Giáo án Lớp 8 - Môn Giáo dục công dân

Giáo án Lớp 8 - Môn Giáo dục công dân

1- Về kiến thức: * Kiến thức chung: Giúp hs hiểu :

- Thế nào là tôn trọng lẽ phải.

- Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

* Kiến thức trọng tâm: Nội dung bài học .

 

doc 85 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 8 - Môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - Bài 1:
Tôn trọng lẽ phải
Ngày soạn: 12/ 8/ 10 
Lớp
Ngày giảng
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
18 / 8/ 10
8B
18 / 8/ 10
I - Mục tiêu bài học.
1- Về kiến thức: * Kiến thức chung: Giúp hs hiểu :
- Thế nào là tôn trọng lẽ phải.
- Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
* Kiến thức trọng tâm: Nội dung bài học .
2- Về kỹ năng:
Phân biệt tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
3-Về thái độ:
- Học tập những tấm gương tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống .
- Phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
II- phương pháp:
- Đàm thoại, Thảo luận, Nêu và giải quyết vấn đề
III- tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV, GDCD 8,Truyện đọc, bài tập tình huống về tôn trọng lẽ phải .
IV-Tiến trình bài dạy
Bước1- ổn định tổ chức lớp
5’ Bước 2- kiểm tra bài cũ : Nhắc nhở HS ghi bài
Bước 3- Nội dung Bài mới:
* Phần khởi động:
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ khác nhau, nếu ai cũng cư xử đúng mực xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Tôn trọng lẽ phải có biểu hiện gì và ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống .Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay .
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
15’
15’
10’
Tìm hiểu đặt vấn đề
GV mời một HS đọc phần đặt vấn đề .
HS thảo luận theo 3 nhóm
Nhóm 1:
1- Em có nhận xét gì về quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
2-Theo em những hành động như thế nào được coi là đúng đắn ? vì sao ?
Nhóm 2 :
Trong các cuộc tranh luận , có bạn đưa ra ý kiến nhưng đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3:
Nếu thấy bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì ?
HS trình bày và nhận xét
GV đánh giá :để có cách ứng xử phù hợp với những trường hợp trên đòi hỏi mỗi không chỉ nhận thức đúng mà phải có các hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật ,bảo vệ lẽ phải ;phê phán hành vi sai trái .
Tìm hiểu nội dung bài học
? Em hiểu thế nào là lẽ phải ?cho VD
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
HS ghi vào vở
GVkhái quát lại nội dung bài học.
Bài 1sgk trang 4
GVmời 1hs đọc yêu cầu bài tập .
HS làm bài cá nhân.
HS trả lời và nhận xét.
Bài 3 sgk trang 4
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài theo bàn và trình bày.
HS nhận xét - GVđánh giá
GVkhái quát lại bài
I-Đặt vấn đề
Nhóm 1:
Hành động của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm ,trung thực,dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải ,không chấp nhận những điều sai trái.
Nhóm 2:
Trong các cuộc tranh luận ,các bạn đưa ra ý kiến nhưng đa số bị các bạn phản đối ,nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn ,bằng cách phân tích cho các bạn hiểu và thấy những điểm em cho là đúng .
Nhóm 3:
Trong giờ kiểm tra thấy bạn mình quay cóp ,em cần có thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi đó và phân tích cho các bạn ấy hiểu tác hại của việc quay bài .Khuyên bạn không nên làm như vậy
II- Nội dung bài học
1-Thế nào là tôn trọng lẽ phải
- Lẽ phải là nhưng điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí của con người .
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ,ủng hộ ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
Ví dụ: Hoạt động theo qui định chung của tập thể đề ra .
2-ý nghĩa:
- Giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp.
- Làm cho mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn.
III- Bài tập
Bài 1sgk trang 4
Trong các cuộc tranh luận ở lớp em sẽ lắng nghe ý kiến của các bạn .ý kiến nào phù hợp với đạo lí chung của xã hội và chỉ ra cho bạn hiểu.
Bài 3 sgk trang 4
Hành vi tôn trọng lẽ phải :
Phê phán hành vi sai trái của bạn.
Luôn chấp hành tốt nội qui nơi mình sống ;
Lắng nghe ý kiến của bạn.
