Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 28 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 28 năm học 2011 - 2012

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ)

 - Các bước khi làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ)

2. Kĩ năng:

- Tiến hành các bước làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ)

- Tổ chức, triển khai các luận điểm

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 28 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn : 18/03/2012
Tiết: 131,132 Ngày dạy: /03/2012 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ) 
	- Các bước khi làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ) 
2. Kĩ năng:
- Tiến hành các bước làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ) 
- Tổ chức, triển khai các luận điểm
3. Thái độ:
	- tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: GV: Đọc sgk,tài liệu
 HS: Soạn bài
C.tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ?Thế nào là nghị luận đoạn thơ,bài thơ? Những yêu cầu cần bảo đảm của kiểu bài này là gì?
3.Bài mới.:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
HS:đọc 8 đề /sgk
? Các đề bài trên được cấu tạo ntn?
(Gợi ý:mấy phần?dạng đề?)
? Giữa các đề có mệnh lệnh có điểm gì giống và khác nhau?
? Từ những mệnh lệnh ấy biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?
GV:Cho thêm một số đề khác để minh chứng cho sự phong phú,đa dạng của đề bài nghị luận
*Hoạt động 3 Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS:nhắc lại 4 bước làm bài nghị luận nói chung
HS:Đọc đề bài/sgk
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài trên?
(Vấn đề nghị luận? Mệnh lệnh và tư liệu để làm bài?)
GV:ngoài ra các em còn cần những tư liệu để so sánh đối chiếu:những bài thơ quê hương của ,Giang Nam,NĐThi,ĐTQuân,THữu
? Để làm được bài văn này,em phải nắm được những đặc điểm nào của bài thơ?
?Phần nghệ thuật ta thường dựa vào những yếu tố nào?
HS:đọc dàn bài/sgk
? Qua dàn bài ấy,em hãy khái quát nhiệm vụ chính của từng phần là gì?
GV:nhắc nhở phần viết bài và sửa chữa
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS:đọc VB/sgk
? Em hãy xác định bố cục VB và nội dung chính phần MB?
? Nội dung chính phần TB là gì?
(Trình bày nhận xét về tình yêu quê hương)
? Suy nghĩ,ý kiến ấy được dẫn dắt khẳng định bằng những luận cứ nào?
? Luậïn cứ 1 được thể hiện qua mấy lý lẽ?
(Những suy nghĩ,ý kiến luôn gắn với sự phân tích ,bình giảng cụ thể hình ảnh,ngôn từ,giọng điệu bài thơ)
? Nội dung phần kết bài là gì?
? Phần thân bài được liên kết với mở bài ntn?
? Văn bản có sức hấp dẫn.thuyết phục là do đâu?
GV:Nhấn mạnh sự thành công của văn bản? Qua đây,em rút ra được điều gì khi nghị luận đoạn thơ,bài thơ?
GV: chốt lại kiến thức ghi nhớ
HS: đọc ghi nhớ/sgk 
*Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS:đọc yêu cầu luyện tập
HS:đọc khổ đầu bài thơ
HS trình bày phần đã chuẩn bị Lớp theo dõi bổ sung
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật khổ thơ?(Phép tu từ,từ ngữ ra sao?)
