Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 25: Vùng duyên hải nam Trung Bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 25: Vùng duyên hải nam Trung Bộ

Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng DHNTB, là nhịp cầu nối giữa BB vớ ĐNB, TN với biển Đông. Là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường sa thuộc chủ quyền đất nước.

- Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển kinh tế biển cần có những biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm.

-Biết hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 14 - Tiết 27 - Bài 25: Vùng duyên hải nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :14	 NS: 13-11-2009.
Tiết : 27	 ND: 16-11-2009.
Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức:
- Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng DHNTB, là nhịp cầu nối giữa BB vớ ĐNB, TN với biển Đông. Là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường sa thuộc chủ quyền đất nước.
- Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển kinh tế biển cần có những biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm. 
-Biết hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
2/ Kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng duyên hải Miền Trung.
- Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích 1 số vấn đề của vùng.
-Sử dụng lược đồ tư nhiên vùng duyên hải NTB để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1.GV: GA, SGK, SGV. 
2. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI.
1. Oån định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu những thành tựu và khó khăn trong PTKTNN, CN ở BTB?
? Tại sao nói du lịch là thế mạnh KT của BTB?
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
a. Giới thiệu: Vùng DHNTB nơi diễn ra hội nhập của 2 nền văn hoá Việt – Chăm. Có thể nói vùng là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, có những nét chung với lịch sử phát triển của cả nước. Vùng DHNTB có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, TNTN và dân cư như thế nào? Ta cùng tìm hiểu nội dung của bài.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Cá nhân.
GV yêu cầu HS đọc tên các tỉnh, thành phố, S, dân số của vùng.
Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm.
GV: Treo lược đồ treo tường, yêu cầu HS quan sát lược đồ treo tường hoặc H 25.1 /SGK.
? Xác định vị trí giới hạn của vùng DHNTB.
GV gọi HS lên bảng xác định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đảo Lí Sơn, Phú Quý.
* Hoạt động nhóm.
? Với tính chất vị trí như vậy vùng có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế và an ninh quốc phòng?
GV hướng dẫn HS thảo luận và chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Cá nhân, nhóm.
GV: Yêu cầ HS sử dụng lược đồ tư nhiên vùng duyên hải NTB để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
- Quan sát H25.1/ SGK.
? Cho biết đặc điểm nổi bật của vùng DHNTB?
( Yêu cầu HS dựa vào bảng phân tầng địa hình t91)
?Tìm trên LĐ các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng?
? Cho biết đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu và sông ngòi của vùng? 
* Hoạt động nhóm.
N1? Phân tích các thế mạnh về kinh tế biển?
N2? Phân tích các thế mạnh về phát triển CN, NN?
N3? Phân tích các thế mạnh về phát triển du lịch?
N4? Nêu những khó khăn về thiên nhiên?
GV hướng dẫn HS thảo luận và chốt lại kiến thức.
GV giới thiệu về nghề khai thác tổ yến.
? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực NTB?
( GV hướng HS đi 2 nội dung khí hậu và sa mạc hoá)
GVGDMT:Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển kinh tế biển cần có những biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm.Bên cạnh đó hiện nay hiện tượng sa mạc hóa ngày càng có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
Hoạt động 4: Cá nhân.
Quan sát bảng 25.1/SGK.
? Căn cứ vào bảng 25.1 hãy nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộïc và hoạt động KT giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây?
? Tại sao phải đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây?
Quan sát H25.2/ sgk.
? Nhận xét về tình hình dân cư , Xh ở DHNTB so với cả nước?
GV giảng về đặc điểm người dân của vùng.
? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng?
Quan sát H 25.2, 25.3 GV giới thiệu.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
-DHNTB là 1 dãy đất hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
-Giới hạn:
+Phía Bắc giáp : Bắc Trung Bộ.
+ Phía Nam giáp : Đông Nam Bộ.
+ Phía Đông giáp : Biển Đông.
+ Phía Tây giáp : Tây Nguyên và hạ Lào.
*Ý nghĩa:
-Là cầu nối giữa BTB với ĐNB, giữa Tây Nguyên với Biển Đông.
-Có ý nghĩa chiến lược về giao lưu KT giữa B-N, Đ-T. Đặc biệt về an ninh quốc phòng
( vì có 2 quần đảo lớn)
II. Điều kiện tự nhiên và TNTN:.
1/ Điều kiện tự nhiên:
* Địa hình:
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông bị chia cắt bởi những dãy núi đâm ngang ra biển.
+ Núi gò đồi ở phía tây.
+ Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
*Khí hậu: 
+Nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh, khô hạn nhất cả nước.
* Sông ngòi:Ngắn và dốc.
2/ Tài nguyên thiên nhiên:
-Vùng có thế mạnh đặc biệt về KT biển vàDL.
- TNKS chính là: Cát thủy tinh, Titan, vàng.
-Đất ở vùng đồng bằng hẹp ven biển thích hợp trồng các loại cây lương thực.
* Khó khăn: 
-Tuy nhiên vùng cũng là nơi thiên tai thường xuyên xảy ra : Bão lụt, lũ quét, cát lấn, cát bay,.. gây thiệt hại lớn cho vùng.
-Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu hướng mở rộng => vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây.
- Đời sống các dân tộc cư trú vùng núi phía tây còn nghèo khó.
- Nhiều chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của vùng còn thấp hơn so với trung bình của cả nước. 
	4/Củng cố : 
? Vùng duyên hải Nam Trung Bộ cĩ những thuận lợi và khĩ khăn gì?
? Nêu và giải thích tầm quan trọng của biện pháp hạn chế sa mạc hĩa ở một số địa phương.
	5/Dặn dò : 
- Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. Đọc trước bài 26 khi lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc