Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Tiết 172,173,174,175

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Tiết 172,173,174,175

TUẦN 35

TIẾT 172

THƯ(ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

2. Kỹ năng HS viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

3. Thái độ: có ý thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: Sưu tầm một số thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trên báo.

 Trò: Đọc, trả lời câu hỏi.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1/ Tổ chức: (1') 9B:

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Tiết 172,173,174,175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Tuần 35
Tiết 172
thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kỹ năng HS viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
3. Thái độ: có ý thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Sưu tầm một số thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trên báo.
 Trò: Đọc, trả lời câu hỏi. 
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B: 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: Không
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- GV cho HS đọc các trường hợp cần phải gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
? Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng?
HS: Trường hợp a, b
? Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi?
HS: Trường hợp c, d
? Hãy kể một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi?
HS: Có thể kể một số trường hợp sau:
+ Bạn được giải nhất kì thi HSG toàn tỉnh.
+ Sinh nhật bạn em ở xa em không đến dự được
+ Quê bạn bị thiên tai bão lụt. ....
? Gửi thư (điện) chúc mừng trong hoàn cảnh nào và để làm gì?
HS: người nhận có sự kiện vui, có ý nghĩa trọng đại như: Ngày lễ lớn của đất nước, tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương ... cá nhân đuợc nhận học hàm, học vị, đạt thành tích ...
? Gửi thư (điện) thăm hỏi trong hoàn cảnh nào và để làm gì?
HS: người nhận gặp những rủi ro bất thường như: ốm đau, bệnh tật, người thân qua đời, thiên tai, địch họa...
? Qua đó em cho biết mục đích của thư (điện chúc mừng. thăm hỏi là gì?)
? Thư (điện ) chúc mừng thăm hỏi khác với thư điện thông thường như thế nào?
GS: Trả lời
GV giảng: Thư (điện ) chúc mừng và thăm hỏi chỉ có một nội dung là chúc mừng, thăm hỏi, bộc lộ tình cảm, còn nội dung chủ yếu của thư điện thông thường là trao đổi thông tin và tình cảm.
Hoạt động III: HDHS tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi 
HS đọc các bức điện trong SGK 
? Nội dung Thư (điện ) chúc mừng và thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào?
? Em có nhận xét gì về độ dài của thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi?
? Thư (điện ) chúc mừng và thăm hỏi tình cảm được thể hiện như thế nào?
? Qua tìm hiểu VD trên em hãy nêu cách viết một bức thư điện chúc mừng và thăm hỏi
4/ Củng cố: - Hệ thống nội dung đã học trong tiết 1
- Thế nào là thư điện chúc mừng và thăm hỏi?
- Nêu cách viết.
1'
20'
19'
3'
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
1/ Ví dụ:
2/ Nhận xét:
- Những trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng: Trường hợp a, b
- Những trường hợp cần gửi thư (điện) thăm hỏi: Trường hợp c, d
- Gửi thư (điện) chúc mừng nhân dịp người nhận có sự kiện vui, có ý nghĩa trọng đại -> Để chúc mừng
- Gửi thư (điện) thăm hỏi được viết trong hoàn cảnh người nhận gặp những rủi ro bất thường như: ốm đau, bệnh tật, người thân qua đời, thiên tai, địch họa... -> Để chia buồn, thông cảm.
- Mục đích: Để chúc mừng, thăm hỏi, động viên khích lệ hoặc giảm bớt sự lo lắng buồn phiền để người nhận có thêm nghị lực vượt qua khó khăn thử thách.
