Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 15 - Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 15 - Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I.Mức độ cần đạt.

 - Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.

 - Thấy được tác dụng của việc lựa chon người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.

II. Kiến thức trọng tâm, kĩ năng

 1. Kiến thức: Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc hiểu văn bản tự sự hiệu quả.

III. Chuẩn bị.

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Soạn bài.

IV Tiến trình bài học.

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 15 - Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2010 Tuần: 15 
 Tiết: 71
NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mức độ cần đạt.
 - Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
 - Thấy được tác dụng của việc lựa chon người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
II. Kiến thức trọng tâm, kĩ năng
 1. Kiến thức: Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự
 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
III. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn bài.
IV Tiến trình bài học.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- GV yêu cầu học sinh đọc.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận hệ thống câu hỏi SGK.
- GV nhận xét trình bày của học sinh.
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Gọi học sinh đọc bài tập, lưu ý trả lời yêu cầu.
(?) Người kể là ai?
(?) Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì?
Đọc đoạn trích.
Thảo luận nhóm,trình bày.
a. Chuyện kể về cuộc chia tay giữa 3 người: nhà hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
b. - Người kể dấu mặt, không xuất hiện trong câu chuyện.
 - Nếu 1 trong 3 nhân vật thì ngôi kể phải thay đổi, phải xưng “ Tôi”.
c. Là nhận xét của người kể về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể đã hoá thân vào nhân vật để bộc lộ tình cảm.
d. Căn cứ:
 - Người kể.
 - Các đối tượng.
Đọc ghi nhớ SGK.
Đọc bài tập.
Thảo luận nhóm, trình bày.
 Người kể trong đoạn trích là nhân vật tôi ( chú bé, người trong cuộc, ngôi thứ nhất) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách.
- Ưu điểm: miêu tả được diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp; những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “tôi”.
- Hạn chế: không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật “ người mẹ”, tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
Lắng nghe.
I. Vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
 1. Đọc đoạn trích.
 2. Tìm hiểu đoạn trích.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập.
 Bài tập 1: SGK
Bài tập 2: 
 3. Củng cố.
 Nhắc lại yêu cầu nội dung bài học.
 4. Hướng dẫn:
 - Học bài.
 - Soạn bài “ Chiếc lược ngà”.
 5. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 15/11/2010 Tiết: 72,73
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
I.Mức độ cần đạt.
 Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II. Kiến thức trọng tâm, kĩ năng
 1. Kiến thức: Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
 - Tình cảm cha con sâu nặng hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu văn bản hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình cảm cha con
III. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Hình ảnh tác giả.
 2. Học sinh: Soạn bài.
IV Tiến trình bài học.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc phần tác giả.
(?) Tác phẩm được sáng tác vào năm nào?
Đọc mẫu, gọi 3 học sinh đọc hết văn bản.
(?) Văn bản có bố cục như thế nào?
(?) Em hãy cho biết thể loại và PTBĐ?
(?) Diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện có thể chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
(?) Thái độ của bé Thu thể hiện ntn khi lần đầu gặp cha?
(?) Trong ba ngày đầu thái độ của bé Thu đối với anh sáu ntn?
(?) Lí do gì khiến bé Thu có hành động như vậy?
(?) Chi tiết vết sẹo có ý nghĩa ntn trong việc lên án chiến tranh?
(?) Khi anh Sáu chuẩn bị lên đường thái độ và hành động của bé Thu đối với cha được thể hiện ntn?
(?) Qua thái độ và hành động của bé Thu trước và khi nhận ra ba, ta có thể thấy bé Thu là người ntn? 
(?) Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con được thể hiện trong những hoàn cảnh nào?
(?) Những chi tiết nào trong tác phẩm chứng tỏ tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông sáu?
(?) Câu chuyện chiếc lược ngà gợi lên cho chúng ta điều gì?
(?) Em hãy tóm tắt vài nét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Đọc
Trả lời.
3 HS đọc hết văn bản.
Trả lời.
Trả lời.
 Trả lời: Có thể chia làm 2 giai đoạn: trước và sau khi nhận ra cha.
Suy nghĩ, trả lời.
Thảo luận nhóm, trình bày.
Phân tích, trả lời.
Thảo luận nhóm, phân tích , trình bày.
Phân tích, trả lời.
Phân tích, trả lời.
Phân tích, trả lời.
Tìm hiểu, phân tích, trả lời.
