Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 28: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 28: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

A. Mục tiêu

Qua bài này, HS cần:

- Nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau; nắm các khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác, tiếp tam giác ngoại tiếp đường tròn, đường tròn bàng tiếp tam giác.

- Biết vẽ đường tròn nội tiếp, bàng tiếp một tam giác cho trước.

- Biết cách tìm tâm của một vật hình tròn bằng thước phân giác.

B. Chuẩn bị của GV và HS

 GV chuẩn bị thước phân giác (hình 83 SGK)

C. Tiến trình trên lớp

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 28: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/12/2005
Tiết pp: 28. Bài soạn: Đ6. Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau
A. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần:
- Nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau; nắm các khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác, tiếp tam giác ngoại tiếp đường tròn, đường tròn bàng tiếp tam giác.
- Biết vẽ đường tròn nội tiếp, bàng tiếp một tam giác cho trước.
- Biết cách tìm tâm của một vật hình tròn bằng thước phân giác.
B. Chuẩn bị của GV và HS
	GV chuẩn bị thước phân giác (hình 83 SGK)
C. Tiến trình trên lớp
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1. Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau
• GV: + Nêu vấn đề “ Ta biết một tiếp tuyến của đường tròn thì vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm, còn hai tiếp tuyến của đường tròn có tính chất gì ? “
 + Vẽ hình 79 SGK, yêu cầu HS làm ?1
• Hỏi : Từ kết quả ?1 hãy nêu các tính chất của hai tiếp tuyến của đtròn (O) cắt nhau.
• HS đứng tại chỗ trả lời.
• GV Giới thiệu : Góc BAC là góc tạo bởi hai tiếp tuyến, góc BOC là góc tạo bởi hai bán kính.
• HS phát biểu định lí
• GV ghi bảng định lí bằng kí hiệu.
• HS làm ?2
Đáp :Kẻ theo tia p/g ta được một đường kính của hình tròn. Xoay miếng gỗ rồi tiếp tục làm như trên ta được đường kính thứ hai. Giao điểm hai đường kính là tâm.
Đáp ?1: Ta có OB = OC, nên 
D AOB = D AOC (c.huyền – cgvuông)
Suy ra AB = AC,
Định lí 
Hoạt động 2. Đường tròn nội tiếp tam giác
• HS làm ?3.
Đáp : 
 I thuộc tia p/giác góc B nên ID = IF
 I thuộc tia p/giác góc C nên ID = IE
Vậy ID = IE = IF. Do đó D, E, F nằm trên một đường tròn (I ; ID)
• GV giới thiệu đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn.
• Hỏi. Cho trước tam giác ABC. Hãy nêu cách xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Đáp : Tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC là giao điểm ba đường p/giác của tam giác.
• GV chú ý cho HS trong thực hành ta vẽ đường tròn trước.
• Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác, còn tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.
Hoạt động 3. Đường tròn bàng tiếp tam giác
• HS làm ?4 (hình 81 SGK)
Đáp : 
K thuộc tia p/g của góc BCE nên KB =KC
K thuộc tia p/g của góc BCE nên KD=KE
Vậy KD = KE = KF. Do đó D, E, F nằm trên đường tròn (K ; KD)
• GV giới thiệu đường tròn bàng tiếp
Hỏi : Hãy nêu cách xác định tâm đường tròn bàng tiếp trong góc B của D ABC.
Đáp : Giao điểm phân giác trong góc B và phân giác ngoài đỉnh A hoặc đỉnh C.
• Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là bàng tiếp tam giác.
Hoạt động 4. Củng cố và Bài tập về nhà
Củng cố :
• GV vẽ hình
• HS trả lời, gthích
Hướng dẫn bài tập về nhà :
• Đề bài. Cho đường tròn (O), các tiếp tuyến tại B và tại C cắt nhau ở A. Gọi H là giao điểm của OA và BC. Hãy tìm một số đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, đường thẳng vuông góc có trong hình vẽ.
• Các bài 28 đén 30 trang 116 SGK.
 D. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28.doc