Báo cáo kinh nghiêm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9

Báo cáo kinh nghiêm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, luôn là một nhiệm vụ quan trọng được

các trường phổ thông đặc biệt quan tâm. Làm tốt công tác này ở bậc THCS có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng, nó tạo nguồn cho bậc THPT tiếp tục thực hiện sứ mạng

đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập và mở cửa, thời kì mà nền

kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế trong tiến trình xây dựng đất nước theo mục

tiêu : Dân giau, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Bộ môn Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức vật lý

hàng ngày gắn liền với mọi khía cạnh của đời sống lao động, sản xuất và tiến bộ

khoa học, kỹ thuật. Đào tạo và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, học sinh say

mê nghiên cứu bộ môn vật lý là góp phần thiết thực cung cấp cho xã hội nguồn

nhân lực chất lượng cao, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đế có được đội ngũ học sinh giỏi môn vật lý THCS nói chung và ở lớp 9 nói

riêng, nhà trường đã có kế hoạch dài hạn, và kế hoạch cụ thể ứng với từng giai

đoạn: Từ việc thành lập đội tuyển, chọn giáo viên dạy, chuẩn bị cơ sở vật chất cho

việc dạy và học. Tuy nhiên yếu tố quyết định cho kết quả ở mỗi kỳ thi học sinh giỏi

các cấp lại phụ thuộc không nhỏ vào sự nỗ lực, rèn luyện miệt mài, lòng say mê,

yêu thích bộ môn cùng với sự sáng tạo khoa học,làm chủ kiến thức trong việc học

và việc dạy của người học và người dạy môn vật lý.