I.Đề bài nghị luận:
*.Đề bài/sgk:
-Cấu tạo đề:
+Đề không kèm mệnh lệnh(đề 4,7)
+Đề có mệnh lệnh(đề 1,2,3,5,6,8)
-Giống nhau:Yêu cầu nghị luận đoạn thơ,bài thơ
-Khác nhau:
+“Phân tích”nghiêng về phương pháp nghị luận
+“Suy nghĩ”Nhấn mạnh lời nhận định,đánh giá
+“Cảm nhận”Nghị luận trên cơ sở sự cảm thụ của người viết
II.Cách làm bài (Đề bài/sgk)
1.Các bước làm bài:
 a.Tìm hiểu đề,tìm ý
 *.Tìm hiểu đề:
-Vấn đề nghị luận:Tình yêu quê hương
-Mệnh lệnh:Phân tích
-Tư liệu:Bài thơ “Quê hương”của Tế Hanh
 *Tìm ý:
-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-Đặc sắc ND:Tình cảm nhớ quê thể hiện qua tâm trạng và hình ảnh
-Đặc sắcNT:Cách miêu tả,chọn lọc hình ảnh,ngôn từ,cấu trúc,nhịp điệu
b.Lập dàn ý:/sgk
c.Viết bài:
d.Đọc lại và sửa chữa:
2.Cách tổ chức triển khai luận điểm:
 Văn bản:Quê hương trong tình thương,nỗi nhớ
a.Mở bài:Từ đầu-> “rực rỡ”:Giới thiệu chung đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là “Quê hương”
b.Thân bài:
Tiếp -> “Của Tế Hanh”Trình bày nhận xét về tình yêu quê hương của Tế Hanh(nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tình yêu tha thiết,trong sáng,đầy thơ mộng của mình )=> Luận điểm
 -Luận cứ 1:Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong ký ức thật sinh động
+Hình ảnh con thuyền
+Nhận xét lời thơ,từ ngữ
+Cảm nhận về cánh buồm
->Tình cảm của tác giả thiêng liêng trìu mến
 -Luận cứ 2:Cảnh ồn ào tươi vui khi đón thuyền trở về(thơ+nhận xét âm điệu thơ so với trước)
 -Luận cứ 3:Hình ảnh con người 
+Nhận xét con người 
.+Bức tượng đài người dân chài
+.Mang hượng vị quê hương
c.Kết bài:
 Phần còn lại:Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ
->Liên kết MB,TB chặt chẽ,tự nhiên,nhờ luận điểm.luận cứ đã cụ thể hóa nhận xét khái quát ở MB và được tổng hợp ở KB(đánh giá sức hấp dẫn,ý nghĩa bài thơ)
*.VB có sức hấp dẫn,thuyết phục là do bố cục mạch lạc,lập luận chặt chẽ,dẫn chứng xác đáng,nhận xét đánh giá từ sự cảm thụ sâu sắc,tinh tế bài thơ
*.Ghi nhớ/sgk 
III.Luyện tập:
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”củaH.Thỉnh
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
1.Mở bài:-Giới thiệu bài thơ và khổ thơ đầu
 -Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về cảnh sang thu của đất trời
2.Thân bài:
 a.Nội dung:
- Sự biến chuyển của đất trời sang thu được thể hiện qua những hình ảnh rất đặc trưng:Từ “Hương ổi”chín thơm “phả” vào làn “gió se”lạnh và “Sương chùng chình qua ngõ”nhà tác giả
->Thiên nhiên được cảm nhận bằng những gì vô hình(hương,gió)mờ ảo(sương chùng chình) nhỏ hẹp,gần(ngõ)
-Nhà thơ cảm nhận sự chuyển mùa bằng những giác quan cụ thể,tinh tế:khướu giác(hương ổi) thị giác (sương) xúc giác (gió se)
->Cảm xúc có sự ngỡ ngàng,bất ngờ,đột ngột nên mơ hồ chưa khẳng định(hình như)
 b.Nghệ thuật Đặc sắc trong hình ảnh,ngôn từ
-Phép tu từ nhân hóa : hồn người sang thu cũng lưu luyến,bịn rịn mùa hạ
-Từ độc đáo “phả”,từ láy gợi hình,gợi cảm “chùng chình”
3.Kết bài: Khẳng định gía trị khổ thơ (.Tâm hồn thi sĩ cũng biến chuyển nhẹ nhàng theo phút giao mùa của đất trời,thiên nhiên)
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
	-Viết phần thân bài (luyện tập)
 -Soạn bài: Mây và Sóng (Đọc VB+Trả lời câu hỏi+Sưu tầm những bài thơ về tình mẫu tử)
D.Rút kinh nghiệm:
**********************************
Tuần 28 Ngày soạn : 18/03/2012
Tiết: 133 Ngày dạy: /03/2012 
 	NGHĨA TƯỜNG MINH, HÀM Ý (TT)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe
2. Kĩ năng:
	- Giải đoán và sử dụng hàm ý
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu bảng phụ
 HS: Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?
? Em hãy xác định và giải đoán hàm ý trong tình huống sau:
 Yết Kiêu: Con đi đánh giặc đây, bố ạ
 Người cha: Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật, không làm gì được
 Yết Kiêu: Bố ơi1 Nước mất thì nhà tan
 Người cha: Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi, con cứ đi
3.Bài mới: GV: vào bài bằng tình huống trên: Trong tình huống trên, hai người giao tiếp ( Người cha và Yết Kiêu) đã sử dụng hàm ý rất thành công -> Khi sử dụng hàm ý phải đảm bảo điều kiện gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Khởi động
GV: vào bài bằng tình huống trên: Trong tình huống trên, hai người giao tiếp ( Người cha và Yết Kiêu) đã sử dụng hàm ý rất thành công -> Khi sử dụng hàm ý phải đảm bảo điều kiện gì?
Hoạt động 2:PPDH nêu vấn đề, vấn đáp
HS: đọc đoạn trích(bảng phụ)
? Em hãy cho biết xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích trên?( Cuộc trò chuyện giữa chị Dậu và cái Tí về việc bán Tí cho nhà cụ Nghị)
? Nêu hàm ý của những câu in đậm thứ nhất? ? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà dùng hàm ý?
 (- Nhìn thấy con ngoan ngoãn, hiếu thảo, quấn quýt mẹ và các em, chị không nỡ nói thẳng ra điều đau lòng đó,vì chị là mẹ nên khó nói ra cái câu phũ phàng : Mẹ bán con
- Nói như thế để cho con chuẩn bị tâm lí tiếp nhận sự thật từ từ, tránh cú sốc cho Tí )
? Hàm ý trong câu nói thứ hai là gì?
? Hàm ý trong câu nói nào rõ hơn? Vì sao?
 (Câu 2 do có cụm từ ‘Cụ Nghị thôn Đoài)
? Vì sao chị Dậu lại nói rõ hơn như vậy?
? Vậy hàm ý câu nói thứ hai của mẹ, cái Tý đã hiểu chưa? Chi tiết nào minh họa điều đó?
? Vậy theo em, có mấy điều kiện để sử dụng hàm ý?
 HS: đọc ghi nhớ/sgk
 GV cho tình huống để rút ra lưu ý:
1/ Cô giáo kiểm tra bài cũ, Hiên không học bài nên bị 1 điểm. Khi Hiên về chỗ ngồi, Dũng nói:
- Thế là trưa nay khỏi ăn cơm nhen, no rồi còn gì!
Nghe nói vậy, Hiên cúi mặt xuống bàn khóc
2/ Trong giờ kiểm tra
Bình: Cậu làm xong bài xong chưa, cho mình xẹm câu 3 một chút đi!
Hoa: Cô đang nhìn kìa
Bình: Đâu có, cô đang đi về phía cuối lớp mà, có nhìn phía này đâu
?Xác định và giải đoán hàm ý trong VD trên?
? Trong các tình huống đó, người nói, người nghe đã đảm bảo được điều kiện sử dụng hàm ý chưa? Vì sao? ( Dũng, Hoa sử dụng hàm ý đã đảm bảo sự tế nhị, lịch sự chưa? Hiên, Bình có hiểu được hàm ý của Hoa không?)
( - Người nói: 
+ Dũng sử dụng hàm ý không đúng hoàn cảnh: Nói như vậy càng làm cho Hiên thêm lo lắng: Sẽ bị bố mẹ mắng hoặc đánh vì tội không chăm học
+ Bạn Hoa có ý thức dùng hàm ý : Từ chối khéo léo, tránh làm cho bạn tự ái
-Người nghe:
 + Hiên đã hiểu hàm ý
 + Bình không hiểu hàm ý nên tiếp tục quấy rầy Hoa, làm mất trật tự lớp)
? Vậy nếu em là Dũng, là Hoa thì phải điều chỉnh cách nói năng ntn cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng nguời tiếp nhận?
( - Dũng: Thôi Hiên đừng buồn nữa, cố gắng học chăm hơn thế nào lần sau cô cũng cho gỡ điểm mà
 - Hoa: Không được đâu Bình ơi, bạn phải cố gắng tự làm thôi, nếu không làm được thì lúc khác mình sẽ giảng giải lại cho cậu hiểu )
? Từ đó, ta thấy muốn sử dụng hàm ý hiệu quả thì phải lưu ý những gì? 