Thảo luận nhóm, trình bày.
Trả lời.
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
 1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Tìm hiểu chung.
 1. Đọc văn bản.
 2. Bố cục.
3. Kết cấu văn bản.
III. Phân tích.
 1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ba về thăm nhà.
- Thái độ của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
 + Lần đầu gặp cha bé Thu tỏ ra ngờ vực, hoảng sợ “ Giật mình, tròn mắt nhìn”.
 + Bé Thu vẫn tỏ ra lạnh nhạt với cha tình cảm ngày càng xấu đi, thể hiện qua “ Vô ăn cơm”, “ Cơm chí rồi”.
 Vì vết sẹo trên mặt của cha.
 - Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha.
 + Thái độ và tình cảm đột ngột thay đổi kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động. “Tiếng ba” của nó như xé cả sự im lặng trong lòng nó.
 - Tính cách của bé Thu:
 + Có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát rạch ròi.
 + Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng vẫn hồn nhiên.
 + Có tình yêu cha mãnh liệt, sâu sắc.
 2. Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con.
 - Trong chuyến về thăm nhà.
 - Chăm chú làm chiếc lược ngà tặng con.
 - Nổi ân hận day dứt vì nóng giận đánh con.
 - Lời dặn của con gái “ Ba về!... cho con”.
 - Dành toàn bộ tâm trí vào làm cây lược.
 3. Tổng kết.
 - Nội dung.
 - Nghệ thuật.
 3. Củng cố.
 Truyện kể qua lời kể của ai? Vì sao tác giả lại chọn cách kể đó?
 4. Hướng dẫn.
 - Học bài.
 - Soạn bài “Ôn tập tiếng việt”.
 IV. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 1/11/2010 Tiết: 74
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.Mức độ cần đạt.
 Củng cố một số nội dung tiếng Việt đã học ở học kì I.
II. Kiến thức trọng tâm, kĩ năng
 1. Kiến thức: Các phương châm hội thoại.
 - Xưng hô trong hội thoại.
 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 2. Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
III. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn bài.
IV. Tiến trình bài học.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
(?) Thế nào là các phương châm hội thoại về lượng, về chất, cách thức, quan hệ, lịch sự?
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ cho phương châm lịch sự và cách thức.
( ?) Xưng hô hội thoại là gì?
( ?) Em hãy tìm một số từ xưng hô hội thoại.
( ?) Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.
Trả lời từng khái niệm.
Suy nghĩ lấy ví dụ.
- Phương châm về lượng:
 + Hỏi : - Anh ăn cơm chưa?
 + Trả lời: Tôi đã ăn rồi.
- Phương châm về chất:
 Con bò to bằng con trâu.
Xưng hô hội thoại là người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ :
- Đối với người trên: bác- cháu, anh- em.
-Đối với bạn bè : bạn-tớ, cậu - tớ...
Trả lời.
- Cách dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp.
Làm theo hướng dẫn.
I. Các phương châm hội thoại.
 1. Khái niệm:
 - Phương châm về lượng.
 - Phương châm về chất.
 - Phương châm quan hệ.
 - Phương châm cách thức.
 - Phương châm lịch sự.
 2. Ví dụ:
II. Xưng hô hội thoại.
 1. Khái niệm.
 2. Ví dụ:
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 1. Cách dẫn trực tiếp:
 2. Cáh dẫn gián tiếp:
3. Bài tập: SGK
 3. Củng cố.
 Nhắc lại yêu cầu bài học.
 4. Hướng dẫn.
 Học bài và làm bài đầy đủ tiết sau kiểm tra.
 IV. Rút kinh nghiệm:
Họ và tên:. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp: 9 Thời gian: 45’
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm).
 Câu 1: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học( nhất là tác phẩm văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
 a. Cách dẫn trực tiếp. b. Cách dẫn gián tiếp.
 Câu 2: Trong giao tiếp nói lạc đề vi phạm phương châm hội thoại nào?
 a. Phương châm về lượng. b. Phương châm quan hệ.
 c. Phương châm về chất. d. Phương châm cách thức.
 Câu 3: Các từ ngữ sau: mãng xà, phê phán, tô thuế, tham ô.Mượn từ tiếng nước nào?
 a. Trung Quốc. b. Châu Âu.
 Câu 4: Trong câu sau đây câu nào sai lỗi dùng từ?
 a. Khủng long là một loài động vật đã bị tuyệt tự.
 b. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
 c. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu hồ sơ tuyệt mật.
 d. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần !
II. Phần tự luận (8 điểm).
 Câu 1: Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ có những đặc điểm nào ? 
 Câu 2: Viết đoạn hội thoại khoảng 5-6 dòng trong đó có sử dụng từ xưng hô.
 Câu 3: Đọc đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 Gần miền có một mụ nào
 Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
 Hỏi tên rằng: “ Mã giám Sinh”
 Hỏi quê rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
 a. Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì Sao?
 b. Các câu trên sử dụng lời dẫn nào? Nhờ dấu hiệu nào mà em biết được điều đó. 
DUYỆT TUẦN 15
HT
18/11/2010
Nguyễn THị Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_15_nguyen_ngoc_tien_truong_thcs_truon.doc