Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Trần Quang Trọng - Trường THCS Môn Sơn

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Trần Quang Trọng - Trường THCS Môn Sơn

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Phân tích được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người.

- Giải thích được sự cần thiết của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở hợp lí, tạo sự thoải mái, hài lòng cho các thành viên trong gia đình.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng để thực hiện sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, học tập gắn bó và yêu quý nơi ở của mình.

- Quan sát, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm.

 

doc 46 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Trần Quang Trọng - Trường THCS Môn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận bài dạy từ : 25/10/2010
Ngày dạy: 25/10/2010
Chương II: Trang trí nhà ở
Tiết 19. Bài 8. Sắp xếp hợp lí đồ đạc trong gia đình
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức.
- Phân tích được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người.
- Giải thích được sự cần thiết của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở hợp lí, tạo sự thoải mái, hài lòng cho các thành viên trong gia đình.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng để thực hiện sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, học tập gắn bó và yêu quý nơi ở của mình.
- Quan sát, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm.
3. Thái độ.
- ý thức giữ gìn vệ sinh, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Hình 2.1SGK phóng to. Tranh ảnh về cách sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
2. Học sinh: 
- Đọc trước bài và tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
III. Phương pháp:
- Quan sát tranh, nhận xét.
- Thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định: 
* Kiểm tra bài cũ: Không
* Mở bài: trong gia đình có rất nhiều đồ đạc khác nhau và mỗi đồ đạc cần thiết cho một hoạt động. Vậy làm thế nào để cho việc sử dụng đồ đạc được thuận tiện và ngăn nắp chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung:
3. Bài mới: 
Hoạt Động của thầy
Hoạt Động của trò
Nội dung
Hoạt Động 1: 
Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
* Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người.
* Đồ dùng: hình 2.1 SGK-T34.
* Tiến hành:
- GV treo tranh vẽ cho HS quan sát H2.1 SGK và giải thích vì sao con người cần nhà ở, nơi ở? (GV gợi ý định hướng)
- GV ghi ý kiến của HS lên bảng theo 3 nhóm, nhận xét, bổ sung:
? Vậy theo em nhà ở có vai trò gì đối với con người?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV có thể nêu thêm một số đặc điểm của nhà ở (nông thôn, thành thị)
* GV củng cố thêm: Nhà ở được Hiến pháp và pháp luật của nước ta khuyến khích người dân cải thiện điều kiện ở và bảo vệ chính đáng quyền sử dụng nhà ở.
- HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
- HS dựa vào H2.1 SGK để trả lời.
- HS lắng nghe, ghi chép các ý chính.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- Chú ý theo dõi, tiếp thu.
I. Vai trò của nhà ở với đời sống con người.
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, giúp con người tránh khỏi những tác hại của thời tiết và là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
Hoạt Động 2: 
Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở
? Theo em đồ đạc trong nhà được sắp xếp như thế nào là hợp lí?
- GV nhận xét, kết luận.
GV yêu cầu HS kể tên các sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình mình. 
GV chốt lại các hoạt động chính của mọi gia đình để thấy được sự cần thiết phải bố trí hợp lí đồ đạc như SGK. 
- GV gọi HS đọc nội dung SGK.
* GV nêu một số ví dụ về cách phân chia các khu vực trong một số gia đình (Nông thôn: nhà trên -nhà dưới ; Nhà sàn, nhà ở thành thị)
? ở gia đình nhà em các khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi nhỏ một số vị trí sinh hoạt không? Hãy trình bày lí do? 
- GV nhận xét củng cố và kết luận cho HS ghi chép.
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- HS lắng nghe, ghi chép các ý chính.
2-3 HS trả lời cá nhân lần lượt, em khác nhận xét, bổ xung.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- 1 HS đọc các em khác theo dõi
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời cá nhân.
- HS lắng nghe, ghi chép các ý chính.
II. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
- Là thể hiện sự khoa học trong cuộc sống gia đình (dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm).