Bước 4: Củng cố bài giảng:
- Nhấn mạnh lại nội dung toàn bài 
- Nêu thêm biểu hiện tôn trọng lẽ phải, trong cuộc sống hàng ngày mà thường hay gặp
Bước 5: Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà:
 - Học thuộc nội dung bài hoc, làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài liêm khiết .
V- Rút kinh nghiệm bài giảng:
................................................................................................................................
------------------------ ˜ ỳ YJY ỳ ™ -----------------------
Tiết 2 - Bài 2:
Liêm khiết
Ngày soạn: 16/8/10
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
25/ 8/ 10
8B
25/ 8/ 10
I-Mục tiêu cần đạt:
1-Về kiến thức: * Kiến thức chung:
Giúp hs hiểu thế nào là liêm khiết .vì sao cần phải liêm khiết .ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
* Kiến thức trong tâm : Phần nội dung bài học .
2- Về kĩ năng
HS có thói quen tự đánh giá và kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện.
3-Về thái độ
Có thái độ đồng tình ủng hộ hành vi liêm khiết, đồng thời phê phán hành vi liêm khiết.
II -Phương pháp
- Đàm thoại, Thảo luận, Xử lí tình huống 
III- Đồ dùng dạy học
- Sgk, sgv,Truyện đọc, bài tập tình huống
IV-Tiến trình bài dạy
Bước 1 - ổn định tổ chức lớp.
Bước 2 -Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Hs cần làm gì để tôn trọng lẽ phải?
Kiểm tra bài tập về nhà của HS.
Bước 3 Nội dung bài mới.
* Phần khởi động: Gv đưa tình huống : Chú Minh là cảnh sát giao thông, khi làm nhiệm vụ đã không nhận hối lộ của người vi phạm luật giao thông. Em hãy nhận xét hành vi của chú Minh?
Để xã hội có trật tự kỉ cương mỗi người cần có đức tính thật thà, trung thực. Đó là biểu hiện của đức tính liêm khiết... Liêm khiết là gì ? Có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay .
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung Kiến thức cần khắc sâu
10’
15’
10’
Tìm hiểu đặt vấn đề
Hs đọc truyện 1 em
GV tổ chức thảo luận 4 nhóm
Nhóm 1:
? Hành vi thể hiện của Ma Ri Quy Ri là gì ? Những việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 2:
? Em hãy nêu hành động của Dương Chấn? Hành động đó thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 3:
? Những hành động của Bác Hồ thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 4:
Qua ba câu chuyện trên em rút ra bài học gì? có đặc điểm chung gì ?
HS thảo luận và trình bày
Hs nhận xét - GV đánh giá:
Những cách cư xử đó nói lên lối sống thanh cao không vụ lợi, không nhỏ nhen ích kỉ. Làm việc có trách nhiệm mà không đòi hỏi gì. Họ cùng có phẩm chất đạo đức liêm khiết.
Tìm hiểu nội dung bài học
GVtổ chức đàm thoại
? Em hiểu liêm khiết là gì? cho ví dụ
? Nêu biểu hiện của liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày
? Nêu hành vi trái với liêm khiết ? (tham lam , trộm cắp )
? Trong thời kì hiện nay có cần học tập những gương sáng về liêm khiết không ?
? Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
? Để trở thành người liêm khiết cần rèn luyện như thế nào ?
Bài tập 1 sgk trang 8
GVtreo bảng phụ bài tập1
HS làm bài cá nhân
Hs trình bày theo suy nghĩ
GVđánh giá
Bài tập 2 sgk trang 8
GV cho hs đọc yêu cầu bài tập
Hs làm bài theo nhóm
Hs cử đại diện trình bày
Gv đánh giá
Gv tổ chức chơi trò chơi : thi tìm câu tục ngữ, ca dao về liêm khiết .
I-Đặt vấn đề
1. Bà Ma ri Quy ri cùng chồng là Pie Quy ri đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị kinh tế.
- Bà không giữ bản quyền mà sẵn sàng vui lòng sống túng thiếu để gửi quy trình triết tách ra -đi cho những ai cần tới
- Bà là người không hám danh, hám lợi
2. Dương Chấn làm quan đã tiến cử Vương Mật .Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận .Ông chỉ tiến cử người tài chứ không cần vàng.
Ông là người không hám lợi .