 GV nêu lưu ý: 
 - Khi sử dụng hàm ý phải chú ý đến năng lực giải đoán hàm ý của người tiếp nhận để điều chỉnh cho phù hợp. Vì năng lực giải đóan hàm ý phụ thuộc vào vốn sống, vốn tri thức văn hoá của người nghe
 Vd: Đối với những người chưa đọc Truyện Kiều, chưa xem vở chèo” Quan Âm Thị Kính” thì chưa chắc đã biết được hàm ý của câu nói: “Máu Hoạn Thư”, “ Mắt Thị Mầu” . Còn đối với người am hiểu hai tác phẩm trên thì biết ngay hàm ý 
 - Phải chú ý đến hoàn cảnh để đảm bảo sự tế nhị, lịch sự, có văn hoá, Nếu không chú ý đến điều đó thì vô tình ta đã nói kháy, nói móc, nói cạnh khoé, gây khó chịu, bực mình cho người tiếp nhận 
 HS: Lấy Vd minh họatình huống sử dụng thành công hàm ý
Hoạt động 2:PPDH nêu vấn đề, vấn đáp, nhóm
HS: đọc yêu cầu bài 1- H/s làm miệng
? Em hãy cho biết người nói, người nghe, hàm ý của những câu in đậm?
? Những chi tiết chứng tó người nghe hiểu hàm ý người nói?
 (3 h/s lên bảng làm mỗi câu một em )
 Lớp nhận xét bổ sung
Bài 2: HS Thảo luận-> đại diện nhóm trình bày
? Hàm ý câu in đậm? Vì sao bé Thu không nói thẳng mà phải dùng hàm ý?Việc sử dụng hàm ý có thành công không ? Vì sao?
GV: Đọc BT 3- H/s làm miệng
HS: Làm việc cá nhân - H/s làm lên bảng ghi
? Tìm câu chứa hàm ý trong câu văn trên?
 ? Em hãy chỉ ra hàm ý đóù của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng”với “con đường”?
HS: Thảo luận bài 5- Làm miệng giữa hai dãy lớp: 
-Một dãy tìm câu chứa hàm ý mời mọc của Mây và Sóng, câu chứa hàm ý từ chối của em bé
-Một dãy tìm thêm câu rõ ý mời mọc của Mây và Sóng, rõ ý từ chối của em bé?
 -> Đại diện hai dãy lên bảng viết
I.Điều kiện sử dụng hàm ý:
*.Ví dụ/SGK
-Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi
->Sau bữa này con không được ở nhà với thầy, mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con
-Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài
->Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài
->Tý đã hiểu hàm ý của mẹ “giãy nảy, liệng củ khoai,òa khóc, van xin”
*.Ghi nhớ/sgk
*.Lưu ý:Khi sử dụng hàm ý phải phù hợp:
 + Hoàn cảnh
 + Năng lực người tiếp nhận
II.Luyện tập:
Bài 1:Người nói ,người nghe và hàm ý:
a. -Người nói:anh thanh niên
- Hàm ý: Mời bác và cô vào uống nước
-. Người nghe:Ông họa sĩ và cô gái hiểu hàm ý của anh thanh niên:
“Ông theo liền anh thanh niên vào nhà”và “ngồi xuống ghế”
b. -Người nói: Anh Tấn 
 -Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được
 -Người nghe:Thím Hai Dương hiểu hàm ý qua câu nói:
“Thật là càng giàu có.càng giàu có”
c.- Người nói:Thúy Kiều
 -Hàm ý:
+Câu 1:Mát mẻ. giễu cợt:Quyền quí như Hoạn Thư cũng có lúc đến trước “Hoa nô”này ư?
+Câu 2:Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng
- Người nghe:Hoạn Thư hiểu hàm ý trên: “Hồn lạc phách xiêu..kêu ca”
Bài 2:
-Hàm ý của: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ”->Chắt dùm nước để cơm không bị nhão.
- Bé Thu dùng hàm ý vì đã có lần(trước đó)nó nói thẳng rồi mà không có hiệu quả và vì vậy bực tức. Vả lại lời nói này có thêm yếu tố thời gian bức bách(nhão bây giờ)
-Hàm ý không được sử dụng thành công vì: “anh Sáu vẫn ngồi im” anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu) -- 
-Nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng không thành công: Thu không chú ýđến đối tượng người tiếp nhận: Nói với người lớn phải lễ phép, tôn trọng, không được nói trống không
Bài 3:Thêm lượt lời thoại có hàm ý từ chối:
A:Mai về quê với mình đi!