1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.
- Sự phân chia khu vực cần phải tính toán hợp lí, tuỳ điều kiện diện tích nhà ở thực tế sao cho phù hợp vào tính chất, công việc của mỗi gia đình cũng như phong tục, tập quán của từng địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, thuận tiện (chỗ để xe, khu sinh hoạt chung, nơI thừ cúng, chỗ ngủ, khu vệ sinh, khu bếp-ăn uống
4. Củng cố - luyện tập .
? Nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người? Cần phân chia các khu vực sinh hoạt như thế nào cho hợp lí?
GV cho HS trả lời sau đó đánh giá, nhận xét.
5. Hướng dẫn về nhà. 
- Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong gia đình: mục 2, 3 trong SGK.
 Ngày dạy; 28/10/2010
Tiết 20 (Bài 8): Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS: 
1. Kiến thức:
- Phân tích được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình hợp lí sẽ tạo sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
- Biết vận dụng để thực hiện sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ăn, ngủ, góc học tập của mình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Quan sát, nhận biết.
3. Thái độ:
- Tự giác vệ sinh, sắp xếp nhà ở hợp lí, gắn bó và yêu quý nơi ở của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- H2.2 và H2.3, H2.5, H 2.6 SGK.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và tìm hiểu trước cách sắp xếp đồ đạc trong gia đình, sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở.
III. Phương pháp:
- Quan sát tranh, liên hệ thực tế.
- Thảo luận nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 
2. Khởi động: 
* Kiểm tra bài cũ:
? Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
? Trình bày sự phân chia các khu vực trong nơi ở của gia đình?
Trả lời:
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, giúp con người tránh khỏi những tác hại của thời tiết và là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
- Sự phân chia khu vực cần phải tính toán hợp lí, tuỳ điều kiện diện tích nhà ở thực tế sao cho phù hợp vào tính chất, công việc của mỗi gia đình cũng như phong tục, tập quán của từng địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, thuận tiện (chỗ để xe, khu sinh hoạt chung, nơI thờ cúng, chỗ ngủ, khu vệ sinh, khu bếp-ăn uống
* Mở bài: Các em thấy ở mỗi nơI, mỗi dân tộc, ở nông thôn hay thành thị, vùng miền khác nhau thì có cách sắp xếp nhà ở khác nhau, để tìm hiểu cụ thể bài hôm nay chúng ta sẽ đI tìm hiểu một số cách sắp xếp đồ đạc sao cho hợp lý:
3. Bài mới: 
Hoạt Động của thầy
Hoạt Động của trò
Nội dung
Hoạt Động 1: 
Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
* Mục tiêu:
- Phân tích được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình hợp lí sẽ tạo sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
* Đồ dùng: Tranh ảnh về sự sắp xếp, bố trí trong các khu.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu lại một số vấn đề đã học ở tiết trước: (vị trí sinh hoạt của các gia đình bố trí như thế nào? giống hay khác nhau? Có thể áp dụng chung cho tất cả các gia đình được không?)
- GV nhắc lại: Các đồ đạc ở các vị trí sinh hoạt trong gia đình phải được sắp xếp sao cho: Dễ nhìn, dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm.
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sự sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
- Việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình còn phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, vệ sinh sạch sẽ, dễ bảo quản. Các loại đồ đạc và cách sắp xếp chúng rất khác nhau, tuỳ điều kiện và sở thích của gia đình.
- GV kết luận cho HS ghi chép.
- GV lấy ví dụ: Để phích nước sôi của gia đình:
? Để phích nước ở đâu?
? Khi nào phích nước sôi trở thành nguy hiểm?
? Để như thế nào là hợp lí?
GV nêu HS một bài tập tại lớp: "Sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập hợp lí trong cặp sách của buổi học hôm nay" (Sự tuần tự, cái gì thừa, cái gì thiếu)
- Cá nhân HS nhắc lại một số vấn đề đã học.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- quan sát tranh vẽ, nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.
