Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 – 17 - Tiết 79, 80, 81: Ôn tập tập làm văn

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 – 17 - Tiết 79, 80, 81: Ôn tập tập làm văn

 Giúp học sinh:

 - Nắm được các nội dung chính của phần TLV đã học trong Ngữ văn chính, thấy được tính chất thích hợp của chúng với văn bản chung.

 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung TLV học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 – 17 - Tiết 79, 80, 81: Ôn tập tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 81: Ôn tập tập làm văn
Tiết 82, 83: Kiểm tra học kỳ 1
Tiết 84, 85: Những đứa trẻ
Tuần 16 – 17
Tiết 79, 80, 81
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh: 
	- Nắêm được các nội dung chính của phần TLV đã học trong Ngữ văn chính, thấy được tính chất thích hợp của chúng với văn bản chung. 
	- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung TLV học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. 
I. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	1) Ổn định: 
	2) Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS. 
	3) Giới thiệu bài: Nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài ôn tập cuối HK. 1 từ đó nêu lên yêu cầu cần đạt và cách ôn tậâp trong bài học này. 
	4) Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
	- Toàn bộ bài ôn tập có 12 câu hỏi tiến hành trong 3 tiết, mỗi tiết 4 câu. 
	- Tuỳ trình độ và tình hình cụ thể của lớp, lựa chọn và tập trung ôn tập một số câu hỏi mà HS chưa nắm chắc. 
	- Hệ thống câu hỏi HS đã chuẩn bị ở nhà – lên lớp chủ yếu trao đổi để điều chỉnh, củng cố nội dung đã chuẩn bị. 
	- Hoạt động trên lớp: 
	+ HS lần lượt nêu và trả lời các câu hỏi – GV bổ sung và tổng kết lại. 
	+ Tập trung vào những vấn đề hs chưa rõ, chưa nắm chắc. 
Câu1: Những nội dung phần lớn TLV Ngữ văn chính: 
	a. Văn bản thuyết minh: 
	Trọng tâm: Kết hợp thuyết minh với lập luận giải thích, miêu tả. 
	b. Văn bản tự sự: trọng tâm. 
	+ Kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận. 
	+ Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự ; người kể chuyện và vai trò người kể chuyện 	trong tự sự. 
Câu2: Giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh: 
	- Giải thích làm rõ sự vật cần giới thiệu (nhất là khi gặp các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn, nội dung trừu tượng....). 
	- Miêu tả: để người đọc, người nghê hình dung ra dáng vẽ, hình khối, màu sắc, không gian, cảnh vật xung quanh.... của đối tượng thuyết minh. 
	 Nếu thiếu các yếu tố giải thích, miêu tả, bài thuyết minh sẽ không rõ ràng, thiếu sinh động. 
Câu 3: Thuyết minh và miêu tả giải thích có những điểm khác nhau. 
Miêu tả
Thuyết minh
- Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật. 
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. 
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. 
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết. 
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật
Ít tính khuôn mẫu
- Đa nghĩa
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật. 
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh. 
- Bảo đảm tính khách quan, khao học. 
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết. 
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học. 
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau. 
Câu 4: Miêu tả nội tâm, lập luận trong văn bản tự sự (112, 132/sgk)
	VD: (cho HS đọc VD đã tìm được- Nhận xét)
Câu 5: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm (171/sgk) 
 	VD: (HS cho VD – Nhận xét)
Câu 6: HS đọc VD. 
Câu 7: Văn bản tự sự ở lớp 9 vừa lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng về kiểu văn bản này ở những lớp dưới. (xem lại nôi dung câu 1)
Câu 8: 
	- HS giải thích tại sao một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. 
	- Rút ra kết luận: Khi gọi tên 1 văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. 
	- Trong thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. 
Câu 9: 	Đánh dấu x vào ô mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp. 
Câu 10:
	- HS trình bày ý kiến. 
	- GV hướng dẫn giải đáp: HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu trong nhà trường sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do “phá cách” như các nhà văn. 
Câu 11 và 12: Tác động hỗ tương giữa những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV với những tác phẩm văn học và phần tiếng Việt tương ứng. 
	- HS thảo luận, trình bày ý kiến. 
	- GV chốt lại. 
5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: 
	- Ôn tập 2 nội dung lớn của TLV: thuyết minh và tự sự. 
	- Ôn lại các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại và phần tiếng Việt. 
	- Chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ. 
	- Soạn “Những đứa trẻ”

Tài liệu đính kèm:

  • doc17-81_OnTapTLV.doc