Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 30

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 30

Tiết 119 + 120:

 ÔNG GIUỐC -ĐANH MẶC LỄ PHỤC

 - Mô - Li E -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Học sinh thấy được qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động Môlie đã chế diễu tính cách rởm đời, học làm sang của gã trưởng giả Giuốc đanh, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả và người đọc.

 - Giáo dục học sinh biết cách ứng xử trong cuộc sống

 - Rèn luyện kỹ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật bài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuận kịch.

B. CHUẨN BỊ.

 - Giáo viên: bài soạn , tư liệu .

 - Học sinh: Soạn bài:

C. CẤC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6.4.09
Ngày giảng:10.4.09
Tiết 119 + 120:
 Ông giuốc -đanh Mặc lễ phục
 - Mô - Li E -
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh thấy được qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động Môlie đã chế diễu tính cách rởm đời, học làm sang của gã trưởng giả Giuốc đanh, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả và người đọc.
 - Giáo dục học sinh biết cách ứng xử trong cuộc sống 
	- Rèn luyện kỹ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật bài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuận kịch.
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên: bài soạn , tư liệu ...
	- Học sinh: Soạn bài:
C. Cấc bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động,
Giáo viên cho học sinh xem chân dung Môlie.
Môlie (1622 - 1673) là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thể kỷ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch - những vở kịch gây ra tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong XH Pháp đương thời. Trưởng giả học làm sang (Gã tư sản học làm qúi tộc) là vở hài kịch 5 hồi chế giễu Giốc Đanh lão nhà giàu ngu dốt những lại tấp tỉnh học đòi làm quí tộc sang trọng (Lão cho mời thầy dạy kiếm thuật, dạy triết học, dạy viết văn, làm thơ...)
Đoạn trích là cảnh 5 - cảnh cuối, hồi 2:
Ông Giuốc đanh thử mặc lễ phục trong phòng khách của mình.
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản . 
Gv hướng dẫn học sinh đọc : 
+ Ông Giuốc-đanh ông chủ nhà giàu nhưng lại ngu ngốc háo danh 
+ Phó may và thợ phụ : nịnh hót nhưng trong thâm tâm lại coi thường ông Giốc-đanh 
Gv hướng dẫn học sinh đọc phân vai 
GV nhận xét – sửa 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ? 
? Văn bản thuộc thể loại nào ? Em hiểu biết gì về thể loại này ? 
Là thể loại trong đó tính cách tình huống hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái cười , nhằm giễu cợt phê phán cái lố bịch , cái xấu cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã họi 
? Theo dõi lớp kịch sẽ thấy diễn ra hai cảnh : 
 Trước khi ông Giuốc danh mặc lễ phục và sau khi ông Giuốc danh mặc lễ phục 
? Những cảnh đó nằm trong những đoạn nào của văn bản ?
? Trong lớp kịch này xuất hiện mấy kiểu ngôn ngữ ? đó là những kiểu ngôn ngữ nào ? 
- Xuất hiện hai kiểu ngôn ngữ : ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ trần thuật ( ngông ngữ trực tiếp thể hiện qua lời đối thoại và độc thoại , ngôn ngữ trần thuật thể hiện qua đoạn kể về việc bọn thợ phụ mặc lễ phục cho ông Giuốc đanh ) 
? Ông Giuốc đanh và bác phó may trò chuyện xung quanh những sự việc gì ? Sự việc nào là chủ yếu ? 
Cuộc đối thoại xung quanh ngững sự việc : đôi bít tất chật , bộ tóc giả , lông đính mũ , đôi giày và đặc biệt là bộ lễ phục , niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc đanh hiện nay . 
? Khi thấy Bác phó may ông giuốc đanh ở trạng thái như thế nào ? 
? Vì sao ông Giuốc đanh lại phát khùng ? 
? Em nhận xét gì về chi tiết “ Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế , bác này lí luận hay nhỉ ? 