- HS trả lời: Phòng khách, nơi tiếp khách chính (phòng chung).
- HS: Khi không để đúng chỗ, dễ đổ vỡ làm nước sôi tràn ra.
- HS: Để nơi dễ rót nước sôi vào, thuận tay để sử dụng
- HS làm cá nhân tại lớp.
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
- Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lí, có tính thầm mĩ tạo nên sự thoải mái, thuật tiện và cần lưu ý đến sự an toàn dễ lau chùi, quét dọn.
Hoạt Động 2: 
Tìm hiểu một số cách bố trí, sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam.
* Mục tiêu:
- Biết vận dụng để thực hiện sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ăn, ngủ, góc học tập của mình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình
* Đồ dùng: Tranh về cách bố trí nhà ở nông thôn, nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn.
* Tiến hành:
- GV cùng HS tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp từng loại nhà theo SGK.
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ trong SGK và tranh ảnh HS chuẩn bị + nghiên cứu thông tin SGK:
Yêu cầu:
Trình bày các cách bố trí nhà ở ở nông thôn, thành phố, thị xã, thị trấn và miền núi?
Nhà ở nông thôn với nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn có gì khác nhau?
Tại sao nhà ở nông thôn ở đồng bằng sông Cửu long lại phảI làm trên cọc? Nhà ở thành phố thường là các nhà cao tầng (khu chung cư)? Nhà sàn ở miền núi có tác dụng gì?
Cho HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi:
Gọi các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhận xét và chôt lại nội dung.
- Cho HS liên hệ thực tế với hoàn cảnh gia đình.
- HS cùng GV tìm hiểu lần lượt cách bố trí, sắp xếp các đồ đạc của từng loại nhà ở của Việt Nam.
Quan sát tranh ảnh và nghiên cứu thộng tin, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
Thảo luận nhóm nhỏ theo yêu cầu của Giáo viên.
Báo cáo, nhận xét.
- Liên hệ với gia đình.
3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam
a. Nhà ở nông thôn:
- Đồng bằng Bắc bộ: thường gồm 2 nhà (nhà chính và nhà phụ – bếp).
- Đồng bằng Sông cửu long thường làm nhà trên cọc để tránh lũ.
b. Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn: thường là nhà xây chung cư.
c. Nhà ở miền núi: đa số là nhà sàn.
4. Củng cố - luyện tập. 
? Khi sắp xếp đồ đạc trong các khu vực của nhà ở cần lưu ý điều gì?
- Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lí, có tính thầm mĩ tạo nên sự thoải mái, thuật tiện và cần lưu ý đến sự an toàn dễ lau chùi, quét dọn.
5. Hướng dẫn về nhà. 
- Đọc trước Bài 9 - Thực hành sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
- Chuẩn bị giấy A4, dụng cụ học tập.
Ngày dạy: 01/11/2010
Tiết 21,22 (Bài 9) : Thực hành
Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS: 
1. Kiến thức:
- Vận dụng những hiểu biết trong phần lí thuyết để sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở, sắp xếp đồ đạc chỗ ở của cá nhân và gia đình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, sắp xếp đồ đạc hợp lí.
3. Thái độ:
- Thực hiện nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Nội dung thực hành. Sơ đồ phòng ở 2,5m x 4m thu nhỏ theo tỷ lệ.
2. Học sinh:
- Giấy A4, kéo, bút chì, com pa, thước kẻ, dụng cụ học tập.
III. Phương pháp:
- Thực hành, quan sát, liên hệ thực tế.
IV. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định: 
2. Khởi động: 
* Kiểm tra bài cũ:
(?) Khi sắp xếp đồ đạc trong gia đình chúng ta cần lưu ý đảm bảo những yếu tố nào?
Trả lời:
- Nhu cầu, sở thích, điều kiện, tính phù hợp của các dụng cụ đối với các hoạt động của con người.
- Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lí, có tính thầm mĩ tạo nên sự thoải mái, thu ...  HS thu dọn vệ sinh lớp học. 
