Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 6: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 6: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học xong bài này hs sẽ:

- Biết cách xác định xác suất xuất hiện của một và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.

- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các KG trong lai một cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ nang tư duy logic và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 6: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:3
 Ngày soạn :28/08/2010
TIẾT :6
 Ngày giảng:31/08/2010
BÀI 6:TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT
 CỦA ĐỒNG KIM LOẠI.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này hs sẽ:
- Biết cách xác định xác suất xuất hiện của một và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các KG trong lai một cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ nang tư duy logic và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- GD thế giới quan duy vật biện chứng.
II. Chuẩn bị:
	- Mỗi nhóm hs có sẵn 2 đồng kim loại.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: Mở bài: Gv nêu mục tiêu bài học
3. Phát triển bài
Hoạt động 1: GIEO MỘT ĐỒNG KIM LOẠI.
* Mục tiêu: Từ tỉ lệ xác suất hiện mặt sấp và ngửa của đồng kim loại để so sánh tỉ lệ % với tỉ lệ giao tử sinh ra từ con lai F1.
* Thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV phân nhóm HS: 4 người một nhóm.
- Yêu cầu cộng số lần xuất hiện mặt sấp và mặt ngửa ở 4 người trong nhóm.
- Yêu cầu HS tính tỉ lệ % về số lần xuất hiện.
- GV hướng HS liên hệ tới xác suất xuất hiện giao tử A và a trong cơ thể ở F1: Aa là tương đương nhau.
- Khả năng xuất hiện mỗi mặt đều = ½.
Nghĩa là P (S) = P(N) =1/2.
- Với kết quả lai một cặp tính trạng của Menđen cơ thể Aa giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử với xác suất ngang nhau: P(A) = P(a) = ½ à bản chất của qui luật phân li.
- Nhóm HS kẻ bảng thống kê kết quả gieo một đồng kim loại của cả 4 người trong nhóm.
Thứ tự lần gieo
S 
N 
 1
 2
 3
 .
 100
Số lượng:
Tỉ lệ:
- HS nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
è Tự rút ra và liên hệ tới từng trường hợp xuất hiện giao tử với trường hợp xét lai 1 cặp tính trạng.
Hoạt động 2: GIEO 2 ĐỒNG KIM LOẠI.
* Mục tiêu: Từ xác suất của gieo 2 đồng kim loại liên hệ tới xác suất xuất hiện các KG ở cơ thể lai 2 cặp tính trạng.
* Thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS trong nhóm tổng hợp kết quả mỗi cá nhân đã thực hiện trước ở nhà theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu cộng số lần xuất hiện mặt SS, SN, NN ở 4 người trong nhóm.
- Yêu cầu HS tính tỉ lệ % về số lần xuất hiện các khả năng trên.
- GV hướng HS liên hệ tới tỉ lệ kiểu gen trong giải thích thí nghiệm của Menđen
- GV thông báo: xác suất các trường hợp: ¼ SS: 2/4 SN: ¼ NN.
- Liên hệ tỉ lệ trên với tỉ lệ các KG trong giải thích thí nghiệm của Menđen ta có: (1AA; 2 Aa; 1aa)
p(SS) ->P(AA) = ½ .1/2 = ¼
P(SN)->P(Aa) = ½ .1/2 = ¼
P(NS)->P(aA)= ½ .1/2 = ¼
P(NN)(aa)= ½ .1/2 = ¼ 
Lưu ý: Độ chính xác càng cao khi số lần gieo càng nhiều. Vì vậy một trong những điều kiện nghiệm đúng của Menđen là số lượng cá thể phải đủ lớn.
Tt lần gieo
SS
SN
NN
 1
 2
 3
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 100
Số lượng:
Tỉ lệ:
- HS báo cáo tỉ lệ xuất hiện và liên hệ với trường hợp lai 2 cặp tính trạng cơ thể ở dạng dị hợp.
4. Củng cố - đánh giá:
	- GV hưóng dẫn viết bản tường trình.
5. Nhận xét - Dặn dò:
	- VN học bài và chuẩn bị bài ôn tập chương 1
* Rút kinh nghiệm:
.
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 6sinh9 Ngoc.doc