 3. Bác Hồ là chủ tịch nước nhưng Bác sống như người Việt Nam bình thường khước từ quân phục nhà cửa ...
- Bác là người trong sạch, liêm khiết
=> Cách cư xử của Ma ri quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ Là những tấm gương thật thà, trung thực trong sạch và liêm khiết.
II- Nội dung bài học
1-Thế nào là liêm khiết
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của mỗi người, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen ích kỉ .
ví dụ : Bố, mẹ làm giàu bằng sức lao động
2- ý nghĩa của liêm khiết
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng của mỗi người.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn .
3- Cách rèn luyện
- Phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- ủng hộ ,đồng tình quý trọng người liêm khiết .
- Phê phán hành vi liêm khiết .
III- Bài tập
Bài 1 - sgk trang 8
Hành vi liêm khiết : a, c, đ, g
Bài 2- sgk trang 8
Đồng ý với ý kiến: Nhân viên phòng khách sạn nhặt được ví của khách bỏ quên, trả lại cho khách .
* Câu tục ngữ : 
 “Đói cho sạch, rách cho thơm”
5’ Bước 4: Củng cố bài giảng:
 - Nhấn mạnh lại nội dung toàn bài 
 ? ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống?
 ? Tác dụng của nó với bản thân và với mọi người ?
Bước 5: Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà:
 - Học thuộc nội dung bài học, làm các bài tập còn lại 3,4 sgk trang 8
 - Chuẩn bị bài Tôn trọng người khác
V- Rút kinh nghiệm bài giảng: 
................................................................................................................................
------------------------ ˜ ỳ YJY ỳ ™ -----------------------
Tiết 3 - Bài 3: 
Tôn trọng người khác
Ngày soạn: 28 / 8 /10
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
8 / 9 / 10
8B
8 / 9 / 10
I-Mục tiêu cần đạt
1, Về kiến thức: * Kiến thức chung: Giúp học sinh hiểu
- Thế nào là tôn trọng người khác
- Biểu hiện của tôn trọng người khác
2,Về kĩ năng
*Phân biệt hành vi tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác
*Kĩ năng sống: - Tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác ; Phân tích so sánh ; Ra quyết định : kiểm soát cảm xúc, giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
3,Về thái độ.
- Có ý thức tôn trọng người khác
- Đồng tình , ủng hộ hành vi tôn trọng người khác đồng thời phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác
II-Phương pháp / KTDH: Thảo luận, Giảng giải; động não, trình bày 1 phút, sắm vai
III-Tài liệu và phương tiện : 
- SGK, SGV, Tranh ảnh, Truyện đọc ,bài tập tình huống. TLKNS
IV-Tiến trình bài dạy
Bước 1: ổn định tổ chức lớp .
Bước 2: Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Em hiểu thế nào là liêm khiết, nêu ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày ?
Bước 3: Bài mới .
* Phần khởi động : Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người cần ứng xử văn hoá ,biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Cách ứng xử đó là biểu hiện của tôn trọng người khác. Để hiểu hơn vấn đề này cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay
TG
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung và kiến thức cần khắc sâu
10’ 
15’ 
10’
Tìm hiểu đặt vấn đề
GV mời HS đọc
GV tổ chức thảo luận 4 nhóm
Nhóm 1:
? Em hãy nhận xét thái độ và cách cư xử của Mai?
? Hành vi của Mai được mọi người xử sự như thế nào ?
Nhóm 2:
? Nhận xét thái độ của một số bạn đối với Hải ? Suy nghĩ của Hải như thế nào ?
Nhóm 3:
? Nhận xét của em về Quân và Hùng? Việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 4:
? Qua 3 tình huống trên em rút ra bài học gì ?
 ... c
Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân.
3, Nội dung của hiến pháp
- Quy định chế độ chính trị , bản chất nhà nước.
- Quy định chế độ kinh tế
- Quy định chính sách xã hội , giáo dục , khoa học và cộng nghệ
- Bảo vệ tổ quốc
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân
- Tổ chức bộ máy nhà nước 
III- Bài tập
Bài 1
Các lĩnh vực được quy định ở điều luật:
- chính trị : điều 2
- Kinh tế: điều 15, 23
- VH -GD, KH- CN: Điều 40
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 52, 57
- Tổ chức bộ máy nhà nước : Điều 101. 131.