- HS thực hiện trang trí thêm cho lọ hoa.
- HS thực hiện dọn vệ sinh.
4. Củng cố - luyện tập: (5’)
- GV cho HS để những lọ hoa đã thực hiện lên một bàn dài ở giữa lớp sau đó yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bình hoa của các bạn khác (ý tưởng, cách cắm bố trí hoa, trang trí)
- GV bổ xung ý kiến và cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Chuẩn bị : Mỗi tổ chuẩn bị các loại hoa, lá, cành có nhiều màu sắc khác nhau đủ để cắm một bình hoa.
 Ngày dạy: 06/12/2010
Tiết 33: Thực hành - Cắm hoa
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Sau bài này HS: 
1. Kiến thức:
- Vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa dạng toả tròn, cuối giờ phải hoàn thành sản phẩm.
- Sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để cắm được một bình hoặc một lẵng hoa dạng toả tròn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm, ý thức thực hành, làm việc khoa học, chính xác.
3. Thái độ:
- ý thức làm việc nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- H2.32SGK phóng to, một số bông hoa, lá, cành để làm mẫu, 4-5 bộ dụng cụ cắm hoa, bình (lẵng) hoa dạng thấp.
2. Học sinh:
- Mỗi nhóm chuẩn bị các loại hoa, lá, cành, dụng cụ để thực hành.
III. Phương pháp:
- Thực hành, làm việc theo nhóm.
IV. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định: (1’)
2. Khởi động: (2’)
* Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Mở bài: chúng ta đã được thực hành 2 dạng cắm hoa: dạng thẳng và dạng nghiêng. Bài hôm nay chúng ta sẽ thực hiện một dạng cắm hoa phổ biến tiếp theo. Đó là cắm hoa dạng toả tròn:
3. Bài mới: (34’)
Hoạt Động của thầy
Hoạt Động của trò
Nội dung
Hoạt Động 1 (7’): Hướng dẫn ban đầu
* Mục tiêu: HS giải thích được sơ đồ cắm hoa và mô tả được quy trình căm hoa dạng toả tròn.
* Đồ dùng: sơ đồ cắm hoa.
* Tiến hành:
- GV treo sơ đồ dạng cắm toả tròn lên bảng.
? So với sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính? Vị trí các bông hoa trong lọ?
- GV trình bày phần chuẩn bị dụng cụ và vật liệu của mình lên bàn sau đó hướng dẫn cắm.
+ Cắm một bông hoa làm cành chính C3 giữa bình chiều dài = D.
+ Cắm 4 bông hoa khác làm cành chính C1 có chiều dài = D (chia miệng bình làm 4 phần).
+ Cắm 4 bông hoa khác làm cành C2.
+ Cắm thêm các cành hoa, lá trang trí xung quanh bình dưới dạng toả xung quanh.
( GV lưu ý HS trong quá trình thao tác cần phối hợp màu hoa sao cho phù hợp).
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS trả lời:
+ Độ dài các cành chính gần như bằng nhau.
+ Các bông hoa nằm toả đều xung quanh.
- HS quan sát, tiếp thu.
III. Cắm hoa dạng toả tròn.
1. Sơ đồ cắm hoa.
2. Quy trình cắm hoa.
Hoạt Động 2 (20’): Hướng dẫn thường xuyên
* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết để tiến hành cắm hoa. Hoàn thiện được lọ hoa.
* Đồ dùng: một số bông hoa, lá, cành để làm mẫu, 4-5 bộ dụng cụ cắm hoa, bình (lẵng) hoa dạng thấp.
- Mỗi nhóm chuẩn bị các loại hoa, lá, cành, dụng cụ để thực hành.
* Tiên hành:
Hoạt Động của thầy
Hoạt Động của trò
Nội dung
- GV phân nhóm HS tiến hành thực hành, mỗi em làm một việc.
( GV uốn nắn về bố cục, màu sắc, uốn cành, sửa cánh hoa)
? Bài cắm hoa của nhóm em thể hiện mục đích gì ? (Để ở vị trí nào? ý nghĩa của cách cắm đó?
