Bổ trợ Ngữ văn lớp 9 - Học kì II

Bổ trợ Ngữ văn lớp 9 - Học kì II

BỔ TRỢ NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II

Tiết 55 :

Luyện đề : "Bàn về đọc sách"

Phần 1 : Trắc nghiệm :

Hãy đọc đoạn văn sau:

 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đóc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phấn công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.

 (Chu Quang Tiềm)

1. Đoạn văn trên chủ yếu sử dung thao tác nghị luận nào ?

A. Giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Tổng hợp

2. Nội dung chính của đoạn văn trến là gì ?

A. Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách

B. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở

C. Bàn về những thành tưuj khoa học của nhân loại

D. Bàn về con đường học vấn

3. Câu văn nào sau đây nếu ý chính của đoạn văn ?

A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.

B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

C. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.

D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bổ trợ Ngữ văn lớp 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bổ trợ ngữ văn 9 - học kì II
Tiết 55 :
Luyện đề : "Bàn về đọc sách"
Phần 1 : Trắc nghiệm :
Hãy đọc đoạn văn sau:
 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đóc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phấn công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. 
 (Chu Quang Tiềm)
Đoạn văn trên chủ yếu sử dung thao tác nghị luận nào ? 
A. Giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Tổng hợp
Nội dung chính của đoạn văn trến là gì ? 
A. Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách
B. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở
C. Bàn về những thành tưuj khoa học của nhân loại
D. Bàn về con đường học vấn 
Câu văn nào sau đây nếu ý chính của đoạn văn ? 
A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
C. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. 
Theo em, học vấn là gì ?
A. Những kiến thức về văn học
B. Những kiến thức về khoa học – kĩ thuật
C. Tài năng bẩm sinh của con người
D. Những kiến thức tích luỹ được qua học tập
Câu danh ngôn nào sau đây có nội dung gần nhất với đoạn văn trên ? 
A. Sách là ánh trăng soi đường cho văn minh. ( Ru - dơ- ven )
B. Có học rồi mới biết mình chưa đủ. ( Lễ Kí )
C. Đọc nhiều cũng như ăn nhiều, hoàn toàn vô bổ nếu không tiêu hoá
 ( Thác - cơ - rây )
D. Một vài cuốn sách có thể nếm qua, một vài cuốn phải nhai kĩ và tiêu hoá
 ( Bê - cơn )
Phần 2 : Tự luận 
Câu 1 : Vấn đề trọng tậm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ? Để làm nổi bật 
vấn đề chính, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết nhu thế nào ? 
Câu 2 : Việc đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ? Nêu ý nghĩa to lớn của việc đọc sách.
Câu 3 : Tại sao tác giả lại khuyên cần phải lựa chọn sách khi đọc ? Như vậy có làm hạn chế sự phong phú về kiến thức hay không ? 
Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ? 
* Gợi ý : 
Câu 1 : Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài viết này là tầm quan trọng của viện đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất. Để kàm nổi bật vấn đề này , tác giả đã xâu dựng bố cục 3 phần : 
- Phần 1 (từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó.
- Phần 2 (tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng") : Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách. 
- Phần 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách.
Bố cục như trên là chặt chẽ và hợp lí.
Câu 2 : 
 Tầm quan trọng của việc đọc sách : Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
 ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hanhg trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hoá cảu nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã rày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay.
Câu 3 : Đọc sách phải chon lọc vì nếu không chọn lọc thì sẽ rơi vào các nguy cơ : 
- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hoá được.
- Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực. 
Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.
Câu 4 : Phương pháp đọc mà tác giả đã đưa ra là :
- Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
- Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách.
 Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc.
Tiết 56: 
Bài tập về Khởi ngữ
Câu 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau : 
a) Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
 ( Băng Sơn, Trang phục)
Câu 2 : Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài tập 1.
Câu 3 : Chuyển các câu sau thành các câu có chưa thành phần chủ ngữ. 
a) Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
b) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượi.
c) Tôi cử ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Câu 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu có khởi ngữ.Gạch dưới thành phần khởi nhữ trong đoạn văn đó.
* Gợi ý :
Câu 1 : Thành phần khởi ngữ trong các câu đã cho như sau :
Đọc sách.
b) Kiến thức phổ thông.
c) Trang phục, Đi đám cưới, Đi dự đám tang. 
Câu 2 : Có thể thêm những từ nhận diện khởi ngữ như sau :
a) Về (việc) đọc sách thì phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Đối với kiến thức phổ thông thì không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Về trang phục thì không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang thì không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
Câu 3 : Có thể chuyển như sau : 
a) Quan, người ta sợ cái uy nghi quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy đồng tiền của.
b) Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượi, ông giáo ấy không uống.
c) Nhà tôi tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
Câu 4 : Học sinh tự làm.
Tiết 57 : 
Bài tập về phân tích và tổng hợp
Câu 1 : Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép phân tích và tổng hợp như thể nào ?
 a) Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cùng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta thường dễ nhìn thấy pho tương và lâu đài, mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc ! Nếu cứ ngồi kể lại những gương người tốt, việc tốt thì kể mãi cũng không hết được. Bác chỉ muốn nhắc các chú một điều : chớ bỏ qua các việc mà các chú tưởng là tầm thường. Cháu bé nhặt được của rơi đem nộp chú công an; hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè, rủ nhau láy đất lấp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã; một người dân đi dưới trời mưa, thấy xe gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm áo ni lông của mình đậy gạo cho Nhà nước; chú bộ đội đi công tác gặp người đàn bà giở dạ đẻ ỏ giữa đường, đã đỡ đẻ cho dân, được mẹ tròn con vuông, lại đưa cả mẹ con về tận gia đình; cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc với lòng tha thiết cùng đồng bào chia sẻ khó khăn, gánh vác công việc đánh giặc giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội... Tất cả những việc là như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mĩ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng.
 (Phan Hiền, Hồ Chủ tịch với việc bồi dưỡng nêu gương những người tốt, việc tốt)
b) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là kẻ hùng mạnh, Kiều là một người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Ơ trong cuộc sống mỗi bước chân Kiều đều vấp phải mọtt bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề gặp khó khăn. Suốt cuộc đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình, Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không "nào biết trên đâu có ai" . Nếu Kiều lê bước trên mặt đất liền đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng tự do. Kiều là hiện thân của mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình tự tôn.
 (Theo Vũ Hạnh, Bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn)
Câu 2 : Trình bày phép phân tích và tổng hợp của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mởi” của Vũ Khoan (SGK, tr.26).
Câu 3 : Viết một đoạn văn phân tích câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” , để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ trước.
Câu 4 : Dựa vào hệ thống luận điểm trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình thi (SGK, tr.12), em hãy viết một tác phẩm văn học để chứng minh cho những luận điểm đó.
* Gợi ý : 
Câu 1 : 
- Hãy nêu phần phân tích, phần tổng hợp ỏ mỗi văn bản.
- Phần phân tích có những ý kiến cụ thể nào, mối quan hệ giữa chúng ra sao ? 