Bài 2
các cơ quan ban hành:
Quốc hội: hiến pháp, luật doanh nghiệp, luật thuế, luật giáo dục.
Bộ giáo dục: quy chế tuyển sinh
Đoàn thanh nien cộng sản Hồ Chí Minh: điều lệ đoàn.
Bài 3
Cơ quan quyền lực nhà nước :Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
Cơ quan quản lý nhà nước:chính phủ, UBND các cấp các bộ, các sở.
Cơ quan xét sử: Toà án nhân dân tỉnh.
Cơ quan kiểm soát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
V- Rút kinh nghiệm bài giảng
Tiết 31+ 32
Pháp luật nước cộng hoà xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
8B
I- Mục tiêu
1, Về kiến thức 
Hs hiểu được định nghĩa định giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
2, Về kỹ năng
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luậtvà thói quen sống và làm viẹc theo pháp luật.
3, Về thái độ 
Bồi dưỡng học sinh tình cảm và niềm tin pháp luật.
II- Phương pháp 
Đàm thoại
Thảo luận
Sắm vai
III- Tài liệu và phương tiện
SGK,SGV GDC D 8
Hệ thống sơ đồ pháp luật
IV - Tiến trình bài giảng
1, ổn định
2, Kiểm tra(5')
Câu hỏi: Hiến pháp là gì? Nêu một số quyền và nghĩa vụ trong hiến pháp.
3, Bài mới
tg
Hoạt động của GV và HS
Trình tự và nội dung
kiến thức cần khắc sâu
 3'
 27'
 10'
 5'
30'
 10'
Tiết 1
Hoạt động 1
GV:Trong các bài đã học quyền và nghã vụ của công dân chúng ta thấy nhà nước ta không chỉ ban hành văn bản pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ mà còn đảm bảo thi hành chúng bằng nhiều biện pháp , nhưng hữu hiệu nhất là quản lý xã hội bằng pháp luật .Để rõ hơn cô cùng cac em tìm hiểu bài hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng 
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặt vấn đề
Học sinh đọc 
Gv tổ chức thảo luận
Câu hỏi:
1, Dựa vào điều 74 của hiến pháp năm 1992và điều 198 bộ luật hình sự 1999em hãy tìm hành vi và biện pháp xử lý của nhà nước?
2, Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì?( những quy định của nhà nước)
3, Qua tình huống trên em rút ra bài học gì?
Hoạt động 3:
Tìm hiểu nội dung bài học
GV tổ chức đàm thoại 
Câu hỏi:
1, Em hãy nêu cơ sở hình thành đạo đức và pháp luật?
2, Biện pháp thực hiện đạo đức và pháp luật?
3, Biện pháp xử lí vi phạm đạo đức và pháp luật ?
4, Nhà trường đề ra nội quy để làm gì?( thực hiện chung)
5, Cơ quan đề ra quy định để làm gì?( thực hiện chung)
6, Nhà nước đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao cần có pháp luật ?
7, Vậy pháp luật là gì?
*GV củng cố tiết 1
*Giao bài về: xem tiếp phần nội dung bài học
tiết 2
* ổn định
*Kiểm tra: em hãy cho biết pháp luật là gì?
*Bài mới
Gv tổ chức thảo luận3 nhóm
Câu hỏi
Nhóm 1:
 Nêu những đặc điểm của pháp luật? Cho ví dụ để minh hoạ?
Nhóm 2:
 Nêu bản chất của pháp luật Việt Nam? Phân tích từng bản chất.cho ví dụ?
Nhóm 3:
 Nêu vai trò của pháp luật? Cho ví dụ minh hoạ .
HS thảo luận và trình bày.
GV nhận xét
Qua phần thảo luận của các nhóm em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 4
4, Luyện tập và củng cố
Bài tập 1 SGK trang60
 Hs đọc yêu cầu bài tập và làm bài cá nhân, trình bày theo suy nghĩ.
Gv tổ chức trò chơi: các nhóm bàn thi tìm hiểu gương tốt thực hiện đúng pháp luật?
5, Dặn dò và giao bài về
Học thuộc bài mới
Làm bài tập 2, 3, 4.