- HS tập trung theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhau thực hành và trả lời câu hỏi.
* Thực hành cắm hoa dạng toả tròn.
Hoạt Động 3 (7’): Hướng dẫn kết thúc.
* Mục tiêu: Đánh giá mức độ, kết quả hoàn thiện của HS.
* Đồ dùng;
* Tiến hành:
Hoạt Động của thầy
Hoạt Động của trò
Nội dung
- Trang trí thêm một số hoa, lá, cành khác cho lọ hoa đẹp hơn.
- GV yêu cầu HS thu dọn vệ sinh lớp học. 
- HS thực hiện trang trí thêm cho lọ hoa.
- HS thực hiện dọn vệ sinh.
4. Củng cố - luyện tập: (7’)
- GV cho HS để những lọ hoa đã thực hiện lên một bàn dài ở giữa lớp sau đó yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bình hoa của các bạn khác (ý tưởng, cách cắm bố trí hoa, trang trí)
- GV bổ xung ý kiến và cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Chuẩn bị : Mỗi tổ chuẩn bị các loại hoa, lá, cành có nhiều màu sắc khác nhau đủ để cắm một bình hoa.
- Ôn tập trước ở nhà chuẩn bị giờ sau ôn tập.
Ngày dạy: 09/12/2010
Tiết 34: Ôn tập chương II
I. Mục tiêu bài học: 
Thông qua tiết ôn tập, HS:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những kiến thức và kĩ năng về vai trò của nhà ở đối với đời sống cong người, sắp xếp đồ đạc hợp lí, thuận tiện cho việc sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và một số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng về, sắp xếp đồ đạc hợp lý, trang trí nhà ở vào điều kiện thực tế của gia đình mình.
3. Thái độ:
- ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Hệ thống hoá kiến thức chính đã học của HS trong chương II. Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Ôn tập trước ở nhà, bút chì, thước kẻ, com pa.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp.
- Thảo luận.
IV. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Khởi động: (1’)
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
* Mở bài: Em hãy cho biết các nội dung chính mà chúng ta đã được nghiên cứu trong học kì I? HS hệ thống lại một số nội dung.
GV nhận xét, vào nội dung bài:
3. Bài mới: (38’)
Hoạt động 1: (23’) Lý thuyết
* Mục tiêu: Trình bày được những kiến thức và kĩ năng về vai trò của nhà ở đối với đời sống cong người, sắp xếp đồ đạc hợp lí, thuận tiện cho việc sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và một số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở.
* Đồ dùng: Bảng phụ.
* Tiến hành:
a. GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm - trong các nội dung sau: (10 phút)
+ N1: Sắp xếp nhà ở hợp lí.
? Như thế nào là nhà ở có sự sắp xếp hợp lí?
? Sắp xếp nhà ở hợp lí có tác dụng gì? Vì sao phải sắp xếp đồ đạc hợp lí?
? Cần sắp xếp đồ đạc trong nhà ở như thế nào để hợp lí? (Phân chia khu vực trong nơi ở, sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực)
+ N2: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
? Như thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
? Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ có tác dụng gì đối với con người? (So sánh với nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh)
? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì?
+ N3: Tranh ảnh dùng trong trang trí nhà ở.
? Người ta thường sử dụng những đồ vật gì để trang trí nhà ở? Tác dụng của các đồ vật đó? Cần đặt những đồ vật đó như thế nào?
? Vai trò của Tranh ảnh, Gương trong trang trí nhà ở?
+ N4: Tranh ảnh dùng trong trang trí nhà ở.
? Người ta thường sử dụng những đồ vật gì để trang trí nhà ở? Tác dụng của các đồ vật đó? Cần đặt những đồ vật đó như thế nào?
? Vai trò của Rèm, Mành trong trang trí nhà ở?
