Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tổng hợp Cả năm

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tổng hợp Cả năm

Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm. Kĩ năng tìm kiếm thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về thế giới ĐV đa dạng, phong phú. Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

 

doc 220 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1504Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tổng hợp Cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2011
Tuần 1
MỞ ĐẦU
TIẾT 1 : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm. Kĩ năng tìm kiếm thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về thế giới ĐV đa dạng, phong phú. Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh ảnh về động vật và môi trường sống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Mở bài:
 GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức sinh học 6, vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
Sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện như thế nào?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H 1.1 và 1.2 trang 5, 6 và trả lời câu hỏi:
? Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS và phần bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 ?Hãy kể tên loài động vật trong một mẻ lưới kéo ở biển, tát một ao cá, đánh bắt ở hồ, chặn dòng nước suối nông?
? Ban đêm mùa hè ở ngoài đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu?
- GV lưu ý thông báo thông tin nếu HS không nêu được.
? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật.
- GV thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người.
- Cá nhân HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Số lượng loài hiện nay khoảng 1,5 triệu loài.
+ Kích thước của các loài khác nhau.
- 1 vài HS trình bày đáp án, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận từ những thông tin đọc được hay qua thực tế và nêu được:
 Dù ở ao, hồ hay sông suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống.
+ Ban đêm mùa hè thường có một số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ... phát ra tiếng kêu.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu được: Số lượng cá thể trong loài rất lớn.
- HS lắng nghe GV giới thiệu thêm.
Kết luận: 
- Thế giới động vật rất đa dạng về loài và đa dạng về số cá thể trong loài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích.
- GV cho HS chữa nhanh bài tập.
- GV cho HS thảo luận rồi trả lời:
? Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
? Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực?
? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao?
- GV hỏi thêm:
? Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật?
- GV cho HS thảo luận toàn lớp.
- Yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin và hoàn thành bài tập.
Yêu cầu:
+ Dưới nước: Cá, tôm, mực...
+ Trên cạn: Voi, gà, chó, mèo...
+ Trên không: Các loài chim.
- Cá nhân vận dụng kiến thức đã có, trao đổi nhóm và nêu được:
+ Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, phát triển quanh năm là nguồn thức ăn lớn, hơn nữa nhiệt độ phù hợp cho nhiều loài.
+ Nước ta động vật cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
+ HS có thể nêu thêm 1 số loài khác ở môi trường như: Gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển...
- Đại diện nhóm trình bày.
Kết luận: 
- Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống.
3. Củng cố
- GV cho HS đọc kết luận SGK.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Động vật có ở khắp mọi nơi do:
a. Chúng có khả năng thích nghi cao. b. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa.
c. Do con người tác động.
Câu 2: Động vật đa dạng, phong phú do:
a. Số cá thể nhiều b. Sinh sản nhanh
c. Số loài nhiều d. Động vật sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
e. Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới.
g. Động vật di cư từ những nơi xa đến.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK, vở bài tập.
- Đọc trước bài 2.
- Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập.
------------------------------------------------------------------
TIẾT 2 : PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể thực vật và cơ thể động vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật. Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật và kể tên các ngành động vật. Nêu được vai trò của động vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. Kĩ năng hoạt động nhóm. Kĩ năng tìm kiếm thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để phân biệt giữa ĐV và TV và vai trò của ĐV trong thiên nhiên và đời sống con người. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tự tin khi trình bày suy nghĩ / ý tưởng trước tổ, nhóm.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to H2.1 và H2.2 trong SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
 - Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng, phong phú không?
 - Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?
2. Mở bài: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng, ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy phân biệt chúng bằng đặc điểm nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H 2.1 thảo luận nhóm hoàn thành bảng trong SGK trang 9.
- GV kẻ bảng 1 lên bảng phụ để HS chữa bài.
- GV lưu ý: nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học.
- GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng.
- GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới.
- GV yêu cầu tiếp tục thảo luận:
? Động vật giống thực vật ở điểm nào?
? Động vật khác thực vật ở điểm nào?
- Cá nhân quan sát hình vẽ, đọc chú thích và ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm và trả lời.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm.
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa bài.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Đặc
điểm
Đối tượng phân biệt
Cấu tạo từ tế bào
Thành xenlulo của tế bào
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di chuyển
Hệ thần kinh và giác quan
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp được
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
Không
Có
Không
Có
Động vật
X
X
X
X
X
X
Thực vật
X
X
X
X
X
X
Kết luận: 
- Động vật và thực vật:
+ Giống nhau: đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
+ Khác nhau: Di chuyển, dị dưỡng, thần kinh, giác quan, thành tế bào.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10.
- GV ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung.
- GV thông báo đáp án.
- Ô 1, 4, 3.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật.
- 1 vài em trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
- HS rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng.
Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu: Động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện qua hình 2.2 SGK. Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
Kết luận: 
- Có 8 ngành động vật
+ Động vật không xương sống: 7 ngành.
+ Động vật có xương sống: 1 ngành ( có 5 lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú).
Hoạt động 4: Vai trò của động vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2: Động vật với đời sống con người.
- GV kẽ sẵn bảng 2 để HS chữa bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
? Môi trường và chất lượng cuộc sống của con người có mối liên quan với nhau không?
? Em phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Các nhóm hoạt động, trao đổi với nhau và hoàn thành bảng 2.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động độc lập, yêu cầu nêu được:
+ Có lợi nhiều mặt nhưng cũng có một số tác hại cho con người.
- HS trả lời.
STT
Các mặt lợi, hại
Tên loài động vật đại diện
1
Động vật cung cấp nguyên liệu cho người:
- Thực phẩm
- Lông
- Da
- Gà. lợn, trâu, thỏ, vịt...
- Gà, cừu, vịt...
- Trâu, bò...
2
Động vật dùng làm thí nghiệm:
- Học tập nghiên cứu khoa học
- Thử nghiệm thuốc
- Ếch, thỏ, chó...
- Chuột, chó...
3
Động vật hỗ trợ con người
- Lao động
- Giải trí
- Thể thao
- Bảo vệ an ninh
- Trâu, bò, ngựa, voi, lạc đà...
- Voi, gà, khỉ...
- Ngựa, chó, voi...
- Chó.
4
Động vật truyền bệnh
- Ruồi, muỗi, rận, rệp...
Kết luận: 
- Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại.
4. Củng cố
- GV cho HS đọc kết luận cuối bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK trang 12.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em cú biết ?”.
- Chuẩn bị cho bài sau:
+ Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh.
+ Ngâm rơm, cỏ khô vào bình trước 5 ngày.
+ Lấy nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản.
Ngày soạn 25/8/2011
Tuần 2
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TIẾT 3 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được khái niệm động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh. Học sinh thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: trùng roi và trùng đế giày. Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.
- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi. Kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản ĐVNS, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của ĐVNS. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành
- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
+ GV: 	- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
- Tranh trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình.
+ HS:	 Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1, 2 SGK.
2. Mở bài
	GV mở bài như SGK.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát trùng giày
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ vì đây là bài thực hành đầu tiên.
- GV hướng dẫn các thao tác:
+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình)
+ Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi.
+ Điều chỉnh thị kính nhìn cho rõ.
+ Quan sát H 3.1 SGK để nh ... 5 (15%)
Số câu: 1
1,5 điểm(100%)
Chủ đề 2
Lớp chim
Nêu thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn của chim bồ câu.
Nêu được đặc điểm hệ tuần hoàn của chim bồ câu khác so với thằn lằn.
Số câu: 2
Số điểm: 2,5 (25%)
Số câu: 1
1,5 điểm(60%)
Số câu: 1
1điểm(40%)
Chủ đề 3
Lớp thú
HS nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ
Số câu: 1
Số điểm:2,5 (25%)
Số câu: 1
2,5 điểm(100%)
Chủ đề 4
Sự tiến hoá của động vật
Diễn giải được hướng tiến hoá trong hệ hô hấp của động vật có xương sống.
Số câu: 1
Số điểm:2 (20%)
Số câu: 1
2 điểm(100%)
Chủ đề 5
Động vật và đời sống của con người.
HS nhận xét được độ đa dạng của động vật ở địa phương, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ.
Số câu: 1
Số điểm:1,5 (15%)
Số câu: 1
1,5 điểm(100%)
 Tổng số câu:6
Điểm: 10
(100%)
Số câu: 2
Số điểm: 4 
(40 %)
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
(25%)
Số câu: 1
Số điểm: 2
(20%)
Số câu:1
Số điểm: 1,5
(15%)
IV. ĐỀ BÀI: đề chính thức
Câu 1(2,5 điểm)
	Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
Câu 2(1,5 điểm)
	Qua bài thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ, em hãy cho biết vai trò của bộ xương ếch?
Câu 3(2,5 điểm)
a. Qua bài thực hành quan sát các nội quan của chim bồ câu trên mẫu mổ, em hãy nêu các thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn của chim bồ câu? 
b.Hệ tuần hoàn của thằn lằn khác chim bồ câu như thế nào?	
Câu 4(2 điểm)
	Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ hô hấp ở động vật có xương sống?
Câu 5(1,5điểm)
	Em có nhận xét gì về độ đa dạng của giới động vật hiện nay ở địa phương em sống? Nguyên nhân? Biện pháp bảo vệ độ đa dạng đó?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Thang điểm
1
(2.5điểm)
- Bộ lông dày xốp.
- Chi trước ngắn. Chi sau dài, khoẻ.
- Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén.
- Tai thính có vành tai lớn và có thể cử động được.
- Mắt có mí cử động.
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5
2
(1.5điểm)
* Chức năng của bộ xương ếch:
- Là khung nâng đỡ cơ thể.
- Là nơi bám của cơ giúp cơ thể di chuyển.
- Tạo thành các khoang giúp bảo vệ não, tuỷ và các nội quan.
0.5
0.5
0.5
3
(2.5điểm)
a
b
* Thành phần cấu tạo trong hệ tuần hoàn của Chim bồ câu
- Tim
- Các gốc động mạch
- Tì
* Hệ tuần hoàn của chim bồ câu khác thằn lằn:
Thằn lằn
Chim bồ câu
- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn ( 0.5 điểm)
- Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn (0.5 điểm)
0.5
0.5
0.5
Mỗi ý đúng ở 1 cột được 0.5 điểm
4
(2điểm)
	* Xu hướng tiến hoá của hệ hô hấp ở động vật có xương sống:
- Hô hấp bằng mang –> hô hấp bằng da và phổi –> hô hấp hoàn toàn bằng phổi. 
- Hệ hô hấp từ cấu tạo đơn giản đến cấu tạo phức tạp và chuyên hoá hơn cả về đường hô hấp và bộ phận trao đổi khí (phổi). 
- Phổi được hoàn chỉnh bằng cách tăng bề mặt trao đổi khí.
- Riêng ở chim có thêm hệ thống túi khí và trong phổi có hệ thống mao quản khí 
0.5
0.5
0.5
0.5
5
(1.5điểm)
- Độ đa dạng của giới động vật ở địa phương nơi em đang sinh sống đang bị giảm sút. 
- Nguyên nhân: Do đất tự nhiên bị chuyển thành đất ở và đất sản xuất của con người, do khai thác quá mức, do lạm dụng thuốc trừ sâu và các chất hoá học khác, rác thải nhiều làm môi trường sống bị ô nhiễm,...... 
- Biện pháp bảo vệ độ đa dạng của động vật ở địa phương: khai thác hợp lí, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường,...... 
 0.5
0.5
0.5
VI: ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT
Khoanh trßn vµo chữ cái đứng trước c©u tr¶ lêi ®óng trong c¸c c©u sau:
Câu 1: Da ếch có khả năng hô hấp được là nhờ:
A. Da mỏng.
B. Da luôn ẩm ướt.
C. Da mỏng, luôn ẩm ướt và có hệ mao mạch dày đặc dưới da.
D. Da có vảy và khô.
Câu 2: Quá trình sinh sản và phát triển của ếch đồng khác cá chép ở đặc điểm:
Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.
Sự phát triển có biến thái.
Số lượng trứng thụ tinh ít.
Cả A, B đúng.
Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài thường sống ở:
Nơi khô ráo, thích phơi nắng.
Bờ bụi ẩm ướt.
Dưới nước.
Cả B, C đúng.
Câu 4: Quá trình hô hấp của chim bồ câu hoạt động nhờ:
Sự co bóp của lồng ngực.
Sự co bóp của các cơ liên sườn.
Sự hô hấp kép xảy ra ở phổi.
Hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy, tạo dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định.
Câu 5: Vai trò của nhau thai ở thỏ:
Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.
Đưa chất bài tiết từ phôi sang cơ thể mẹ qua dây rốn.
Sinh ra chất dinh dưỡng để nuôi thai.
Cả A, B đúng.
Câu 6: Sự tiến hóa của hình thức hô hấp ở các động vật: ếch, thằn lằn, chim được sắp xếp theo trật tự nào?
Phổi, da và phổi, phổi và túi khí.
Phổi và túi khí, da và phổi, phổi.
Da và phổi, phổi, phổi và túi khí.
Túi khí, da, phổi.
Câu 7: Các động vật sống ở môi trường đới lạnh thường có tập tính:
Ngủ đông.
Di cư về mùa đông.
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
Cả A, B, C đúng.
Câu 8: Có bướu mỡ, chân cao, đệm thịt dày là đặc điểm của loài thích nghi với đời sống ở:
Đới lạnh.
Hoang mạc.
Nhiệt đới.
Ôn đới.
Câu 9: Biện pháp đấu tranh sinh học là:
Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
Cả A, B đúng.
Cả A, B sai.
Câu 10: Ở Việt Nam, khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen là động vật quý hiếm có cấp độ đe dọa tuyệt chủng là:
Nguy cấp.
Ít nguy cấp.
Sẽ nguy cấp.
Rất nguy cấp.
VII: HƯỚNG DẪN CHẤM
Mỗi đáp án đúng được 1 điểm
Câu 1: C Câu 6: C
Câu 2: B Câu 7: D
Câu 3: A Câu 8: B
Câu 4: D Câu 9: A
Câu 5: D Câu 10: B
VIII. CHỈNH SỬA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VIII. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các kiên thức đã học.