Sưu tầm câu tục ngữ ca dao về pháp luật
I- Đặt vấn đề
điều
bắt buộc CDphải làm
biện pháp xử lí
74
cấm trả thù ngườikhiếu nại, tố cáo
-cải tạo không giam giữ, phạt tù 3 năm
-phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm
189
Huỷ hoại rừng
phạt tiền, phạt tù
Bài học
- Mọi người phải tuân theo pháp luật
- Nếu vi phạm pl đều bị xử lí như nhau
II- Nội dung bài học
1, thế nào là pháp luật 
Đạo đức
Pháp luật
cơ sở hình thành
đúc kết từ thực tiễn của cuộc sống, nguyện vọng vủa nhân dân
do nhà nước đặt rdodược ghi lại bằng các văn bản của pháp luật
Biện pháp thực hiện
tự giác thực hiện
bắt buộc thực hịên
Biện pháp xử lí
sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn dứt
phạt cảnh cáo
Phạt tiền
phạt tù
*Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành được nhà nước bảo đảm bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
2, Đặc điểm của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến 
- Tính xác định chặt chẽ 
- Tính bắt buộc 
VD: Luật giao thông đường bộ quy định đối với người đi bộ đi trên vỉa hè, không có vỉa hè đi sát mép đường phía tay phải.
3, Bản chất của pháp luật Việt Nam
 Phápluật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthể hiện tính dân chủ XHCNvà quyền làm chủ của nhân dân lao động .
Vd: CD có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vu nộp thuế.
4, Vai trò của pháp luật 
- PL là phương tiện để quản lí nhà nước và quản lí xã hội 
- PL là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .
VD: tài sản có giá trị phải đăng ký
Bài học : Sống và làm việc theo pháp luật .
III- Bài tập
Bài tập 1
 Bình vi phạm nội quy của nhà trường và đánh nhau.
 Nhà trường và công an có quyền xử lí hành vi vi phạm của Bình là đánh nhau .
Học sinh tự nêu
V- Rút kinh nghiệm bài giảng
Tiết 33+ 34
Thực hành, ngoại khoá
Ngày soạn:
Giảng ở lớp
Ngày giảng
Hs vắng
Ghi chú
8A
8B
I- Mục tiêu.
1. Về kiến thức
Giúp HS hiểu tác dụng của việc thực hiện tốt TTATGT.
Một số qui định chung về luật ATGT đường bộ
2. Về kỹ năng
Tham gia giao thông đúng qui định
3. Về thái độ
Có ý thức thực hiện TT- ATGT
Phương pháp
Thảo luận
quan sát
Sắm vai
đàm thoại
Tài liệu và phương tiện
Luật GT đường bộ (trích)
Bài tập, tình huống
Tiến hành
1.ổn định
2.Kiểm tra. 5’
Câu hỏi: Em hày nêu pháp luật là gì?nêu vi dụ về quy định của pháp luật?
3.Bài mới
tgian
Hoạt động của GV và HS
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
3’
20’
17’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Gv: GT là mạch máu của nền kinh tế quốc dân nhưng hiện nay XH vẫn phát triển nên có nhiều loại phương tiện tham gia GT và có nhiều tai nạn xảy ra vì vậy mỗi người tham gia GT phải thực hiện như thế nào cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 2
Tìm hiểu các qui định và phương tiện tham gia GT.
Gv tổ chức thảo luận
Câu hỏi.
1, Em hãy nêu hệ thống GT đường bộ nước ta?
2, Chất lượng đường GT ở địa phương em?
3, Kể những loại phương tiện tham gia GT mà em biết?
4, Nêu những qui định cho người đi bộ và đi xe đạp?
4. Luyện tập và củng cố
Gv tổ chức trò chơi sắm vai
Gv đưa tình huống:
Nam không thực hiện tốt qui định khi đi đường đã mắc vào bà bán hàng rong.
Hs tự phân vai, viết lời thoại.
Hs diễn
Hs nhận xét
Gv nhận xét và đánh giá
5. Dặn dò.
Thực hiện tốt những qui định về thực hiện TTATGT.
Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã, GTNT.
Xe máy, xe đạp, ô tô, xe công nông...
- đi bộ
+ Đi bên phải ,sát mép đường, nếu có vỉa hè đi trên vỉa hè.
- đi xe đạp
+ Không đi hàng ba.
+ Không lạng lách đánh võng.
+ Không phóng bừa vượt ẩu.