pdf 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2914Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo kinh nghiêm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - 
BÁO CÁO KINH NGHIÊM 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ LỚP 9 
Tổ Toán – Lý 
 Trường THCS Võ Thị Sáu – TP Bạc Liêu 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, luôn là một nhiệm vụ quan trọng được 
các trường phổ thông đặc biệt quan tâm. Làm tốt công tác này ở bậc THCS có ý 
nghĩa đặc biệt quan trọng, nó tạo nguồn cho bậc THPT tiếp tục thực hiện sứ mạng 
đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập và mở cửa, thời kì mà nền 
kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế trong tiến trình xây dựng đất nước theo mục 
tiêu : Dân giau, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 
Bộ môn Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức vật lý 
hàng ngày gắn liền với mọi khía cạnh của đời sống lao động, sản xuất và tiến bộ 
khoa học, kỹ thuật. Đào tạo và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, học sinh say 
mê nghiên cứu bộ môn vật lý là góp phần thiết thực cung cấp cho xã hội nguồn 
nhân lực chất lượng cao, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Đế có được đội ngũ học sinh giỏi môn vật lý THCS nói chung và ở lớp 9 nói 
riêng, nhà trường đã có kế hoạch dài hạn, và kế hoạch cụ thể ứng với từng giai 
đoạn: Từ việc thành lập đội tuyển, chọn giáo viên dạy, chuẩn bị cơ sở vật chất cho 
việc dạy và học. Tuy nhiên yếu tố quyết định cho kết quả ở mỗi kỳ thi học sinh giỏi 
các cấp lại phụ thuộc không nhỏ vào sự nỗ lực, rèn luyện miệt mài, lòng say mê, 
yêu thích bộ môn cùng với sự sáng tạo khoa học,làm chủ kiến thức trong việc học 
và việc dạy của người học và người dạy môn vật lý. 
Nội dung được đề cập ở chuyên đề này là bồi dưỡng phần điện trong chương 
trình vật lý lớp 9: Đây là một trong những phần học sinh thường gặp khó khăn 
trong việc giải bài tập, nhất là những bài tập nâng cao, học sinh phải làm việc với 
những những mạch điện có nhiều hơn ba điện trở ,là những mạch hỗn hợp với 
nhiều cách mắc, trong khi SGK vì lý do giảm tải chỉ đưa ra bài tập tối đa là ba điện 
trở.Vậy làm sao để học sinh có thể vững tin giải quyết những bài tập có nhiều hơn 
ba điện trở với những cách mắc hỗn hợp? 
II.THUẬN LỢI KHÓ KHĂN: 
 1. Thuận lợi: 
- Trường THCS Võ Thị Sáu là một trường có bề dầy thành tích trong 
công tác giáo dục, trong đó có thành tích về bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn 
hóa 
- Trường ở vị trí trung tâm Thành Phố, học sinh và cha mẹ học sinh có 
nhiều thuận lợi hơn trong việc học tập và chăm lo cho việc học của học sinh học đạt 
kết quả tốt. 
- Lãnh đạo nghành và lãnh đạo trường quan tâm đúng mức và kịp thời 
đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, đa số có ý thức học tập tốt và 
có ý thức phấn đấu vươn lên. 
- 2 - 
- Phân công các thầy cô giáo giỏi trực tiếp phụ trách bồi dưỡng các đội 
học sinh giỏi. 
- Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em. 
2. Khó khăn: 
- Số học sinh say mê, yêu thích môn vật lý chưa nhiều, cá biệt một số 
học sinh chưa thực sự đánh giá đúng năng lực bản thân khi chọn vào học bồi dưỡng 
môn vật lý, chọn để được đi học bồi dưỡng một môn nào đó cho có. Học sinh dành 
thời gian còn hạn chế để học môn này, vì các em phải học nhiều môn học khác. 
- Chương trình vật lý cơ bản, còn ít giờ bài tập để giúp học sinh rèn kĩ 
năng giải bài tập vật lý.Do đó học sinh thiếu kĩ năng giải một bài tập vật lý nói 
chung. 
 - Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý chưa có 
nhiều thời gian chuyên tâm cho việc bồi dưỡng môn vật lý vì còn phải dạy các môn 
khác.( Đội ngũ này chưa mang tính chuyên nghiệp cao). 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: 
1. Đối với giáo viên. 
- Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng, phải thực sự say mê, với môn học mà mình 