II/ Cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
1/ Ví dụ: SGK/202, 203
*/ Nhận xét:
- Giống nhau: 
+ Đều thuộc loại văn bản hành chính công vụ vì thế có tính khuôn mẫu.
+ Nội dung: Đều phải nêu lí do, đều bộc lộ cảm xúc.
- Khác nhau:
+ Về nội dung: Thư điện chúc mừng là lời chúc mừng mong muốn của người gửi đối với tin vui của người nhận.
Còn thư điện thăm hỏi là chia buồn của người gửi đối với nỗi bất hạnh của người nhận.
- Thư điện chúc mừng, thăm hỏi phải ngắn gọn, xúc tích
- Tình cảm phải chân thành.
*/ Cách viết:
- Về hình thức.
- Về nội dung.
- Ngôn ngữ diễn đạt.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài- Soạn tiếp phần còn lại.
Ngày giảng: 
Tiết 173
thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi (Tiếp) 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kỹ năng HS viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
3. Thái độ: có ý thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Sưu tầm một số thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trên báo.
 Trò: Đọc, trả lời câu hỏi. 
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B: 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: Khi nào chúng ta viết thư (điện) chúc mừng và tham hỏi?
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi 
HS đọc các nội dung phần 2 trong SGK
HS hoạt động nhóm
- Mỗi nhóm diễn đạt một ý trong SGK - cử đại diện lên trình bày trước lớp 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV củng cố, sửa những cách diễn đạt chưa hay, chưa đúng.
? Từ nội dung các bài tập trên em hãy cho biết nội dung chính của thư (điện) chúc mừng, thư (điện) thăm hỏi và cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện) đó?
HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động I: HDHS luyện tập
HS quan sát BT 1
- Gọi HS lên bảng làm bài
Các em khác nhận xét
- GV sửa chữa củng cố ( Giáo viên sử dụng bảng phụ ghi nội dung các bức điện cho HS quan sát, đối chiếu với bài làm của mình)
- HS đọc nội dung bài tập 2
? Nêu những tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi?
- HS làm bài tập 
- GV gọi lên bảng trình bày
- HS khác nhận xét
- GV chữa, củng cố
4/ Củng cố: - Hệ thống nội dung đã học trong 2 tiết 
3' 
1'
20'
15'
4'
ĐA: Gửi thư (điện) chúc mừng nhân dịp người nhận có sự kiện vui, có ý nghĩa trọng đại -> Để chúc mừng
- Gửi thư (điện) thăm hỏi được viết trong hoàn cảnh người nhận gặp những rủi ro bất thường như: ốm đau, bệnh tật, người thân qua đời, thiên tai, địch họa... -> Để chia buồn, thông cảm.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
II/ Cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
1/ Ví dụ: SGK/202, 203
2/ Tập diễn đạt
 Mẫu:
- Lí do viết thư điện chúc mừng, hoặc thăm hỏi: 
+ Nhân dịp lễ kỉ niệm 15 năm thành lập trường THCS Lê Quí Đôn, .....
+ Được biết tin ông nhà vừa qua đời ....
- Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi:
+ Đối với tin vui của người nhận: ... Em đang công tác ở xa không về dự được.
+ Đối với nỗi bất hạnh của người nhận: ... Tôi vô cùng xúc động và thương tiếc. Vì điều kiện ở xa không về được 
- Lời chúc và mong muốn của người gửi: ... Em kính chúc thầy cô và các bạn vui vẻ, mạnh khỏe và đạt được nhiều thành tích cao trong dạy và học.
- Lời thăm hỏi và chia buồn của người gửi: ... Tôi xin gửi tới bà cùng toàn thể gia đình lời chia buồn sâu sắc. Mong gia đình bà sớm vượt được qua nỗi đau đớn mất mát để ổn định cuộc sống.
* Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn ngwoif nhận điện có những diều tốt lành
- Các thức diễn đạt phải ngắn gọn, xúc tích, tình cảm chân thành.
*/ Ghi nhớ: SGK/204
