Giáo án Câu hỏi ôn tập vào 10 phần: sinh học và môi trường

Giáo án Câu hỏi ôn tập vào 10 phần: sinh học và môi trường

Câu 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Nêu các loại môi trường chủ yếu? Cho ví dụ.

Câu 2:

a. Nhân tố sinh thái là gì? Có các nhóm nhân tố sinh thái nào? Vì sao con người lại được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

b. Phân biệt nhân tố sinh thái vô sinh với nhân tố sinh thái hữu sinh?

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Câu hỏi ôn tập vào 10 phần: sinh học và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập vào 10
Phần: Sinh học và môi trường
Câu 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Nêu các loại môi trường chủ yếu? Cho ví dụ.
Câu 2: 
Nhân tố sinh thái là gì? Có các nhóm nhân tố sinh thái nào? Vì sao con người lại được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? 
Phân biệt nhân tố sinh thái vô sinh với nhân tố sinh thái hữu sinh?
Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì? Giới hạn sinh thái được xác định bởi các yếu tố nào? Cho ví dụ.
Câu 4: Nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật? Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường, sinh vật được chia thành những nhóm nào?
Câu 5: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng về hình thái, giải phẫu, sinh lí.
Câu 6: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật? Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm , sinh vật được chia thành những nhóm nào?
Câu 7: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn.
Câu 8: 
Nêu các mối quan hệ cùng loài và khác loài của các sinh vật? Mỗi mối quan hệ lấy một ví dụ minh họa.
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 9: Thế nào là một quần thể sinh vật? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
Câu 10:
Nêu đặc điểm của quần thể người, thành phần nhóm tuổi của quần thể người? Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Tăng dân số tự nhiên là gì? ảnh hưởng của tăng dân số quá nhanh. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của tăng dân số quá nhanh mỗi quốc gì cần phải làm gì?
ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì? ở Việt Nam đã và đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích gì?
Câu 11: 
Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã? Phân biệt quần xã và quần thể?
Nêu mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Thế nào là cân bằng sinh học, khống chế sinh học? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 12: 
Thế nào là một hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn? Cho ví dụ.
Nêu thành phần cấu trúc của hệ sinh thái?
Câu 13: 
Trình bày tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội? 
Nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
Câu 14: Ô nhiễm môi trường là gì? Những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường (không khí, nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải rắn), liên hệ địa phương.
Câu 15: 
Tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? 
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nước và rừng. Nêu vai trò và cách sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nước và rừng? 
Câu 16: Vì sao phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã? Trình bày các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên, liên hệ học sinh.
Câu 17: Nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất? Vì sao cần phải bảo vệ các hệ sinh thái rừng, biển và hệ sinh thái nông nghiệp? Nêu các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái đó?
Câu 18: Vì sao cần phải ban hành “Luật bảo vệ môi trường”? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường? Mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt “Luật bảo vệ môi trường”
Câu hỏi ôn tập phần ứng dụng di truyền học
Câu 1: Công nghệ tế bào là gì? Đế nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh toàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? ứng dụng của công nghệ tế bào?
Câu 2:
Thế nào là công nghệ gen, kĩ thuật gen, nêu những khâu cơ bản trong kĩ thuật gen?
Trong sản xuất và đời sống công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?
Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Vai trò của công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống.
Câu 3: Nêu các biện pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống? Người ta sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống như thế nào?
Câu 4: Thế nào là hiện tượng thoái hóa và giao phối gần?Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thoái hóa là gì? Trong chọn giống người ta sử dụng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Câu 5: Ưu thế lai là gì?Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải sử dụng biện pháp gì?Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
Câu 6: Thế nào là lai kinh tế? ở nước ta phương pháp lai kinh tế phổ biến là gì?
Câu 7: Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần, chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì? thích hợp với loại đối tượng nào?
Câu 8: Trong chọn giống cây trồng và vật nuôi người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ về kết quả của mỗi phương pháp đó. Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?

Tài liệu đính kèm:

  • doccau hoi on tap vao 10 phan Sinh vat va moi truong.doc