dạy, từ đó luôn có nhu cầu nâng cao kiến thức bộ môn,cũng như nghiệp vụ sư 
phạm. 
- Phải có kế hoạch, chủ động xây dựng chương trình bồi dưỡng, nội dung, 
chuyên đề bồi dưỡng, để lựa chọn tài liệu thích hợp. 
- Luôn lựa chọn đúng đối tượng học sinh tham gia học bồi dưỡng, không ép 
học sinh khi các em thực sự không ham thích bộ môn học đó. 
-Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh trong quá trình học tập, giúp 
các em tự tin, có quyết tâm vươn lên trong quá trình học, mong muốn đạt giải cao 
trong mỗi kỳ thi. Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu 
dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu 
không bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất 
vững chắc và đạt thành tích cao ở các kì thi. 
- Luôn tạo không khí cởi mở, cho học sinh được thảo luận, nêu ý kiến của 
bản thân về một vấn đề do giáo viên đưa ra. Tuyệt đối không áp đặt. 
- Mở đầu mỗi chuyên đề, GV giới thiệu kiến thức nâng cao thì phải dựa 
trên nền tảng kiến thức cơ bản mà học sinh đã được học và nắm vững. 
- Trong các giờ luyện tập, nêu cao tính tự chủ, sáng tạo của học sinh, trong 
đó thầy giữ vai trò chủ tọa. 
- Sau mỗi chuyên đề có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để thầy và trò 
thấy được chỗ còn yếu, trên cơ sở đó có kế hoạch bổ xung , hoàn thiện. 
- Ngoài ra, để tạo hứng thú cho học sinh say mê học, giáo viên tổ chức các 
chương trình ngoại khóa hấp dẫn,tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh yêu thích 
môn vật lí hơn. 
2. Đối với học sinh trong đội tuyển: 
- Nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, trau dồi tri thức. 
- Yêu môn học, say mê trong học tập, ham học hỏi. 
- Có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, mua thêm sách bồi dưỡng, nâng cao 
theo yêu cầu thầy cô. 
3. Đối với phụ huynh học sinh: 
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn. 
- 3 - 
- Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của 
con em mình. 
4. Hướng dẫn học sinh khi giải bài tập vật lí: 
a. Viết tóm tắt các dử kiện 
Đọc kĩ đầu bài ( khác với thuộc bài ),tìm hiểu ý nghĩa những thuật ngữ, 
có thể phát biểu tóm tắt ngắn gọn,chính xác. 
Dùng kí hiệu tóm tắt đề bài đã cho gì? Hỏi gì? Dùng hình vẽ để mô tả 
lại tình huống minh họa nếu cần. 
b. Phân tích nội dumg làm sáng tỏ bản chất vật lí, xác lập mối liên hệ của 
các giử kiện có liên quan tới công thức nào các giử kiện xuất phát và rút ra cái cần 
tìm, xác định phưng hướng và vạch kế hoạch giải. 
c. Chọn công thứ thích hợp, kế hoạch giải: thành lập các phương trình nếu 
cần, với có bao nhiêu ẩn số thì có bao nhiêu phương trình. 
d. Lựa chọn cách giải thích hợp. 
e. Kiểm tra, xác nhận kết quả biện luận. 
5. Nội dung chương trình bồi dưỡng được chia thành các chuyên đề theo 
thứ tự: 
Chuyên đề I: ĐIỆN TRỞ VÀ GHÉP ĐIỆN TRỞ. 
 1.Điện trở - Cung cấp cho học sinh những kiến thức nâng cao về điện trở , 
trên cơ sở các kiến thức cơ bản học sinh đã được học trong chương trình: 
BÀI TẬP VẬT LÍ 
- Cho gì? 
- Vẽ 
Hỏi gì? 
Dữ kiện 
( Tóm tắt) 
Kiểm tra – Đánh giá- biện luận 
Chọn công thức 
Hiện tượng - Nội dung 
Bản chất vật lí 
Cách giải 
Kế hoạch giải 
- 4 - 
 - khi sử dụng công thức: R = 
S
l
 , học sinh phải biết biến đổi thành thạo công 
thức để tính mỗi đại lượng có trong công thức khi cần. Cần cung cấp thêm cho học 
sinh công thức tính chu vi đường tròn, diện tích hình tròn( chính là tiết diện S), từ 
công thức tính diện tích hình tròn học sinh tính được bán kính tiết diện , đường 
kính tiết diện, số vòng dây của biến trở. Với các dạng bài tập khác nhau về điện trở 
dây dẫnvới các chú ý: 
- Công thức tính diện tích, tiết diện: S = 
4
.
2
2 dr   
- Công thức tính chu vi đường tròn: C = 2 dr ..   
- Đổi đơn vị: 1 mm2 = 10- 6 m2; 1 cm2 = 10-4m2 
Ví dụ : Dây tóc của một bóng đèn có điện trở R = 60 ôm. Dây được cuốn 
thành hình đinh ốc, đường kính mỗi vòng là 0,4mm, và trên một centimet dài của 
