Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 74 đến tiết 87

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 74 đến tiết 87

Tiết:74

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

 A Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Khắc sâu , hệ thống lại kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kỳ I

- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.

 B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề, chuẩn bị đề cho hs

 - Học sinh: Ôn tập nắm chắc kiến thức để làm bài

C. hoạt động dạy học:

Đề ra:

Trắc nghiệm:

Đề 01 I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?

1. Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?

A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ

B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài, không lạc sang đề tài khác.

D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 74 đến tiết 87", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ..14./.12./2008
Tiết:74 	
Kiểm tra tiếng việt 
 A Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh: 
Khắc sâu , hệ thống lại kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kỳ I
Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.
 B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề, chuẩn bị đề cho hs
 - Học sinh: Ôn tập nắm chắc kiến thức để làm bài
C. hoạt động dạy học:
Đề ra: 
Trắc nghiệm:
Đề 01 I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?
Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài, không lạc sang đề tài khác.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu
2/ Các thành ngữ “ ông nói gà, bà nói vịt”- “ đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng	B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ	 D. Phương châm cách thức.
3/Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
4/ Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có mấy thành ngữ?
A. 2	B.3	D.4	D. 5
5/ Có mấy cách phát triển từ vựng?
A. 1	B. 2	C.3	D.4
6/ Trong đoạn trích “ chị em Thuý Kiều” có mấy hình ảnh ẩn dụ khi miêu tả Thuý Kiều?
A. 2	B. 3	C.4	D. 5.
II. Tự luận. Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau:
 Một dãy núi mà hai màu mây
 Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
 Như anh với em, như Nam với Bắc
 Như Đông với Tây một dãy nối liền 
 ( Phạm Tiến Duật-Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây).
Câu 2. Viết một đoạn văn( trên 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Trong đoạn văn có dùng cách dẫn trực tiếp.
Đề 02 I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1.Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài, không lạc sang đề tài khác.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu
2/ Các thành ngữ “ nửa úp nửa mở”; dây cà ra dây muống” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng	B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ	D. Phương châm cách thức.
3/ Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hay một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
4/ Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” có xuất hiện mấy từ ghép chính phụ?
A. 7. 	B. 9	C.10	D. 8
5/ Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ vựng?
A. 1	B. 2	C.3	D.4
6/ Trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” có mấy hình ảnh ẩn dụ khi miêu tả Thuý Vân?
A. 2	B. 3	C.4	D. 5.
II. Tự luận. Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy trong những câu thơ sau:
 Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh 
 ( Nguyễn Du- truyện Kiều)
Câu 2. Viết một đoạn văn( trên 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Trong đoạn văn có dùng cách dẫn trực tiếp.
Đề 03 I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1/ Thế nào là phương châm về quan hệ trong hội thoại?
A.Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ
B.Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chững xác thực.
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài, không lạc sang đề tài khác.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu
2/ Các thành ngữ sau “mồm loa mép giải”; “ điều nặng tiếng nhẹ” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm lịch sự	B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ	D. Phương châm cách thức.
3/ Dòng nào có chứa các từ ngữ không phải là từ xưng hô trong hội thoại?
A. ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dương.	B. chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó.
C. anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.	D. thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh.
4/ Trong ba khổ thơ cuối của bài thơ “Bài thơ vê tiểu đội xe không kính”có xuất hiện mấy từ ghép chính phụ?
A. 7. 	B. 9	C.10	D. 8
5/ Trong khổ cuối bài thơ “ Bếp lửa” có xuát hiện mấy trường từ vựng”
A. 2	B. 3	C. 1	D.4
6/ Trong sự phát triển từ vựng, c ó mấy cách tăng số lượng từ ngữ? 
A. 1	B. 2	C.3	D.4
II. Tự luận. Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy trong những câu thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 2. Viết một đoạn văn( trên 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong đoạn văn có dùng cách dẫn trực tiếp.
Đề 04 I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1.Thế nào là phương châm cách thức trong hội thoại.
A.Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ
B.Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chững xác thực.
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài, không lạc sang đề tài khác.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.
2/ Các thành ngữ sau “ hứa hươu hứa vượn”; “ cãi chày, cãi cối” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng	B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ	 D. Phương châm cách thức.
3/ Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào?
A. Gián tiếp	B. Trực tiếp.
4/ Trong câu thơ “ Giặc Mỹ buộc ta phải rời con suối” từ “ con suối” được hiểu theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa chính	B. Nghĩa chuyển
5/ Trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” có mấy từ ghép đảng lập?
A.7	B. 8.	C..6	D. 5
6/ Trong khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. ẩn dụ	B. Hoán dụ	C. Nhân hoá	D. So sánh	
II. Tự luận. Câu 1: Chỉ ra các từ láy và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:
Bâng khuâng chiều xuống chơi vơi
Tay mẹ gầy nhặt tuổi đời cho con
Lối mòn lặng lẽ cuối thôn
Chênh vênh dáng mẹ hoàng hôn theo về.
Câu 2. Viết một đoạn văn( trên 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong đoạn văn có dùng cách dẫn trực tiếp.
 ***********************
 Ngày soạn ..14/ 12./2008
Tiết:75 	
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại 	
A.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh: Trên cơ sở tự ôn tập, học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học làm tốt bài kiểm tra.
	Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá đợc kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ, để có định hớng khắc phục những điểm HS còn yêú.
 B. Chuẩn bị: - Giáo viên: ra đề, chuẩn bị đề cho học sinh
 - Học sinh: Ôn tập kiến thức
C. hoạt động dạy học:
I Phát đề 
Đề 01 Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1.Bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt được viết vào năm nào?
A. 1963	B. 1948	C. 1971	D. 1978
2. Giọng điệu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận) được biểu hiện như thế nào?
A. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến	C.Giọng điệu khoẻ khoắn, hào hùng
B. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên.	
D. Giọng điệu giàu tình khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
3. Hai câu thơ “ Không có kính rồi .- không có mui xe thùng xe có xước”sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh	B. Liệt kê	C. Nhân hoá	D. Nói quá
4. Dòng nào nêu chưa chính xác đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “ Làng”( Kim Lân)
A. Xây dựng tình huống tâm lý đặc sắc 
B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật.
C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
D. Giọng văn giàu màu sắc trữ tình.
5. Câu văn nào thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
B. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẻ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
C. Nắng bây giờ lên tới, đốt cháy rừng cây.	
 D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
6. Vì sao ông Hai khoe cả việc Tây đốt nhà mình?
A. Ông tố cáo tội ác của giặc.	 B. Ông thông báo việc làng ông bị giặc phá hoại.
C. Ông coi đó là bằng chứng về việc làng không theo giặc. 
D.Ông mừng vì làng ông không theo giặc.
II. Phần tự luận. Câu 1. ý nghĩa của hình ảnh “ Chiếc lược ngà” trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2. Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài “ ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề 02	I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1.Bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu được viết vào năm nào?
A. 1963	B. 1948	C. 1971	D. 1978
2. Giọng điệu của bài thơ “ ánh trăng” ( Nguyễn Duy) được biểu hiện như thế nào?
A. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến	B. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên.
C. Giọng điệu khoẻ khoắn, hào hùng	
D. Giọng điệu giàu tình khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
3.Ba khổ thơ đầu bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có mấy từ láy?
A. 3.	 	B.4	C.5	D.6
4. Dòng nào nêu chưa chính xác đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”.
A. Xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. 
B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật.
C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng. 
D. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp.
5. Câu văn nào thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A. Trong cái lặng im của Sa Pacó những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
B. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào.
C. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. D. ở đây có cả mưa tuyết đấy.
6. Người kể chuyện trong tác phẩm “ Chiếc lược ngà” là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì?
A. Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với các nhân vật trong truyện.
B. Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động.
C. Cả A,B đều đúng	D. Cả A,B đều sai.