- Từ sự phân tích, vaưn bản rút ra ý khái quát nào ? 
- Vnă bản đã dùng những biện pháp nào để trình bày (giả thiết, chứng minh, so sánh đối chiếu, giải thích,...) ? Tác dụng của những biện pháp đó. 
Ví dụ : đoạn (a) :
* Bố cục :
- Phân tích : 
+ Giọt nước và biển cả, nền và pho tượng, lâu đài.
+ Chớ bỏ qua những việc tầm thường (với 5 luận cứ).
- Tổng hợp : 
+ Đó là yêu nước, là đạo đức trong sáng. 
+Đánh giặc và xây dựng đất nước cần có số đông đó.
* Mối quan hệ: Ví dụ : Từ những hình ảnh giọt nước và biển cả, dẫn đến ý chở coi thường những việc bình thương, là một sự liên tưởng hợp lí.
Câu 2 : 
- Hệ thống luận điểm “Chuẩn bị hành trang vào thé kỉ mới” :
* Nêu vấn đề : Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yểu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nều kinh tế mới.
* Phân tích vấn đề thành ba luận điểm:
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người. 
Bối cành cùa thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặg nề của đất nước.
(3) Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới.
* Tổng hợp : Cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen ngay từ những việc nhỏ để đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hãy tiếp tục chia nhỏ từng luận điểm, trình bày mối quan hệ giữa chúng.
- Hãy nêu lên các biện pháp tác giả sử dụng khi phân tích từng khía cạnh của mỗi luận điểm.
Câu 3 : Có thể dựa vào những lí lẽ sau để phát triển thành đoạn văn : 
- Con và cha ở đây là mối quan hệ ruột thịt, đồng thời là quan hệ giũa thế hệ sau vá trư ... mang kịch tính. Giọng thơ trở nên ngân nga tha thiết ở khổ thơ thứ 
5 và cuối cùng trầm lắng suy tư ở khổ cuối.
C- Kết bài: Bài thơ ánh trăng như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những
năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên ĐN bình dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩâ gợi nhắc cho con người thái độ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ. Đó cũng là đạo lí “ uống nước nhớ nguồn của DT. 
Dàn ý 2 
 A- Mở bài: 
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Duy. 
-Bài thơ ánh trăng giản dị như một niềm ân hận trong tậm sự sâu kín của nhà thơ. 
B - Thân bài: 
1- Đề tài "ánh trăng" 
- Đay là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay. 
"ánh trăng trong thơ ND không chỉ là niềm thơ mà cón là biểu tượng đã qua trong mỗi đời người" 
2- Phân tích tâm sự sâu kín của ND qua bài thơ: 
 a. Kỉ niệm về những ngày làm bạn với ánh trăng: 
 - Đầu tiên, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm đã qua của tuổi thơ gắn bó với vầng trăng 
 - Lớn lên, tham gia KC, vầng trăng thành tri kỉ. 
b. Vậy mà NV trữ tình đã quên vầng trăng ấy: 
 - Lí do: 
 +Sự thay đổi hoàn cảnh sống khi hòa bình lập lại. 
 + Sự lãng quên đến vô tình của con người. 
 - Tác giả không phê phán những ánh điện cửa gươngmà điều cốt tếu là phải làm sao để những giá trị vật chất không thể điều khiển chúng ta. 
c.Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của vầng trăng: 
 - Đó chính là niềm ân hận không nguôi của một người khi nhạn ra sự bạc bẽo vô tình của mình. 
 - Tậm sự sâu kín của ND không dừng ở đó. Điề quan trọng là phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình. 
 - Tầm lòmg của “ vầng trăng”, của nhân dân ta quả là rộng lón, luôn bao dung, tha thứ cho mọi sai lầm. 
C- Kết bài: 
 - ánh trăng là phần cao quý đẹp đẽ nhất của vâng trăng.
 - Bài thư giản dị chân thành nhưng lại chứa đựng nhiền tâm sự, nhiều ẩn ý sâu kín. 
Câu 4: 
A- MB:
 - Giới thệu tác giả CLV: Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với
tập thơ “ Điêu tàn”. CLV có nhiều đóng góp vào nhữnh thành tựu của VHKC, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nên thơ VN thế kỉ XX . Thơ của ong mang đậm chất triết lí suy ngẫm và chất trí tuệ tài hoa. 
Bài thơ Con cò được ST năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường- Chim báo bão. Nhà thơ thông qua cánh co tương trưng dập dìu trong lời ru, câu hát, ngọi ca tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
B-TB: 
1-Hình ảnh con cò trong lời mẹ hát đi vào giâc ngủ của con: 
- Hình ảnh con cò đến với con tự nhiên như tình mẹ dành cho con :
 Con còn bế trên tay...
- Cánh cò trắng rạp rờn trên đống lúa xanh...., bay rợp trong giấc ngủ của con- gợi không khi yên bình 