Đây là một chi tiết gây cười , lí luận của ông ta vô nghĩa , vì trong thực tếcái đã thấy không phải do tưởng tượng ra mà có . 
? Qua đoạn đối thoại ông Giuốcđanh hiện lên là người thế nào ? 
GV củng cố : 3 phút 
Tiết 2 
- ổn định 
- Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt lại nội dung của đoạn trích Ông Giuốc danh mặc lễ phục ? 
Gv dẫn vào bài tiếp : 
? Ông Giuốcđanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may ? Việc đó chứng tỏ gì trong nhận thức của ông ? 
Chưa mất hết tỉnh táo 
? Tại sao ông dễ dàng thay đổi ý kiến ?
? Qua đoạn đối thoại em thấy ông Giuốc đanh bị mắc lừa như thế nào ? 
Bộ lễ phục bị may ẩu , bị ăn bớt vải nên quần cộc áo chẽn , màu không phải màu đên , hoa ngược , bít tất chật đã mất hai mắt , đôi giầy chật làm đau chân . 
? Kịch tính gây cười ở đoạn đối thoại thể hiện ở chỗ nào ? 
Học sinh thảo luận ( NL) 
Các nhóm báo cáo kết quả .- GV nhận xét – kết luận . 
Kịch tính gây cười thể hiện ở chỗ : Ông Giuốc đanh từ chỗ khó tính khắt khe chủ động của ông chủ lắm tiền tự nhiểntở thành bị động trước sự ma mãnh của bác phó may lọc lõi . Còn phó may vốn chẳng tử tế gì chỉ khéo lẻo mồm đưa đẩy , may hoa ngược trên áo chủ để bớt vải nhưng ý nhanh chóng từ thế bị động bị chê trách sang thế chủ động vừa không phải làm lại , không bị phạt mà làm ông chủ lúng túng . Tiếng cười bật ra từ sự ngớ ngẩn háo danh ngu ngốc của ông Giuốc đanh khi tin rằng may hoa ngược là mốt , là sang 
? Qua đây tác giả khắc hoạ ông Giuốc đanh là người như thế nào ? 
? Bị lợi dụng như vậy ông Giuốc danh là người đáng thương hay đáng cười ? 
Đáng cười vì giàu có nhưng lại ngu dốt học đòi làm sang trong khi thực chất không được sang trọng . 
Theo dõi lớp kịch tiếp theo và cho biết 
? Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc đanh với đám thợ phụ diễn ra xung quanh sự việc gì ? tìm chi tiết ? 
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn kịch này ? tác dụng của nó ? 
? Phản ứng của ông Giuốc đanh về việc này như thế nào ? 
GV bình : Câu thoại của đức ông rởm này thể hiện niềm hân hoan tràn ngập trong lòng Giuốc đanh vì được đi tàu bay giấy . Mặc dù y vẫn chưa mất hết lí trí , vẫn còn lo mất cả túi tiềnnếu được tôn làm tướng công . Nhưng thêm một lần nữa cái dục vọng được làm quí tộc của y mãnh liệt biết chừng nào , ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền của mình để được gọi hai tiếng ngọt ngào “ tướng công” 
? Từ đây em hiểu thêm đặc điểm nào trong tính cách nhân vật Giuốc đanh ? 
? Hãy chỉ ra mâu thuẫn gây cười trong tính cách của Giuốc danh ? 
Thích sang trọng danh giá >< sự dốt nát 
? Từ tiếng cười được tạo ra trong lớp kịch này , em hiểu gì về nhà viết kịch Môlie ? 
Căm ghét lối sống trưởng giả học làm sang 
Có tài phát hiện và trình bày hiện tượng lố bịch của người đời . Tạo tiếng cười sảng khoái cho người nghe . Góp phần tẩy rửa , đả phá cái xâu . 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ 
? Từ đó hãy cho biết nội dung tư tưởng của văn bản ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
2
40
5
32
5
I. Đọc – thảo luận chú thích . 
1. Đọc . 
2. Thảo luận chú thích. 
a. Tác giả : Mô-li-e ( 1622- 1673) , là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp 
b. Tấc phẩm : Trích trong vở kịch “ Trưởng giả học làm sang” ( 1670) 
c. Thể loại : Hài kịch 
II. Bố cục 
- Bố cục : 2 phần 
+ Từ đầu đến theo nhịp của dàn nhạc 
+ Phần còn lại . 
III. Tìm hiểu văn bản 
1 . Trước khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục . 
- Ông Giuốc đanh sắp phát khùng :
+ Bộ lễ phục bị mang đến chậm 
+ Đôi bít tất hoa chật quá dễ rách 
+ Đôi giày khiến ông đau chân ghê gớm 
-> Thích ăn diện nhưng không có kinh nghiệm , nhận thức lẫn lộn 
- Phát hiện hoa may ngược 
 Bác phó may lí luận : “Những người quý phái đều mặc như thế” là ông ưng thuận ngay 
->Ông Giuốc đanh là người giàu có nhưng ngu dốt học đòi làm sang . Điều đó khiến ông dễ bị mắc lừa . 
2. Ông Giuốc đanh sau khi mặc lễ phục 
- Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc đanh : ông lớn-> cụ lớn -> đức ông . 
-> Tác giả dùng phép tăng cấp tăng tính hài hước 
- ÔngGiuốc đanh cực kì sung sướng , hãnh diện ( ông lớn ư ...cụ lớn ! ồ ồ cụ lớn ...lại đức ông nữa ) liên tục thưởng tiền cho bọn thợ phụ. 
- > Giuốc danh là kẻ hao danh , ưa nịnh đáng cười . 
IV. Ghi nhớ 
4. Củng cố:1
	H: Từ tiếng cười được tạo ra trong lớp kịch này, em hiểu về gì nhà viết kịch Mô lie?
5. Hướng dẫn học bài. 2p
	- Bài cũ: Học bài vở ghi + ghi nhớ.
	- Bài mới: Soạn lựa chọn trật từ từ trong câu phần luyện tập 
 Chú ý làm bài tập SGK 
____________________________________
Ngày soạn:6.4.09
Ngày giảng:11.4.09
Tiết 121
Lựa chọn trật tự từ t rong câu
(Luyện tập)
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt trật tự từ trong 1 số câu trích từ các tác phẩn văn học, chủ yếu là những thành phần văn học đã học.
	- Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Soạn kỹ bài.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 4p Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật từ trong câu ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . 
HĐ của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
Chúng ta đã tìm hiểu tác dụng của việc lựa chọn trật từ trong câu , để rèn luyện kĩ năng sắp xếp trật tự từ trong câu chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập 
Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập 1.
? Trật tự các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa những họat động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?
Học sinh thảo luận (NL) 
Học sinh báo cáo kết quả . 
2
36
1. Bài tập 1.
a. "Giải thích, tuyên truyền... kháng chiến" -> mỗi việc đợc kể là 1 khâu trong công tác vận động của chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là phải giải thích quần chúng hiểu , sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng , rồi tổ chức cho quần chúng làm ...kết quả làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành . 
b. "Đi bán bóng đèn... vàng hơng nữa"
-> Việc chính diễn ra hàng ngày là bán bóng đèn, còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
=> Họat động, trạng thái được liệt kê theo từ tự trước, sau hoặc thứ bậc quan trọng (họat động chính, họat động phụ).
? Vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu?
Học sinh họat động bàn.
2. Bài tập 2.
- Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt hơn.
? Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm?
3. Bài tập 3.
a. Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn (V -C).
b. Đảo trật tự để nhấn mặnh hình ảnh "đẹp".
4. Bài tập 4.
Học sinh đọc bài tập 4 và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh làm bài 
a. Câu miêu tả bình thường -> nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả họat động của nhân vật.
Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn?
b. Câu đảo trật tự ở cụm C -V làm bổ ngữ để nhấn mạn sự "ngão nghễ vô lối" của nhân vật -> chọn câu b -> câu thích hợp nhất.
? Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận in đậm. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như vậy?
Họat động bàn.
Giáo viên tích hợp văn nghị luận.
5. Bài tập 5.
- Có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ nhưng cách sắp xếp của tác giả hợp lý vì.
+ Xanh: màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy.
+ Nhũ nhặn: Tính khiêm tốn -> phải có thời gian tìm hiểu mới biết được .
+ Ngay thẳng: Phẩm chất tốt đẹp cũng phải có thời gian tìm hiểu 
+ Thủy chung: phẩm chất tốt đẹp phải qua thử thách mới biết được.
+ Can đảm: phẩm chất tốt đẹp cũng phải qua thử thách mới biết được.
=> Hợp lý vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng qúi cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bản văn.