V – Rút kinh nghiệm bài giảng.
Tiết 34
ôn tập
Ngày soạn:
Giảng ở lớp
Ngày giảng
Hs vắng
Ghi chú
8A
8B
I – mục tiêu.
1.Về kiến thức
Củng cố lại kiến thức đã học
2.Về kỹ năng
Phân biệt được những hành vi đúng ,sai trong các chuẩn mực đã học
3. Về thái độ
Có ý thức thực hiện và vận động mọi người thực hiện những chuẩn mực đã học.
II – Phương pháp
Thảo luận
đàm thoại
III- Tài liệu và phương tiện
Câu hỏi
bài tập
tình huống
IV Tiến trình bài dạy
1,ổn định
2,Kiểm tra
Câu hỏi: Em hãy nêu khái quát chương trình giáo dục công dân lớp 8 gồm những bài nào?
3, bài mới
Gv cho học sinh ôn theo nội dung bài học của từng bài và tìm những tình huống phù hợp với nội dung của từng bài.
4, củng cố:
 giáo viên khái quát lại chươngtrình đã học
5, giao bài về:
 chuẩn bị thi học kỳ 2
V- Rút kinh nghiệm bài giảng
Tiết 35
Thi học kỳ II
Ngày soạn:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
8B
I- Mục tiêu:
1, Về kiến thức
Kiểm tra những kiến thức đã học
2, Về kỹ năng:
Hiểu câu hỏi , trình bày sạch đẹp, rõ ràng
3, Về thái độ:
Có s thức thực hện những chuẩn mực đã học
II- Câu hỏi:
Câu 1:
Em hãy nêu nội dung bài học quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
Câu 2: 
Pháp luật là gì?Nêu những đặc điểm của pháp luật?
Câu 3:Bài tập Đánh dấu các quyền và nghĩa vụ sau đây được quy định trong hiến pháp:
Quyền
Đúng
Nghĩa vụ
Đúng
Có quốc tịch
Tự do kinh doanh
Sáng tác nghệ thuật 
Tham gia các hoạt động khác
Học tập
Bảo vệ và chăm sóc
Làm việc
Quân sự
Tham gia quốc phòng toàn dân
Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Tuân theo hiến pháp và pháp luật 
Đóng thuế và lao động cộng ích
III- Đáp án:
Câu 1: Mỗi ý đúng 1 điểm
Câu 2: mỗi ý đúng 1 điểm
Câu 3: Đánh dấu các ý :
Quyền:
Nghĩa vụ:
IV- Thu bài và chấm bài
V- rút kinh nghiệm bài giảng;
Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là pháp luật và kỷ luật? Quy định của cơ quan trường học có phải là pháp luật không? Vì sao?
Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là pháp luật và kỷ luật? Có ý kiến cho rằng thực hiện kỷ luật làm cho con người mật tự do , em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 3: Pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?học sinh cần rèn luyện tính kỷ luật như thế nào?
Câu 4: Cộng đồng dân cư là gì?thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? Nêu một số việc làm cụ thể góp phần xây dựng nếp sộng văn hoá ở cộng đồng dân cư?
Câu 5: thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Em hãy nêu tác hại của lao động thiếu tự giác và sáng tạo trong học tập?
Câu 7 : Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Học sinh rèn luyện tính lao động tự giác và sáng tạo bằng cách nào?
Câu 8: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà? Kể việc làm cụ thể
Câu 9: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu? Kể việc làm cụ thể?
1, quyền kiếu nại, tố cáo là gì?Nêu sự giống nhau và khác nhau của quyền khiếu nại và tố cáo?
2, quyền kiếu nại, tố cáo là gì?Nêu ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo?
3, quyền kiếu nại, tố cáo là gì?Nêu trách nhiệm của công dân trong quyền khiếu nại và tố cáo?
4, Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
5, Quyền tự do ngôn luận là gì? Nhà nước có trách nhiệm gì cho công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận?
6, Hiến pháp là gì? Nêu bản chất của hiến pháp?Hiến pháp do ai xây dựng nên?
7, Hiến pháp là gì? Hiến pháp gồm những nội dung gì?
8, Pháp luật là gì? Nêu đặc điểm của pháp luật?
9, Pháp luật là gì?Nêu bản chất của pháp luật Việt Nam?

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD lop 8 Nam hoc 10-11.doc