* HS: thảo luận theo yêu cầu của GV.
b. GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày trước lớp nội dung được phân công. (GV uốn nắn, bổ sung, kết luận)
HS: Treo kết qủa thảo luận của nhóm mình và trình bày trước lớp.
GV: Nhận xét, sửa, bổ sung và chốt lại nội dung.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau (sau đó GV nhận xét, bổ sung, kết luận)
? Em hãy cho biết các loại vải thường dùng trong may mặc? Nguồn gốc và tính chất của chúng như thế nào?
? Trang phục là gì? Cho ví dụ?
? Nêu cách lựa chọn trang phục (màu sắc, hoa văn, loại vải) để mặc cho bản thân với vóc dáng béo, lùn, gầy, cao, da vàng, trắng
- GV yêu cầu HS tự nhận xét bản thân và tìm loại trang phục phù hợp với vóc dáng của bản thân mình.
Hoạt động 2: (15’) Thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng về, sắp xếp đồ đạc hợp lý, trang trí nhà ở vào điều kiện thực tế của gia đình mình.
* Đồ dùng: bút chì, thước kẻ, com pa.
* Tiến hành:
GV: cho HS làm việc cá nhân: vẽ sự sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình theo nội dung bài 9 (hình 2.7).
HS: tiến hành vẽ thực hành.
GV: Theo dõi giám sát và hướng dẫn học sinh.
4. Củng cố - luyện tập: (4’)
- GV hệ thống lại kiến thức đã ôn tập để HS lắng nghe, tiếp thu.
- Nhận xét, ý thức HS.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, xem lại nội dung bài: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa; Cắm hao trang trí. 
- Ôn tập những kiến thức đã học trong HKI. Chuẩn bị cho thi HK I.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 35 
Ôn tập
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: 
Thông qua tiết ôn tập, HS:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những kiến thức và kĩ năng về vai trò của nhà ở đối với đời sống cong người, sắp xếp đồ đạc hợp lí, thuận tiện cho việc sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và một số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng về trang trí nhà ở vào điều kiện thực tế của gia đình mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở.
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- Hệ thống hoá kiến thức chính đã học của HS trong HKI
2. Học sinh:
- Ôn tập trước ở nhà.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, làm việc theo nhóm.
IV. Các hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức: (1’) 
Sĩ số: 6a;6b.
2. Khởi động: (1’)
* Kiểm tra bài cũ: Không
* Mở bài:
3. Bài mới: (38’)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau (sau đó GV nhận xét, bổ sung, kết luận)
? Em hãy cho biết các loại vải thường dùng trong may mặc? Nguồn gốc và tính chất của chúng như thế nào?
? Trang phục là gì? Cho ví dụ?
? Nêu cách lựa chọn trang phục (màu sắc, hoa văn, loại vải) để mặc cho bản thân với vóc dáng béo, lùn, gầy, cao, da vàng, trắng
- GV yêu cầu HS tự nhận xét bản thân và tìm loại trang phục phù hợp với vóc dáng của bản thân mình.
4. Củng cố - luyện tập. (4’)
- GV hệ thống lại những kiến thức chính đã học trong HKI cho HS tiếp thu và ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà. (1’)
- Ôn tập theo hệ thống kiến thức đã ôn tập trước ở nhà.
- Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập để giờ sau kiểm tra.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng:	
Tiết 36
Kiểm tra HKI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài GV và HS :
- Thông qua kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS trong HKI, từ đó GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hoá người học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài, đáp áp + biểu điểm
- HS: Ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức: 	
2. Tiến trình kiểm tra.
- GV nêu yêu cầu kiểm tra, sau đó phát đề cho HS: 
* Đề bài, đáp án+ biểu điểm Đề kiểm tra và đáp áp các câu hỏi lấy trong hệ thống câu hỏi kiểm tra CN6/1T_HKI
- HS làm bài, GV theo dõi, giám sát, uốn nắn HS về thái độ làm bài
 IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 15 - Cơ sở ăn uống hợp lí
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cuc tuyet.doc