II. Luyện tập
Bài 1:
Hoàn thiện 3 bức điện ở mục II ý 1 và mẫu.
Bài 2:
- Thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Thư (điện) thăm hỏi: c
Bài 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng ở bài tập 2
	5/ Dặn dò: (1')Về học thuộc phần ghi nhớ
	- Ôn tập chuẩn bị thi học kì II
Tiết 174 Trả bài kiểm tra văn và tiếng việt
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nhận xét bài làm của HS giúp các em thấy rõ những ưu, nhược điểm trong bài.
- Từ đó, giúp các em biết hệ thống hoá kiến thức văn học.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Nhận xét cụ thể. 
 Trò: - Sửa lỗi.
III/ Các hoạt động dạy và học.
 1/ Tổ chức: (1' ) 9B: 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
 2/ Kiểm tra: Không.
 3/ Bài mới: 
Vào bài: (1')
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS đáp án đúng
- GV đọc các câu trắc nghiệm gọi HS trả lời
- Những nét nổi bật của ba cô gái thanh niên xung phong
(HS nêu những dẫn chứng trong văn bản đã học)
- GV đọc các câu trắc nghiệm gọi HS trả lời
- GV cho HS đặt câu - Tìm thành phần khởi ngữ
- GV nêu yêu cầu của đoạn văn
Hoạt động I: Nhận xét chung. 
GV: Nhận xét chung cách làm phần trắc nghiệm.
- Nêu những nhược điểm cơ bản mà HS mắc phải.
- Nhận xét về mặt hình thức trình bày bài viết.
Hoạt động II: Kết quả.
GV: Tổng hợp kết quả của lớp.
- Trả bài. 
 4/ Củng cố: (2') - Nhắc nhở ý thức học tập - Yêu cầu nắm chắc phần kiến thức ngữ văn kì II
10'
10'
20'
I/ Chữa bài
1/ Bài kiểm tra văn
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
1-A; 2-A; 3-D; 4-C; 5-B; 6-A; 7-C; 8-B; 9-D; 10-D; 11-B; 12-D
Phần II: Tự luận(7đ)
Câu1: HS nêu được: Ba cô gái trinh sát mặt đường
+ là những cô gái thông minh, hồn nhiên, bình dị và khá xinh đẹp (HS lấy d/c trong văn bản CM)
+ Là những người trinh sát bình thường, nhưng cả ba đều đã vượt qua khó khăn, gian khổ, nguy hiểm ( Bị bom vùi như cơm bữa, căng thẳng trong lúc phá bom), nhưng họ luôn bình tĩnh, lạc quan sau mỗi đợt phá bom (vui vẻ, bình thản trở về cuộc sống bình thường, hồn nhiên say sưa chép bài hát, gặp cơn mưa đá thì vui thích cuống cuồng ...)
+ Họ hồn nhiên chia nhau từng cái kẹo, chia nhau từng trái bom, chia nhau cái chết ...
(Lấy dẫn chứng trong VB)
	- Tóm lại: Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong là một vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên tươi trẻ. Họ càng tươi trẻ hơn bởi lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm với công việc và cuộc sống nơi tuyến lửa Trường Sơn những năm tháng đánh Mỹ.
2/ Bài kiểm tra tiếng Việt
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
1-D; 2-B; 3-A; 4-D; 5-D; 6-C; 7-B; 8-D; 9-B; 10-C; 11-A; 12-D
Phần II: Tự luận(7đ)
Câu 1: (2đ)
- Yêu cầu đặt được 2 câu có thành phần khởi ngữ và gạch chân dưới thành phần khởi ngữ.
Câu 2: (5đ)
- Yêu cầu viết được đoạn văn (4 ->6 ) câu trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Trong đoạn văn có dùng thành phần tình thái chỉ mức độ tin cậy ( chắc hẳn, chắc chắn, dường như, hình như..,)
- Gạch chân dưới thành phần tình thái đã dùng.
II/ Nhận xét chung nội dung.
1/ Ưu điểm:
- Đa số HS trả lời đúng phần trắc nghiệm khách quan.
- Nêu được những nội dung cơ bản của cả hai bài làm
2/ Nhược điểm:
- Một số ít em trả lời chưa chính xác phần trắc nghiệm khách quan.
- Phần tự luận nhiều em trình bày cảm nhận còn sơ sài.
II/ Hình thức:
- Trình bày chưa rõ ràng.
- Một số bài chữ viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
III/ Trả bài
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Về ôn tập thêm để chuẩn bị thi kì II.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_35_tiet_172173174175.doc