Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 29

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 29

Tuần 29: Từ ngày 22 tháng 03 năm 2010 đến ngày 27 tháng 03 năm 2010

 Tiết (PPCT): 132

 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (tt)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Thấy được tính cập nhật của văn bản nhật dụng hệ thống hoá chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình đã học.

- Nắm được một số đặc điểm khi tiếp cận văn bản nhật dụng.

I. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Khái niệm và nội dung của VBND .

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: Từ ngày 22 tháng 03 năm 2010 đến ngày 27 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): 132
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thấy được tính cập nhật của văn bản nhật dụng hệ thống hoá chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình đã học.
- Nắm được một số đặc điểm khi tiếp cận văn bản nhật dụng.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Khái niệm và nội dung của VBND .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính cập nhật của văn bản nhật dụng.
1. Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
2. Chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại, hiểu loại văn bản trong văn bản nhật dụng?
- Kết hợp các phương thức biểu đạt động phong nha, ổn dịch thuốc lá cầu Long Biên, phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Cho HS trao đổi về một số đặc điểm cần lưu ý khi học văn bản nhật dụng.
1. Em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào ở các lớp 6,7,8,9, kết quả? Qua mỗi lớp cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi, lý do và kết quả của sự thay đổi?
- GV gọi 2 HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK.
III. Hình thức của văn bản nhật dụng:
- Có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:
1. đọc các chú thích về sự kiện hiện tượng hay vấn đề.
2. Có thói quen liên hệ :
+ Thực tế bản thân.
+ Thực tế cộng đồng.
3.có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.
4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc - hiểu văn bản nhật dụng.
5.Căn cứ vào đặc điểm thể loại phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát vấn đề.
6. Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học truyền thông trên Ti vi, đài, sách báo hàng ngày.
* Ghi nhớ: SGK.
Củng cố:
HS : Nêu theo phần ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 29: Từ ngày 22 tháng 03 năm 2010 đến ngày 27 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): 133
LUYỆN NÓI: NL VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Có kỹ năng trình bày miệng môt cách mạch lạc hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về đoạn thơ, đoạn văn.
- Luyện cách lập ý, lập dàn bài và cáchdẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: giáo án. 
- HS: Chuẩn bị trước phần chuẩn bị ở nhà trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1: hướng dẫn chuẩn bị.
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề.
a.	Kiểu bài; nghị luận về một bài thơ.
b.	Vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu.
c.	Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
 2.Tìm ý.
 a. Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học.
 b.Tình yêu quê hương với những nét riêng trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nói.
 1.Dẫn vào bài.
 	Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mươi.Thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỷ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể nhất.
 2.Nội dung nói.
	- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu” Một bếp lửa....nắng mưa”.
	* Chú ý khai thác từ “chờn vờn, ấp iu”
	- Kỷ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp, trong sáng nguyên sơ, do đó nó thuờng có sức sống ám ảnh trong tâm hồn:
 “ Lên bốn tuổi.....còn cay”.
	- Tiếp theo là những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
 “ Tám năm ròng......cánh đồng xa”.
	- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểi tượng của ánh sáng và niềm tin.
 “Rồi sớm.....dai dẳng”.
	- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người Bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa:
 “Lận đận....bây giờ”
 “Nhóm dậy......bếp lửa”.
	- Cuối cùng nhà thơ rút ra một bài học đạo lý về mối quan hệ hữu cơ giữa qúa khứ và hiện tại: “ Giờ cháu đã.......bếp lửa chưa”
Hoạt động 3: GV gọi lần lượt 1 số học sinh trình bày từng ý. Sau đó gọi 2 HS trình bày toàn bài.
Hoạt động 4: GV nhận xét việc chuẩn bị, việc nói trong tiết.
Củng cố: 
.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- HS về nhà chuẩn bị như tiết này nhưng với đề về bài thơ Ánh trăng.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 29: Từ ngày 22 tháng 03 năm 2010 đến ngày 27 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): *
LUYỆN NÓI: NL VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Có kỹ năng trình bày miệng môt cách mạch lạc hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về đoạn thơ, đoạn văn.
- Luyện cách lập ý, lập dàn bài và cáchdẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: giáo án. 
- HS: Chuẩn bị trước phần chuẩn bị ở nhà trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1: hướng dẫn chuẩn bị.
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề.
a.	Kiểu bài; nghị luận về một bài thơ.
b.	Vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu.
c.	Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
 2.Tìm ý.
 a. Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học.
 b.Tình yêu quê hương với những nét riêng trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nói.
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, ... Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư.
“Ánh trăng” (1978) là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ :
Hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp :
“Hồi nhỏ sống với đồng.
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”.
Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng gắn bó với người. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới trở thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.
Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình yêu thương quí trọng của mình với trăng :
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”.
Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên nên trăng hoà vào thiên nhiên, hoà vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa”, bởi trăng từng chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ.
Ấy mà có những lúc tác giả tự thú nhận là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy :
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng bây giờ môi trường đã thay đổi. Từ hồi về thành phố đời sống cũng thay đổi theo :“quen ánh điện, cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng ... dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ, đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những tháng năm ấy. Trăng bây giờ thành “người dưng”... Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế đời vẫn thường nhắc nhau : “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương” quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đã không thèm để ý đến “Vầng trăng” - con người, mảnh đất từng là tri kỉ một thời.
Phải đến lúc toàn thành phố mất điện :
“Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy... người lính năm xưa mới bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm "Con người này" cứ “rưng rưng” nước mắt.
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng..."
"... Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình...”.
Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao ! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, phẩm chất cao quí của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình đồng đội trong những tháng năm “không thể nào quên”. Tượng trưng cho "mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ.
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gây được nhiều xúc động đối với độc giả bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ mới lạ ,“Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thuỷ chung khiến cho người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.
Hoạt động 3: GV gọi lần lượt 1 số học sinh trình bày từng ý. Sau đó gọi 2 HS trình bày toàn bài.
Hoạt động 4: GV nhận xét việc chuẩn bị, việc nói trong tiết.
4. Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị làm bài TLV số 7.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 29: Từ ngày 22 tháng 03 năm 2010 đến ngày 27 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT):134, 135
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
-Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kỹ năng của kiểu nghị luận
-Tích hợp các kiến thức về văn, tiếng Việt đã học.
- Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận nói chung: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: chuẩn bị đề bài. 
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
GV chép đề lên bảng cho học sinh:
Đề 1:
Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề 2:
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
* Yêu cầu:
1. Bài văn có phần Mở bài, Thân bài, Kết bài với nội dung đúng yêu cầu đã học, được liên kết chặt chẽ, hợp lí.
2. Vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh ... để giải quyết tốt yêu cầu của đề bài.
3. Bài văn cần có ý kiến và sự cảm thụ riêng.
Củng cố: 
GV thu bài
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trình địa phương
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 29 (09-10).doc