6. Bài tập 6.
Giáo viên cho học sinh viết một đoạn văn ngắn (a) nói về lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe.
4. Củng cố : 1p
 Tấc dụng của việc sắp xếp trật từ từ trong câu ? 
5. Hướng dẫn học bài : 2p
	Học kĩ bài : viết đoạn van bài tập 6 
 Soạn : Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận 
 Chú ý viết bài văn theo đề bài SGK 
_____________________________________________
Ngày soạn: 10.4.09
Ngày giảng:13.4.09
Tiết 122
Luyện tập đưa các yếu tố
tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà học sinh đã học trong tiết trước.
	- Vận dụng những biểu biết có được tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả và một đoạn, 1 bản nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
B. Chuẩn bị:
	Gv : bài soạn 
 HS : soạn bài : làm bài theo yêu cầu của bài tập SGK 
C. Các bước lên lớp. 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 4p Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận 
3. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động : khởi động 
Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận , cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn nghị luận như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
GV chép đề bài 
 Gv yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của đề bài : Thể loại , nội dung , phạm vi dẫn chứng . 
2
36
 Đề bài: Chạy đua theo mốt có phải là việc làm đúng đắn của người học sinh có văn hóa?
I. Lập dàn ý ( xác định các luận điểm ) 
? Nêu yêu cầu của phần mở bài ? 
? Phần thân bài cần sắp xếp các luận điểm như thế nào cho hợp lý?
Họat động bàn.
- Luận điểm (d) không phù hợp với yêu cầu đề bài.
* Mở bài: Vai trò của trang phục và VH, vai trò của trang phục đối với XH và con ngời có văn hóa nói chung, đối với tuổi trẻ học đờng nói riêng.
* Thân bài:
- (a) Gần đây, cách ăn mặc...
- (c) Các bạn lầm tưởng tằng...
- (e) Việc ăn mặc cần phù hợp...
- (b) Việc chạy theo các "mốt" ...
* Kết luận:
Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu. Lời khuyên các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh đứng đắn.
II. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
? Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
- Yếu tố miêu tả, tự sự làm cho các luận điểm trở nên sinh động, được chứng minh rõ ràng, cụ thể, như nhìn thấy trước mắt.
Học sinh đọc ĐV a.
? Tìm yếu tố miêu tả, tự sự trong đv a?
* Luận điểm: Gầy đây, cách ăn mặc của số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, làm mạnh như trước nữa.
- Yếu tố tự sự: 
+ Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để thay áo phông...,
+ có bạn đòi may quần bò để diện ...
+ Có bạn quên cả việc học hành ...
+ Hôm qua chút nữa tôi không nhận ra ...quân cả việc học...
? Nhận xét yêu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn a ? 
Các yếu tố tự sự và miêu tả làm cho luận cứ trở nên sinh động , làm cho luận điểm được chứng minh rõ ràng cụ thể. Nếu tước bỏ các yếu tố đó đi thì khó có thể hình dung đoạn văn nghị luận sẽ phát triển như thế nào . 
Tuy nhiên câu : lại có bạn ....không phù hợp với luận điểm . 
- Đoạn văn b : dẫn chứng được tập trung kể , tả từ lớp kịch cổ điểm của Môlie( đoạn alà những sự việc, hình ảnh được rút ra từ thực tế cuộc sống) 
 GV yêu cầu chọn một luận điểm viết thành đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự , miêu tả 
Học sinh viết trong 10 phút 
Học sinh đọc kết quả . 
- Yếu tố miêu tả: Trắng, lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh bộ phim đang ăn khánh, đắt tiền, xẻ gấu, thủng gấu...
III. Viết đoạn văn 
4. Củng cố:1p
	? Vai trò yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận?
5. Hướng dẫn học bài.2p
	- Bài cũ: Hoàn thiện bài văn theo hệ thống luận điểm.
	- Bài mới: Soạn Tổng kêt phần văn 
 Lập bảng thống kê các tác phẩn văn học đã học 
_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc