Giáo án môn học Ngữ văn 7, kì II - Trường THCS An Nhơn

Giáo án môn học Ngữ văn 7, kì II - Trường THCS An Nhơn

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs

· Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

· Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

· Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

· Tích hợp giáo dục môi trường.

B.CHUẨN BỊ :

 _GV:Tranh ảnh, bảng phụ.

 _HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 163 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7, kì II - Trường THCS An Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 BÀI 18
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Chương trình địa phương phần Văn và TLV 
- Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Tiết 73
Ngày soạn:1/1/2008
Ngày dạy: 12/1/2008
 Văn bản: 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs
Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
Tích hợp giáo dục môi trường.
B.CHUẨN BỊ :
 _GV:Tranh ảnh, bảng phụ.
 _HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1/ Ổn định lớp:
2
2/ Kiểm tra bài cũ :- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
	 - Tập, sách giáo khoa.
3/Giới thiệu bài mới : HK1, chúng ta đã tìm hiểu về ca dao; Trong HK2, chúng ta tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể loại của văn học dân gian. Nếu như ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay chúng ta sẽ học tục ngữ với nội dung thiên nhiên lao động cuộc sống.
5
30
HĐ1: Giới thiệu văn bản:
Đọc, tìm hiểu chú thích
- Tục ngữ là gì?
Gv giải thích từ khó.
- Phương thức biểu đạt ?
HĐ2:Tìm hiểu văn bản.
- Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm?
Gv phân tích câu tục ngữ 1.
- Về nội dung các vế thế nào?
- Câu tục ngữ lập luận thế nào?
- Các hình ảnh nào được sử dụng? (Ngày, đêm, sáng tối, nằm, cười)
- Các em hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật có trong câu (1)?
Kết cấu?
Vần?
Phép đối?
Không có hiện tượng đối thanh vì:
- Về hình thức các vế thế nào?
HĐ 3: Gv gọi hs đọc câu 2
- Giải thích câu tục ngữ số 2?
- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ ?
Gv gọi hs đọc câu 3
- Giải thích : Ráng mỡ gà?
- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ ?
Gv gọi hs đọc câu 4
- Giải thích câu tục ngữ số 4 ?
- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ ?
HĐ 3:Tn về lđsx
Gv gọi hs đọc câu 5
- Giải thích câu tục ngữ số 5 ?
- Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào?
Gv gọi hs đọc câu 6
- Giải thích câu tục ngữ số 6 ?
- Câu tục ngữ này giúp chúng ta điều gì ?
Gv gọi hs đọc câu 7
- Giải thích câu tục ngữ số 7 ?
- Giá trị của câu tục ngữ ?
Gv gọi hs đọc câu 8
- Giải thích câu tục ngữ số 8 ?
- Giá trị của câu tục ngữ ?
HĐ4: Tổng kết :
- Nội dung các câu tục ngữ nói về điều gì ?
- Đặc điểm hình thức của các câu tục ngữ ? Cách lập luận ? Vần ? Nhip ? Hình ảnh ?
HĐ 5: Luyện tập
- Đọc 8 câu tục ngữ.
- Hs trả lời.
- Chia làm 2 nhóm, nhóm 4 câu
Câu 1-4: về thiên nhiên.
Câu 5-8: về lao động sản xuất.
- Học sinh đọc.
®Các vế đối nhau về nội dung
®Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
- Ngắn gọn: ( câu 5-8).
- Vần lưng (năm, nằm,).
- Phép đối: Vế?
 Ngữ?
 Từ?
Đêm, ngày (thanh bằng)
Sáng, tối (thanh trắc)
- Đối nhau.
- Chặt chẽ, đối xứng về hình thức và nội dung ®thông báo 1 kinh nghiệm nhận biết về thời gian tài tình, dễ nhớ, dễ thuộc, khoa học, hợp lí.
- Ngày nào đêm trước có nhiều sao, hôm nay sẽ nắng trời ít sao sẽ mưa.
- Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
- Khi trên trời xuất hiện ráng có màu sắc vàng mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão.
- Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu
- Ở nước ta mùa lũ thuờng xảy ra vào tháng 7 âm lịch. Từ kinh nghiệm quan sát nhân dân tổng kết quy luật : kiến bò nhiều vào tháng 7, thường là bò lên cao, là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Vì thế khi trời chuẩn bị có mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới.
- Ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống.
- Đất quí như vàng
- Phê phán hiện tượng lãng phí đất ; Đề cao giá trị của đất.
- Thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế
-Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để tạo ra của cải, vật chất
- Thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
I. Giới thiệu văn bản:
1/ Thể loại: Tục ngữ 
 Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định; có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời văn tiếng hàng ngày.
2/ Phương thức biểu đạt: Nghị luận
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Tục ngữ về thiên nhiên:
Câu1:
- ND: Tháng 5 đêm ngắn ngày dài.
 Tháng 10 đêm dài ngày ngắn
Giúp con người chủ d0ộng trong công việc
- NT:
 + Kết cấu: Ngắn gọn, có 2 vế.
 +Vần: Vần lưng
 (năm,nằm ; mười,cười).
 + Phép đối: Đối vế
 Đối ngữ:
đêm tháng năm ><ngày tháng mười
Đối từ: Đêm>< ngày
 Sáng>< tối
- Nhịp: 3/2/2
®Các vế đối nhau về nội dung, hình thức
®Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
- Câu 2,3,4: Kinh nghiệm nhận biết về thời tiết.
 Giúp nhân dân chủ động phòng tránh.
2/ Tục ngữ về lao động sản xuất:
 - Câu 5: Giá trị của đất đai.
- Câu 6: Thứ tự nguồn lợi kinh tế các ngành nghề.
- Câu 7: Thứ tự, tầm quan trọng của nước, phân, cần, mẫn, giống.
- Câu 8: Thời vụ quyết định hơn cày bừa, làm đất.
III/ Tổng kết: 
-ND: Tục ngữ truyền đạt những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lđsx. Tục ngữ là túi khôn nhân loại
-NT: Lối nói ngắn gọn,lập luận chặt chẽ, có vần, nhịp điệu, giàu hình ảnh.
IV: Luyện tập.
2
5/ Củng cố : Em hiểu thế nào là tục ngữ?	Qua 8 câu tục ngữ, em học tập được gì?
7
6/ Luyện tập: Sưu tầm:
- Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
7/ Dặn dò:_Học bài và làm bài tập.
 _Chuẩn bị bài Chương trình địa phương
8/ Rút kinh nghiệm:
Tiết 74
Ngày soạn:1/1/2008
Ngày dạy: 13/1/2008
 Văn bản: 
 Văn bản: 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc; sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
- Tích hợp giáo dục môi trường.
B.CHUẨN BỊ :
 _GV:bảng phụ
 _HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1
1/ Ổn định lớp:
5
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm ta kết quả sưu tầm của hs
1
3/Giới thiệu bài mới :
15
15
7
4/ Bài mới :
HĐ1: H/d bài Quê hương Đồng Tháp
* Treo bảng phụ ghi bài ca dao 1,2
- Nội dung bài 1,2 nói gì ?
- Các bài ca dao thuộc thể thơ gì ?
- Sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
HĐ2: Bài 3
* Treo bảng phụ ghi bài ca dao thứ 3
- Nội dung bài 3 nói gì ?
- So sánh nội dung bài 3 với 2 bài trên ?
- “Ai về” có ý nghĩa gì ?
HĐ3: Tổng kết 
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật các bài ca dao trên ?
- Nội dung các bài ca dao trên thể hiện điều gì ?
- Liên hệ những bài ca dao viết về ĐT khác 
- Đọc và chép bài ca dao vào vở.
1/ Muỗi kêu như sáo thổi
 Đĩa lội tợ bánh canh.
 Cỏ mọc thành tinh
 Rắn đồng biết gáy.
2/ Tháp Mười nước mặn đồng chua ,
Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng.
- 5 chữ , lục bát
- Phóng đại, nhằm tô đậm sự hoang dã, khó khăn của thiên nhiên.
- Đọc và chép bài ca dao vào vở.
3/ Ai về ĐT mà xem
Bông sen bông súng nở chen lúa vàng.
Sen TM hương thơm ngào ngạt
Lúa TM trĩu hạt, oằn bông.
I/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Bài 1,2 :
- Thuở xưa ĐTM còn hoang dã đến ghê sợ : 
 + Muỗi nhiều, kêu to.
 + Đĩa nhiều, dày đặc.
 + Cỏ tự mọc, tự rụi như tinh
 + Rắn mái gầm biết gáy te te.
- Đất đai không thuận lợi : đồng chua vì phèn, thời tiết nửa năm úng hạn, nửa năm úng lũ.
à Nghệ thuật phóng đại nhằm tô đậm sự hoang dã, khó khăn của thiên nhiên dưới bàn tay khai phá của con người.
2/ Bài 3 :
- Con người đã chinh phục được thiên nhiên, lúa, sen, súng gợi cuộc sống ấm no, đầy đủ, toàn diện.
- TM trở nên hấp dẫn, tự hào: :
“ Ai về “ thể hiện thái độ mời mọc, nhắn nhủ, tha thiết.
II/ Tổng kết :
- NT: Thể thơ đa dạng, nhịp nhanh, vui khỏe như vè trẻ em.
- ND: TM o còn hoang vu, đáng sợ mà còn có nhiều sản vật thiên nhiên đó là nhờ công khai phá của ông cha ta.
1
5/ Dặn dò:_Học bài và làm bài tập.
 _Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
6/ Rút kinh nghiệm:
.
 Tiết 75
Ngày soạn:1/1/2008
Ngày dạy:
TLV 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống .
- Nắm đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
B.CHUẨN BỊ :
 _GV:bảng phụ
 _HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1/ Ổn định lớp:
2
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của hs
2
3/Giới thiệu bài mới : Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch tâm tư tình cảm qua kể chuyện, miêu tả hay hay biểu cảm. Người ta cũng bàn bạc trao đổi nhiều vấn đề có tính chất phân tích, giải thích hay nhận định. Đó là chính là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận: Chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với thể loại này.
15
23
4/ Bài mới :
HĐ1: Nhu cầu nghị luận
- Nghị luận là gì? Gv giảng:
Nghị luận là bàn và đánh giá cho  ... ân tập, phân tích, đánh giá tục ngữ, ca dao.
B.CHUẨN BỊ :
 _GV: bảng phụ.
 _HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1/ Ổn định lớp:
5
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
1
3/Giới thiệu bài mới :
37
4/ Bài mới :
Bước 1: Các tổ thu thập kết quả của từng tổ viên trong tổ.
* Tục ngữ: Về kinh nghiệm tự nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
* Ca dao: Về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ca dao than thân,
 châm biếm.
Bước 2: 
- Phân công người phụ trách biên tập (Loại bỏ bớt những câu không đạt yêu cầu).
- Sắp xếp theo vần, chữ cái thành bản tổng hợp tổ.
Bước 3: 
- Trưng bày kết quả sưu tầm của các tổ – cử đại diện trình bày.
- Từ BGK (giáo viên chủ nhiệm).
- Các đại diện giải thích địa danh, tên cây, quả, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao sưu tầm được.
Bước 4: - Bình giảng 1 số câu tục ngữ, ca dao hay.
Bước 5: - Biểu dương tổ, cá nhân sưu tầm được nhiều và giải thích đúng, cá nhân có những đánh giá tốt, bình hay.
2
5/ Dặn dò:_Học bài và làm bài tập.
 _Chuẩn bị bài + Hoạt động ngữ Văn.
 + Tập đọc diễn cảm viết văn bản nghị luận. 
6/ Rút kinh nghiệm: 
Tiết 135-136
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs
- HS tập đọc to, rõ ràng, đúng dấu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Tập viết và trình bày những lời bình về các văn bản nghị luận.
- Tập viết 1 số đoạn văn nghị luận. 
B.CHUẨN BỊ :
 _GV:bảng phụ
 _HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3/Giới thiệu bài mới :
4/ Bài mới :
HĐ 1 : Đọc diễn cảm văn bản nghị luận ?(3 văn bản theo yêu cầu SGK).
* Hình thức hoạt động: 
- Các cá nhân tự tập đọc ở nhà.
- Chia nhóm tập đọc, tự sửa chữa cho nhau.
* Yêu cầu: 
- Đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng, nhấn mạnh đúng chỗ cần nhấn và biểu hiện tình cảm.
- Không lí nhí, lắp bắp, thể hiện được luận điểm của bài văn các thanh điệu thể hiện bài văn, các thanh điệu thể hiện tình cảm.
- Cử đại diện tổ đọc trước lớp (đại diện khá, giỏi, trung bình, yếu).
* Nhận xét nêu đọc của các nhóm.
- Sửa chữa bổ sung về cách đọc, cách ngắt nhịp, giọng điệu.
HĐ 2 : Bình, nhận xét về tác phẩm nghị luận.
- Cử đại diện đọc hay nhất lớp thể hiện 1 trong 3 văn bản nghị luận.
- Đại diện HS giỏi làm nêu cảm nhận và bình luận về nội dung văn bản, về cách đọc.
HĐ 3 : HS tập viết 1 số đoạn văn nghị luận.
- Về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Về ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
 * Chia nhóm thảo luận sửa chữa.
 * Tổng kết, biểu dương: 
 + Người đọc hay.
 + Người bình hay.
 + Đoạn văn viết đúng, hay nhất.
5/ Củng cố :
6/ Dặn dò:_Học bài và làm bài tập.
 _Chuẩn bị bài Chương trình địa phương tiếng Việt.
7/ Rút kinh nghiệm:
 TUẦN 37 BÀI 33
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Trả bài kiểm tra HK II
Tiết 137-138
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs
Khắc phục được 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
B.CHUẨN BỊ :
 _GV:Tranh ảnh, bảng phụ.
 _HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1/ Ổn định lớp:
5
2/ Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
1
3/Giới thiệu bài mới :
19
16
4/ Bài mới :
HĐ 1 : Luyện các bài tập chính tả.
Bài tập 1: Chính tả (nghe - đọc).
* Đoạn bài “Dân ta có có 1 lòng nồng nàn yêu nước...dân tộc anh hùng”.
 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh). 
* Hình thức: 
- GV đọc.
- 2 HS viết lên bảng.
- Dưới lớp cùng viết.
- Sửa lỗi bài viết trên bảng.
- HS tự sửa vào vở.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống:
* 4 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
a. Điền chữ cái, dấu;
+ Ch / tr: ...ân lí, ...ân trọng, ....ân tình, ...ích choè, ....ình độ.
+ L / n: ....uẩn quẩn, ...ở loét, ....o nê, ....ặng nề, ...oạng choạng, ...o lắng, ....ấp ló, ruộng ....ương, ...ương thiện,
+ S / x: xuề....oà, ...oay xở, ...áng sủa, ...ừng sững, ...ụt sùi, xoen ...oét.
Chọn tiếng:
+ Giành / dành: ....dụm, để ... , tranh ...., .... độc lập.
+ sĩ / sỉ: liêm ...., dũng ..., ..... khí, .... vả.
Bài tập 3: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Một đội ra đề, một đội đáp đội nào tìm từ 
Bài tập 4: Đặt câu với các từ dễ lẫn.
- Lên / nên.
- Chân / trân. 	4 nhóm thực hiện
- Giành / dành. 
- Sa / xa.
HĐ 2 : Một số mẹo chính tả (Lập sổ tay chính tả).
GV hướng dẫn HS1 số mẹo đưa 1 số VD tự rút ra kết luận, nhận xét.
HS ghi vào sổ tay chính tả.
1. Phân biệt l / n: 
* Mẹo của L : 
- L đứng trước âm điệu, N không (Loan, Luân, Na, No).
- L và N đối lập nhau: L láy âm rộng rãi, còn N chỉ điệp âm đầu mà thôi không láy với âm đầu khác: No nê, Nặng nề..
- L không láy âm với N (chỉ có n – n, l – l), (tạo được từ láy để phân biệt l – n chỉ bằng cách không điệp âm đầu: lò dò).
- Các từ để bao giờ cũng là n.
- Các từ chỉ sự ẩn nấp bao giờ cũng là n.
2. Phân biệt ch / tr: 
- Trong từ học văn: Dấu nặng, huyền dùng với tr không dùng với ch.
- Ch không láy âm với tr và ngược lại.
- Số từ điệp âm với tr rất ít, với ch rất nhiều.
- Tr chỉ láy âm với l ở 4 từ trọc lóc, trẹt lét, trụi lũi, trót lọt.
3. Phân biệt s / x:
- s không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oc, trừ soát.
- s không láy với x
- tên thức ăn thường kết hợp với x. Ngoài ra hầu hết các danh từ thường đi với s.
những từ chỉ hơi đi ra viết với x, chỉ có nghĩa sụp xuống + s.
4. Phân biệt gi / d:
- Gi không đứng trước vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.
3
5/ Củng cố :
1
6/ Dặn dò: Hs về nhà : + Sưu tầm các mẹo chính tả.
 + Tập làm các bài tập chính tả.
 _Chuẩn bị tiết Trả bài kiểm tra HKII
7/ Rút kinh nghiệm: 
Tiết 139-140
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs
- HS đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm bài viết của mình về các phương diện: Nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản cho cả 3 phần Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn.
- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới. 
B.CHUẨN BỊ :
 _GV:bảng phụ
 _HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
HĐGV
HĐHS
ND
1/ Ổn định lớp:
5
15
15
10
2/ Bài mới :
HĐ 1 :Nhận xét chung.
- Ưu điểm: 
- Nhược điểm:
HĐ 2 :Xây dựng định hướng đúng cho bài viết.
- GV y/c hs xác định yêu cầu đề.
- Thảo luận, nêu những phương án đúng cho phần trắc nghiệm, dàn ý chung cho bài nghị luận, theo định hướng phần biểu điểm.
- Cần ngắn gọn đủ ý.
HĐ 3 :Sửa lỗi.
Bước 1: HS thảo luận theo bàn chữa lỗi cho nhau. Theo định hướng ở trên.
Bước 2: Một số bàn báo cáo kết quả sửa chữa qua thảo luận.
- Chọn bàn có HS yếu:
Bước 3: Sửa 1 số lỗi tiêu biểu.
- Tập trung sửa lỗi trình bày bài.
- Lỗi trong bài tự luận của HS.
Yêu cầu: 
- Quan sát.
- Nhận diện lỗi.
- Đề ra phương hướng sửa chữa.
HĐ 4 :Tuyên dương, công bố điểm
- Tuyên dương, đọc bài trước lớp
- Yêu cầu làm lại . 
* Nghe
* Thực hiện theo y/c của GV
* Sửa lỗi
* Nghe và thực hiện
I/ Lý thuyết: (3đ)
Câu 1/ ( 2đ) a/ Cách ăn uống rất giản dị : (0,5đ) 
- Bữa cơm chỉ vài ba món đơn giản, 
- Lúc ăn Bác không để rơi vài một hạt. 
- Aên xong cái bát luôn sạch. 
- Thức ăn được sắp xếp tươm tất
b/ Cách ở cũng rất giản dị :(0,5đ) 
- Cái nhà sàn vẻn vẹn vài phòng 
- Nơi ở luôn lộng gió và ánh sáng , phảng phất hương thơm hoa vườn 
c/ Cách làm việc càng giản dị:(0,5đ) 
- Tự mình làm việc từ việc
- Số người phục vụ ít, điếm trên đầu ngón tay.
d/ Trong cách nói và viết :(0,5đ) 
- Ngắn gọn, dễ nhớ :” Không có gì quí hơn độc lập tự do”
- Từ ngữ giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc .
Câu2: (1điểm):Xác định đúng trạng ngữ và gọi tên trạng ngữ:
 a.(0,75đ) - Những buổi sáng: Trạng ngữ thời gian.
-Thỉnh thoảng: Thời gian
- từ chân trời phía xa: Nơi chốn.
b.(0,25đ) Vì tương lai: Trạng ngữ mục đích.
II/ Tập làm văn: (7đ)
1/ Y/c chung: Biết vận dụng thể loại chứng minh khi làm bài.
- Bám sát yêu cầu đề, liên hệ thực tế, tiêu biểu.
2/ Yêu cầu cụ thể:	a.Mở bài(1đ) Thiên nhiên có vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Con người cần yêu mến bảo vệ thiên nhiên.
b.Thân bài:(5đ)
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế thiên nhiên là người bạn tốt của con người.
 + Thiên nhiên là môi trường sống và phát triển của con người.
 + Thiên nhiên đẹp đẽ mang lại cảm xúc lành mạnh, trong sáng cho tâm hồn.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên, nếu không, thiên nhiên sẽ bị hủy hoại, môi trường sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Khai thác các nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lí
+ Chăm sóc, bảo vệ môi trường sống.
 c. Kết bài:(1đ) Ngày nay cả thế giới quan tâm đến môi trường sống với mục đích bảo vệ thiên nhiên
3/ Hướng dẫn cho điểm.
-Điểm 7: Bài làm đạt yêu cầu trên bố cục chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo.Văn viết có lập luận, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả ngữ pháp.
-Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên, cục chặt chẻ.Văn viết có lập luận, trình bày sạch sẽ, sai chính tả ngữ pháp 1,2 lỗi.
-Điểm 4,5: Bài làm đạt các yêu cầu trên, lý lẽ chưa thuyết phục, tiêu biểu,toàn diện.Sai chính tả ngữ pháp 3-5 lỗi
-Điểm 2,3: Bài làm đạt các yêu cầu trên, bố cục chưa chặt chẽ, lý lẽ chưa thuyết phục.Trình bày bẩn sai chính tả ngữ pháp từ 7 lỗi trở lên.
-Điểm 1: Bài viết chưa xác định đúng thể loại,diễn đạt lúng túng,trình bày bẩn,sai chính tả ngữ pháp quá nhiều.
(Tuỳ vào bài làm của học sinh mà gv cho điểm phù hợp.)
3/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 7 HKII.doc