
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Vd: đã, cũng, vẫn, rất đứng trước động từ, tính từ.
được, ra, đứng sau động từ, tính từ.
à Phó từ
3. Kết luận
 Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
 Hoạt động 2: Các loại phó từ
Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước)
?Em hãy nêu lại các loại phó từ?
II. Các loại phó từ
1. Ví dụ
2.Nhận xét
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Chỉ sự phủ định
Chỉ sự cầu khiến
Chỉ kết quả và hướng
Chỉ khả năng
đã, đang, sẽ
rất, hơi, quá
cũng, vẫn
không, chưa
đừng, chớ
lắm, quá
ra,vào, lên
được
3. Kết luận
Ghi nhớ
 Hoạt động 2: luyện tập
II. Luyện tập
Bài tập1: Tìm và nêu tác dụng của các phó từ trong đoạn văn:
a. - Đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Không: sự phủ định
- Còn: sự tiếp diền tương tự
- Đã: thời gian
- Đều: sự tiếp diễn
- Đương, sắp: thời gian
- Lại: tiếp diễn
- Ra: kết quả và hướng
- Cũng sự tiếp diễn
- Sắp : thời gian
b. Đã: thời gian
- Được: kết quả
Bài 2: 
 Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốcđang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống.
- PT: 
+Đang: thời gian hiện tại
+Rất : mức độ
+Ra: kết quả
3. Củng cố
Nhắc lại nội dung cơ bản
4. Hướng dẫn về nhà
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Tìm hiêủ chung về văn miêu tả.
iv. rút kinh nghiệm
. ..
 -----------------------------------------
 Ngày soạn: 7/1/2011 
Tiết 76 tìm hiểu chung về văn miêu tả 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả.
3. Thái độ
- Hiểu được những tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả.
ii. chuẩn bị
1. Giáo viên: soạn bài, sgviên, sgk
2. Học sinh: soạn bài
iii. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: ở Tiểu học các em đã được học về văn miêu tả. Các em đã viết 1 bài văn miêu tả: tả người, vật, phong cảnh thiên nhiên...Vậy em nào có thể nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả?
 Hoạt động 1: Thế nào là văn miêu tả
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
Yêu cầu HS đọc 3 tình huống
?Trong 3 tình huống này, tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?
?Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt?
?Qua đoạn văn trên em thấy DM có đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết hình ảnh nào cho thấy điều đó?
?Dế Choắt có đặc điểm gì khác DM, tìm chi tiết hình ảnh đó?
?Em hãy rút ra những điều ghi nhớ về văn miêu tả?
* GV: Văn miêu tả rất cần thiết trong đời sống con người và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương.
- Em hãy tìm một số tình huống khác cũng sử dụng văn miêu tả?
- Các tình huống:
+ Em mất cái cặp và nhờ các chú công an tìm hộ
+ Bạn không phân biệt được co cua đực và cua cái.
I. Thế nào là văn miêu tả
1. Ví dụ
2. Nhận xét
-Cả 3 tình huống đều sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:
- Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.
- Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời gian.
- Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ để người ta hình dung người lực sĩ như thế nào.
 ị Rõ ràng, việc sử dụng văn miêu tả ở đây là hết sức cần thiết
* Hai đoạn văn tả DM và DC rất sinh động:
- Đoạn tả DM: "Bởi tôi ăn uống điều độ...đưa cả hai chân lên vuốt râu..."
- Đoạn tả DC: "Cái anh chàng DC...nhiều ngách như hang tôi..."
->Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung đặc điểm của hai chàng Dế rất dễ dàng.
* Những chi tiết và hình ảnh:
- DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.
-DC: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu...những so sánh, gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê...những động tính từ chỉ sự yếu đuối.
3. Kết luận
Ghi nhớ: sgk
 Hoạt động 2: Luyện tập
II. Luyện tập
Bài 1: 
Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá: khoả, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt...
- Đoạn2: Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích...
- Đoạn 3: Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn..
Bài 2: 
a. Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em, ta cần phải nêu: Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người...
3. Củng cố
Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
4. Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc bài
- Làm thêm bài tập sau: Viết đoạn văn ngắn tả cảnh mùa hè đến. 
-Soạn bài “Sông nước Cà Mau” 
 +Đọc văn bản
+ Trả lời các câu hỏi sgk
iv. rút kinh nghiệm
. ..
Kí giáo án đầu tuần
 TTCM
 Lê Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 cktkn.doc