B:-Mình bận ôn thi
 -Mình phải đi công chuyện với mẹ rồi
 -Mẹ mình đang ốm
A:Đành vậy
Bài 4:Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý:
Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được
Bài 5:
-Câu có hàm ý mời mọc:
+ “Bọn tớ chơivầng trăng bạc”/ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không ?
+ “Bọn tớ ca hátđến nơi nao”/ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy, đi thôi nào
-Câu có hàm ý từ chối:
+ “Mẹ mìnhmà đến được”/ Mình không đi được đâu
 + “Buổi chiềumà đi được”/ Mình không thể đi với các bạn được
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 - Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn , trong đó có sử dụng câu chứa hàm ý
 -Ôn bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết thơ hiện đại
D.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 
Tuần 28 Ngày soạn : 18/03/2012
Tiết: 134 Ngày dạy: /03/2012 
KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
A.Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố lại các VB thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9-tập 2
 - Thông qua bài làm, gvđánh giá được kỹ năng viết văn:cảm nhận, phân tích một hình ảnh, khổ thơ của h/s
 -Tiếp tục rèn luyện ý thức làm bài nghiêm túc, sáng tạo, tự lực
B.Chuẩn bị: GV: Đề bài (Pho to)+Đáp án
 HS: Ôn bài theo tiết ôn tập 127
C.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra:
Hoạt động1: GV: Phát đề cho học sinh 
Đề bài:
Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1 (0.5 đ) Trong bài “Sang thu”, tác giả đã cảm nhận được tín hiệu của sự chuyển bằng giác quan nào?
Thị giác 	B. Thính giác 	C. Khứu giác 	D. Xúc giác
Câu 2 (0.5 đ) Trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương, qua những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là gì?
Tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống cao đẹp của quê hương
Phải sống lam lũ, vất vả đúng như người đồng mình
Phải tự tin, vững vàng khi bước vào cuộc sống
Cả A, C đúng
Câu 3 (0.5 đ) Đoạn thơ nào sau đây trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên không có ý nghĩa khái quát đúc kết một chân lí, một qui luật?
Một con cò thôi 	B. Dù ở gần con
Con cò mẹ hát 	Dù ở xa con
Cũng là cuộc đời 	Lên rừng xuống bể
Vỗ cánh qua nôi	Cò mãi tìm con
C.Con ngủ yên thì cò cũng ngủ 	D.Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi 	Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con
Câu 4 (0.5 đ) Bài thơ “Viếng lăng Bác” là của tác giả nào?
A. Thanh Hải 	B.Viễn Phương 	C.Hữu Thỉnh 	D.Chính Hữu
Câu 5 (0.5 đ) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do 	B. Thể thơ năm chữ 	C. Thơ lục bát 	D. Thơ bảy chữ
Câu 6 (0.5 đ) Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tình cảm gì?
Tình yêu thiên nhiên, đất nước 	B. Tình yêu cuộc sống
C.Khát vọng cống hiến cho đời 	D. Cả A, B, C đúng
Tự luận: (7đ)
Câu 1 (2 đ) Nêu ý nghĩa bài thơ "Nói với con" của Y Phương.
Câu 2 (2đ) Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”. Cho biết nội dung của khổ thơ đó.
Câu 4 (3 đ) Phân tích vẻ đẹp của 2 khổ thơ sau: 
	"Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc."