 +Nhịp thơ 2/2
 +Điệp từ :Con cò
 +Hình ảnh thơ chon lọc trong cao dao...
- Câu thơ : Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn 
 Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ 
Sử dụng NT đối – niềm hạnh phúc của con trong vòng tay của mẹ.
- Con cò ăn đêm gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn.
- Tuy chưa hiểu ND của câu ca dao, lời hát ru, nhưng điệu hồn DT cứ thấm dần, thấm dần vao tình cảm của con, nuôi dưỡng tâm hồn con bằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ ....Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “ Ngủ yên.... “
2- Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thớc của tuổi thơ trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con đến suốt cuộc đời.:
- Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi: 
 Con ngủ yên thì cò cũng ngủ 
 Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi 
- Đến tuổi tới trường: 
 Mai khôn lớn, con theo cò đi học 
 Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
- Và đến lúc trưởng thành: 
 Cánh cò trắng bay hoài không nghỉ 
 Trước hiên nha
 Và trong hơi mát câu văn.... 
*Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một sự suy tưởng sâu xa. Cánh cò đồng hành với con người từ tuooỉ nằm nôi đến tuổi đi học và cho đến lúc trưởng thành đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ người mẹ.
3. Hình ảnh con cò được nhân mạnh cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt của đời:
 Dù ở gần con...
- Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát qui luật tình cảm có ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc:
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẵn theo con
Câu thơ giàu chất trí tuệ, chất triết lí. Nhưng không phải triết lí thuần trí tuệ mà là triết lí của trái tim. Đó là một quy luật tình cảm vững bền và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay ở một phương trời khác,dù con nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu che chở. 
- Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng của lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy: 
 à ơi 
 Một con cò thôi 
 Con cò mẹ hát 
 Cũng là cuộc đời
 Vỗ cánh qua nôi
- Lời ru cũng là khúc hát yêu thương.Sự hóa thân vào cánh cò của người mẹ mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh gian khổ, nhọc nhằn để nhỡnh lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. 
- Câu thơ cuối cùng là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nỗi nhớ dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, như đang nói với con những lời tha thiết 
của lòng mẹ. 
C- KB: 
- Cánh cò là hình ảnh quen thuộc của ca dao, điệu ru, cũng là điệu rất quen thuộc của người mẹ, của dt. Trong bài thơ thể tự do viết về tình mẹ với con, CLV vận dụng sáng tạo chất cao dao cổ truyền để tạo nên giọng thơ đậm đà tính DT- hiện đại trong cả hình ảnh, lời thơ, đã kế thừa và mở rộng nâng cao tình cảm - đó là tình cảm mẹ con hòa hợp với tình yêu quê hương ĐN và khát vọng vươn tới tương lai
- Đọc bài thơ, ta nghe những lời thân thương mà cao cả của chính mẹ ta, Ta nguyện làm một cánh cò bay cao, bay xa trong tình thương của mẹ và tình yêu quê hương ĐN.
Câu 5: 
A- MB: 
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ST bài thơ (năm 1976, sau chiến thắng, tác gỉa ra HN, đến “ Viếng lăng Bác” và viết bài thơ này)
"Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ hay, xúc động viết về BH. 
 B- TB: 
1. Nói bài thơ “Viếng lăng Bác” là nén hương thơm, VP thành kính dâng lên Bác kính yêu là một cách nói ví đẹp, giàu sức khơi gợi, biểu đạt tinh tế tấm lòng, tình cảm của nhà thơ với Bác, trong một bài thơ trữ tình đằm thắm. 
 Bài thơ là tiếng nói chân thành ngợi ca Bác, bày tỏ tấm lngf tiếc thương vô hạn, niềm thủy chung son sắt của nhà thơ và của cả DT đối với Bác.
2- Tâm trạng của nhà ihơ khi đến viếng lăng Bác:
- Một nỗi xúc động trang nghiêm và tôn kính khi ông nhìn thấy : hàng tre xanh xanh VN- Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” mang ts nghĩa biểu tượng cho sức mạnh bất khuất của DTVN.
-Đến trước lăng.nhà thơ càng thấy thấm thía hơn vị trí, vai trò lớn lao của Bác 
với DT ta (ví Bác như “ mặt trời”) và tấm lòng của ND ta với Bác (dòng người kết thành “tràng hoa” đời đep nhất dâng lên Bác). Trong niềm thương nhớ sâu sắc nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh thơ cô đọng vìgiàu sức khái quát: mặt trời trong lăng mang ý nghĩa tươmg đồng với mặt trời thiên nhiên, còn dòng người kết thành tràng hoa dâng lên Bác. 
- Vẫn biết Bác như vầng trăng sáng dịu hiền như trời xanh mãi mãi tỏa mát tâm hồn D. Nhưng sự thật Bác đã qua đời làm nhói đau con tim yêu thương của nhà thơ. Trội lên vẫn là nỗi đau thương của vô hạn “ Mà sao nghe nhói ở trong tim” 
-Niềm thương nhớ đau xót khiến nhà thơ khômg muốn rời xa Bác, muốn kính dâng lên Bác tất cả tấm lòng chung thủy, niềm kính yêutha thiétt của mình. Điệp ngữ “muốn làm” được láy lại ba lần ở đầu các câu thơ cùng với những hình ảnh “con chim hót quanh lăng Bác”, “ đóa hoa tỏa hương đâu đây”, “cây tre trung hiếu chốn này” đã diễn tả sâu sắc ước muốn chân thành tha thiết đó. Dặc biệt, hình ảnh cây tre mở đầu bài thơthì hình ảnh ấy lại khép lại bài thơ đẻ lại một dư vang ssau lắng trong lòng người đọc. 
3- Bài thơ ;à tiếng lòng chân thành tha thiết của đứa con xa ở MN đối với Người Cha già DT, là nén hương thơm mà VP đã thầm kính dâng lên BH khi nhà thơ đến “ viếng lăng Bác”.
C- KB: 
- Lòng thành kính biết ơn tự hào, lòng tiếc thương vô hạn và niềm thủy chung satư son của nhà thơ đối với Bác được nói lên chân thành tha thiết trong một bài thơ cô đúc lắng đọng mà âm vang. Tấm lòng của nhà thơ cũng là tấm lòngcủa cả DT- đó là thành công của bài thơ. 
- Bài thơ đã nhanh chóng đến với người đọc, được nhiều người biết đến, lại được phổ nhạc thành bài hát - ý nghĩa của bài thơ càng sâu rộng hơn trong đời sống.
 Câu 6: 
A- MB: 
- Giới thiệu NHà thơ Than Hải và hoàn cảnh ST bài thơ.
- MXNN là một bài thơ hay, tiêu biểu cho hồn thơ và giọng thơ của TH 
- Bài thơ là tiếng lòng........
B- TB: 
1. Cảm xúc của nhà thơ trước MX thiên nhiên đất trời: 
- Ba nét chấm phá : một dòng sông xanh, một bông hoa tím biiếc, một tiếng chim chiền chiện - đã khắc họa một cảnh xuân đẹp đầy sức sống và tràn ngập một niềm vui rạo rực . Cảnh xuân phóng khoáng bay bổng nhưng lại đằm thắm dịu dàng. 
-Nhạc điệu câu thơ hay, phù hợp với nội dung góp phần làm cho bức trang MX thêm vui tươi náo nức. 
- Con người xuất hiện, hòa vào thiên nhiên, nâng niu trân trọng đưa tay hứng từng giọt amm thanh của MX long lanh rơi xuống ( phân tích sự sáng tạo và cái đẹp của hai câu thơ “Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng” ) 
2- Cảm xúc của nhà thơ trước MX của ĐN: 
- Câu thơ vừa tả thực vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hai hình ảnh người lính và người nong dân với cách dùng từ “ lộc “ nhiêu nghĩa 
- Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ , điệp ngữ láy lại ở đầu câu diễn tả khí thế của con người đang chiến đấu và lao độngtrong MX của ĐN, CM. 
- Những con người ấy mang cả MX ra trận địa của mình để gặt hái MX về cho ĐN, đưa ĐN đi lên mãi “ ĐN như vì sao- Cứ đi lên phía trước”
3- Ước nguyện tha thiết chân thành của TH: 
-Hòa vào MX củaTN, của ĐN , TH cũng có MX của mình. Đó là MXNN mà nhà thơ lặng lẽ dâng cho đời......
Ước ngụên thật tha thiết nhưng thật khiêm tốn: 
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa 
 Ta nhập vào hòa ca 
 Một nốt trầm xao xuyến
 +Điệp ngữ “ta làm”,”ta nhập”...diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của ĐN, được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé—của mình cho cuộc đời chung cho ĐN 
 + “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là hình ảnh của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của MX thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh” một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh tiếng chiim chiền chiện hót vang trời. ở khổ thơ này, tác giả mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình để hòa nhập và cống hiến cho ĐN... Ước nguyện đó đã được đẩy cao lên thành một lẽ sống cao đẹp không chỉ riêng cho nhà thơ, mà cho tất cả mọi người : lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác: Dù là tuổi hai mươi_Dù là khi tóc bạc”
C- KB: 
- Bài thơ theo thể thơ 5 tiếng,có nhạc điêu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp giản dị ,....
- Bài thơ là tiếng lòng ....

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_buoi_2_-_Ngu_van_9.doc