Ngày soạn: 11/5/2012
Tuần 36
CHỮA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
- Giúp cho HS nhận ra những sai sót của mình, từ đó các em sẽ cố gắng khắc phục những sai sót ấy
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi 1.
- GV nhận xét và chốt đáp án: cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù:
- Bộ lông dày xốp.
- Chi trước ngắn. Chi sau dài, khoẻ.
- Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén.
- Tai thính có vành tai lớn và có thể cử động được.
- Mắt có mí cử động.
- Yêu cầu HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi 2.
- GV nhận xét và chốt đáp án: Chức năng của bộ xương ếch:
- Là khung nâng đỡ cơ thể.
- Là nơi bám của cơ giúp cơ thể di chuyển.
- Tạo thành các khoang giúp bảo vệ não, tuỷ và các nội quan.
- Yêu cầu HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi 3.
- GV nhận xét và chốt đáp án:
a. Thành phần cấu tạo trong hệ tuần hoàn của Chim bồ câu
- Tim
- Các gốc động mạch
- Tì
b. Hệ tuần hoàn của chim bồ câu khác thằn lằn:
Thằn lằn
Chim bồ câu
- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn 
- Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn 
- Yêu cầu HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi 4.
- GV nhận xét và chốt đáp án:
- Hô hấp bằng mang –> hô hấp bằng da và phổi –> hô hấp hoàn toàn bằng phổi. 
- Hệ hô hấp từ cấu tạo đơn giản đến cấu tạo phức tạp và chuyên hoá hơn cả về đường hô hấp và bộ phận trao đổi khí (phổi). 
- Phổi được hoàn chỉnh bằng cách tăng bề mặt trao đổi khí.
- Riêng ở chim có thêm hệ thống túi khí và trong phổi có hệ thống mao quản khí 
- Yêu cầu HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi 5.
- GV nhận xét và chốt đáp án: 
 - Độ đa dạng của giới động vật ở địa phương nơi em đang sinh sống đang bị giảm sút. 
- Nguyên nhân: Do đất tự nhiên bị chuyển thành đất ở và đất sản xuất của con người, do khai thác quá mức, do lạm dụng thuốc trừ sâu và các chất hoá học khác, rác thải nhiều làm môi trường sống bị ô nhiễm,...... 
- Biện pháp bảo vệ độ đa dạng của động vật ở địa phương: khai thác hợp lí, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường,...... 
- HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi
Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
- HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi
Câu 2: Qua bài thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ, em hãy cho biết vai trò của bộ xương ếch?
- HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi
Câu 3:
a. Qua bài thực hành quan sát các nội quan của chim bồ câu trên mẫu mổ, em hãy nêu các thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn của chim bồ câu? 
b.Hệ tuần hoàn của thằn lằn khác chim bồ câu như thế nào?	
- HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi
Câu 4: Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ hô hấp ở động vật có xương sống?
- HS đọc lại đề và trả lời câu hỏi
Câu 5: Em có nhận xét gì về độ đa dạng của giới động vật hiện nay ở địa phương em sống? Nguyên nhân? Biện pháp bảo vệ độ đa dạng đó?
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập lại các kiến thức đã học
........................................................................
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố lại các kiến thức đã học
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
- Yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại các ngành, lớp Đv đã học trong chương trình Sinh học 7
- Gọi 1-2 HS trình bày
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Trình bày đặc điểm chung, vai trò của từng ngành, từng lớp Đv đã học?
? Trình bày sự tiến hóa của hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ sinh dục của giới Đv
- HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi:
Ngành ĐVNS --> ngành Ruột khoang --> các ngàng Giun ( ngành Giun dẹp, ngành Gun tròn, ngành Giun đốt) --> ngành Thân mềm --> ngành chân khớp ( lớp Giáp xác, lớp Hình nhện, lớp sâu bọ) --> Ngành ĐVCXS ( lớp cá, lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, Lớp Chim, lớp Thú)
HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
*Ngành ĐVCXS
- Đặc điểm chung:
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.
- Vai trò: Có lợi:
 - Trong tự nhiên:
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển.
 - Đối với con người:
+ Nguyên liệu chế giấy giáp.
 Có hại:
+ Gây bệnh cho con người và ĐV
........
- HS thảo luận và trả lời. Yêu cầu nêu được:
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn " tim có 2 ngăn " 3 ngăn " tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá " đến thần kinh mạng lưới " chuỗi hạch đơn giản " chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng) " hình ống phân hoá não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá " tuyến sinh dục không có ống dẫn " tuyến sinh dục có ống dẫn.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các kiến thức đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 7 da theo giam tai.doc