	(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
..HẾT
ĐÁP ÁN 
I.Trắc nghiệm: (3đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
D
B
B
B
D
(Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
II.Tự luận: (7đ)
CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
1
-
1 điểm
1 điểm
2
- Hs viết đúng khổ thơ:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” 
( Sai 2lỗi trừ 0.25 điểm; sai một câu trừ 0.5 đ)
- Nội dung khổ thơ: Bày tỏ cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng:
+ Tình cảm gần gũi, thân mật, kính trọng qua từ xưng hô “con”
+ Sự thương mến, tự hào về loài cây được coi là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam
1 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
3
* Hs cần trình bày đảm bảo các ý sau:
- Về nội dung: - Khát vọng được sống, cống hiến cho đời phần nhỏ bé của mình
- Nghệ thuật: Điệp ngữ, ẩn dụ, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
* Hình thức một bài văn nghị luận nhỏ, diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng
1 điểm
1điểm
1 điểm
Hoạt động2: GV: Nêu yêu cầu:-Ghi rõ họ tên, lớp
 -Đọc kỹ đề bài, suy nghĩ cẩn thận , làm bài nghiêm túc
Hoạt động 3: HS: Làm bài,
 GV: Quan sát nhắc nhở
Hoạt động 4: GV: Thu bài và hướng dẫn về nhà: 
***************************************
Tuần 28 Ngày soạn : 18/03/2012
Tiết: 135 Ngày dạy: /03/2012 
TRẢ BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 6
(BÀI VIẾT Ở NHÀ)
A.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh: -Củng cố lại kiến thức đã học về văn nghị luận
 -Nhận rõ ưu,khuyết điểm trong bài làm của mình,biết sửa lỗi diễn đạt,chính tả
 -Phát huy những ưu điểm khắc phục những tồn tại chobài viết sau
 -Củng cố thêm lý thuyết và kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện(đoạn trích)
B.Chuẩn bị: 
GV: Bài văn của học sinh đã chấm
HS: Nhớ lại đề và bài làm
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp:
 2.Trả bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1: GV hướng dẫn HS xác định lại đề bài và lập dàn ý
HS: đọc lại đề bài,GV ghi lên bảng, HS ghi vào vở
? Em hãy xác định thể loại,yêu cầu nội dung,mệnh lệnh của 2 đề bài trên?
? Mỗi đề bài đưa ra mấy mệnh lệnh? Là những mệnh lệnh nào?
GV: hướng dẫn HS lập dàn ý
*.Hoạt động 2: GV trả bài ,HS đổi cho nhau để đối chiếu với đáp án, phát hiện lỗi của bạn 
 GV đọc bài làm tốt ( 8,5 đ) HS tham khảo
*.Hoạt động 3: GV nhận xét bài làm của HS có kèm 
VD minh họa- 
1. Ưu điểm:
-Đa số các em nắm được kĩ năng, phương pháp làm kiểu bài nghị luận này
-Hệ thống luận điểm rõ ràng, chính xác, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu
- Vận dụng thành thạo các phép lập luận phân tích, giải thíc, chứng minh, tổng hợp
- Bài làm trình bày cản thận, sạch đẹp 
2. Tồn tại: 
- Một số em chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của
đề nên chưa xây dựng được hệ thống luận điểm
-Chưa nắm vững phương pháp làm bài:
+Dẫn chứng tràn lan, xa trọng tâm
+Liệt kê d/c, chưa vận dụng được các thao tác cơ bản của nghị luận
+ Sa vào tự sự ( Thuật lại nội dung câu chuyện)
-Diễn đạt: Lủng củng, suy diễn tuỳ tiện, không có căn cứ
- Viết tắt nhiều, sai chính tả ( Không viết hoa tên riêng, không dùng dấu ngoặc kép để đóng khung lời danã trực tiếp)
*.Hoạt động 4:Chữa lỗi chung ,GV trích dẫn lỗi sai
* Hoạt động 5: Đọc bài làm tốt để h/s tham khảo
* Hoạt động 6: GV nhắc nhở HS một số điều lưu ý khi làm bài:
 +Xác định đúng yêu cầu của đề(nội dung,mệnh lệnh)
 +Trình bày hệ thống luận điểm,luận cứ rõ ràng,cụ thể,lý lẽ xác đáng
 +Thái độ rõ ràng khi đánh giá vấn đề
 +Lưu ý cách dùng từ,đặt câu,diễn đạt
I.Đề bài: H/s chọn một trong hai đề sau:
Đề1: Cảm nhận của em về đoạn trích: “ Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng
Đề 2: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích : “ Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng
II.Tìm hiểu đề:
-Thể loại:Nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích )
-Yêu cầu nội dung:
Đề1: Đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
Đề2: Suy nhĩ về tình mẫu tử
III.Dàn ý: (tiết 102)
 IV.Kết quả bài làm
1. Ưu điểm:
 2. Tồn tại
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 - Soạn bài: Tổng kết VB nhật dụng
D.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28. doc.doc