đinh ốc có 92 vòng. Biết chiều dài toàn phần của đinh ốc là 5,2cm và dây bằng 
vonfram, có điện trở suất 5.5.10-6 m. Hãy tính đường kính của dây. 
 2.Ghép điện trở, điện trở tương đương : ngoài các cách ghép ( cách mắc điện 
trở thành các mạch điện khác nhau) học sinh đã học ở lớp phải cung cấp thêm cho 
học sinh các cách ghép hỗn hợp khác: 
 - Mạch điện chỉ gồm các điện trở 
 - Mạch điện có các dụng cụ đo điện. 
 - Mạch điện có biến trở. 
 - Mạch cầu. 
Cần chú ý với học sinh: Khi vẽ lại mạch điện tương đương: 
a) Các điểm nối với nhau bằng dây nối( hoặc am pe kế) có điện trở không đáng 
kể được coi là trùng nhau 
b) Vôn kế có điện trở vô cùng lớn có thể “ tháo ra” khi tính toán. 
c) Khi phân tích mạch điện, dùng các dấu     ,, để chuyển từ mạch phức tạp 
thành mạch đơn giản, từ đó tính điện trở tương đương tương tự với cách 
thực hiện các phép tính giá trị một biểu thức toán học có các dấu như trên. 
Ví dụ: 
 1. Mạch điện chỉ gồm các điện trở 
2.Mạch điện có sử dụng biến trở 
 a) Biến trở mắc nối tiếp : A C B R 
 b) Biến trở được mắc vừa nối tiếp vừa song song 
R 
R R C 
D 
R R 2R 2R R 
C 
R 
. . 
. . . . 
M N 
N 
N 
M 
M 
C A C 
C B A B 
- 5 - 
 R1 R 2 
 c) Biến trở được mắc với mạch cầu: 
Chuyên đề 2: ĐỊNH LUẬT ÔM. 
 1. Định luật ôm trong các đoạn mạch hỗn hợp. 
Ví dụ 1. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. 
- Nếu mắc vào AB một hiệu điện thế UAB = 1,5 V 
thì vôn kế mắc vào CD chỉ giá trị U1 = 1V. Nếu thay 
vôn kế bằng am pe kế thì am pe kế chỉ giá trị 6omA. 
- Nếu mắc vaò CD một hiệu điện thế UCD = 1,5V, vôn kế mắc vào AB chỉ giá trị 
U2 = 1V. 
Giả sử rằng các dụng cụ đo lí tưởng. Tính R1, R2 ,R3. 
Ví dụ 2. Cho mạch điện như hình vẽ: 
R0 = 0,5 , R1 = 5 ,R2 = 30 ,R3 = 15 , R4 = 3 , 
R5 =12 , UAB = 4,8V. Bỏ qua điện trở dây nối và am pe kế. 
Tìm: 
 a)Điện trở tương đương. 
 b)Số chỉ am pe kế. 
 2.Mạch cầu: một số bài tập về mạch cầu đã được đề cập ở phần biến trở, do 
vậy ở đây chúng tôi chỉ nêu một ví dụ về mạch cầu không có biến trở 
Ví dụ: Cho mạch điện như hình vẽ: 
trong đó R1 = 10 , R2 = 19 , R3 = 25 , 
R4 = 20 , R5 = 15 . Biết rằng dòng điện 
qua R5 có cường độ i = 0,2A và có chiều 
mũi tên , hãy tính hiệu điện thế U. 
IV. KẾT QUẢ. 
 Giải 
 Trường Thành phố Tỉnh 
 Năm Học 
I II III KK I II III KK I II III KK 
2008 - 2009 2 1 1 1 2 
2009 - 2010 3 4 3 1 2 1 2 1 
2010 - 2011 1 3 3 1 2 
. 
M 
N 
D 
A B 
C 
R1 R2 
R3 
A 
B 
C 
D 
B 
R0 
R5 R4 
R1 R2 
R3 
A1 A2 
A 
C 
D M 
R1 R2 
R4 R3 B 
N 
R5 
A 
M i 
- 6 - 
 V. KINH NGHIỆM RÚT RA: 
 -Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp 
nhàng giữa người dạy với người học, cùng với sự quan tâm đúng mức, của các cấp 
lãnh đạo: Trường, ngành, gia đình học sinh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cho cả 
thầy và trò, trong quá trình dạy và học. 
 - Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng, phải thực sự say mê, với môn học mà mình 
dạy, từ đó luôn có nhu cầu nâng cao kiến thức bộ môn,cũng như nghiệp vụ sư 
phạm. 
 - Phải có kế hoạch, chủ động xây dựng chương trình bồi dưỡng, nội dung bồi 
dưỡng, để lựa chọn tài liệu thích hợp. 
 - Luôn lựa chọn đúng đối tượng học sinh tham gia học bồi dưỡng, không ép học 
sinh khi các em thực sự không ham thích bộ môn học đó. 
 -Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh trong quá trình học tập, giúp các em 
tự tin, có quyết tâm vươn lên trong quá trình học, mong muốn đạt giải cao trong 
mỗi kỳ thi. 
VI. Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ. 
- Cần có chế độ khen thưởng thích đáng hơn cho học sinh đạt giải cao. 
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa, làm cho học sinh thích thú với việc học tập 
bộ môn, trau dồi kiến thức. 
- Giảm bớt giờ dạy theo chuẩn đối giao viên được phân công bồi dưỡng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBÁO CÁO KINH NGHIÊM BỒI DƯỠNG MÔN LÝ.pdf