II. Phần tự luận. Câu 1. Phát biểu chủ đề của truỵên ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Câu 2. Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Đề 03.I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1.Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được viết vào năm nào?
A. 1963	B. 1948	C. 1971	D. 1978
2. Giọng điệu của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được biểu hiện như thế nào?
A. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến	B. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên.
C.Giọng điệu khoẻ khoắn, hào hùng 
D. Giọng điệu giàu tình khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
3.Hai khổ thơ cuối bài thơ “ Bếp lửa”( từ “ lận đận đời bà) có mấy từ láy?
A. 3.	 	B.4	C.5	D.6
4. Dòng nào nêu chưa chính xác đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa”?
A. Kếp hợp giữ tự sự, trữ tình và bình luận.	B. Miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn.
C. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn 
D. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp.
5. Câu văn nào thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương,luồn cả vào gầm xe.
B.Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
C.Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian.
D.Thời giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ.
6. Nhận định nào không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “ ánh trăng”?
A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát.	
B. Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
C. Biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
D. Biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng tuổi thơ.
II.Phần tự luận. Câu 1. Vì sao nhân vật ông Hai ( trong truyện ngắn “ Làng” lại trò chuyện với đứa con nhỏ.
Câu 2. Cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Đề 04 I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1.Bài thơ “ ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy được viết vào năm nào?
A. 1963	B. 1948	C. 1971	D. 1978
2. Giọng điệu của bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật) được biểu hiện như thế nào?
A. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến	
B. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên.
C.Giọng điệu khoẻ khoắn, hào hùng. 
D. Giọng điệu giàu tình khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
3.Ba khổ thơ cuối bài thơ “ ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy có mấy từ láy?
A. 3.	 	B.4	C.5	D.6
4. Dòng nào nêu chưa chính xác đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “ Bếp lửa”
A. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
B. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
D. Âm hưởng thơ khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
5. Câu văn nào thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A.Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
B. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
C.Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
D. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. 
6. Hình ảnh “ Trăng cứ tròn vành vạnh “ tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.	
 B. Quá khứ đẹp đẽ, ven nguyên, không phai mờ.
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn. 
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
II. Phần tự luận. Câu 1. Giải thích tên văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” 
Câu 2. Cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài “ bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
II. Theo dõi
III. Thu bài- nhận xét
 Tiết 87: chữa bài kiểm tra tiếng Việt- Văn
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong hai bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong hai bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
B/ Tiến trình dạy học
 Đáp án- biểu điểm
Phần trắc nghiệm : Tiếng Việt
Đề
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
1
D
C
B
C = 4
B
C
2
B
D
D
C
B
6
3
B
A
C
D
A
B
4
A
B
B
B
C
B
Văn học
Đề
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
1
A
C
B
D
B
C
2
B
B
B
C
A
C
3
C
A
A
D
B
A
4
D
D
C
D
C
B
	Phần tự luận – tiếng việt
Đề 1: Câu 1: 2 đ: Chỉ ra phép so sánh= 0,5 đ
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: 2 phía của dãy núi Trường Sơn cũng như 2 con người( anh và em) 2 miền đất( Nam, Bắc) 2 hướng( đông, Tây) của một dãi rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì chia cắt được.
Câu 2: 5 đ. Biết viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật ông Hai có dẫn trực tiếp
Đề 2: câu 1: 2 điểm.
Chỉ ra các từ láy: 0,5đ: nao nao, nho nho, sè sè rầu rầu
Phân tích giá trị biểu cảm 1,5 đ; 
Câu 2: 5 điểm: Biết viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật anh thanh niên, biết dẫn trực tiếp.
Đề 3: Câu 1: 2 đ; Chỉ ra các từ láy: 0,5 đ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh
Giá trị biểu cảm: vùa gợi tả hình dáng vừa thể hiện tâm trạng của con người
Câu 2: 5 điểm - Biết viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật bé Thu, biết dẫn trực tiếp.
Đề 4: Câu 1. 2 đ: Chỉ ra các từ láy: 0,5 đ: bâng khuâng, lặng lẽ. Chênh vênh
Giá trị biểu cảm: vừa gợi tả hình dáng vừa thể hiện tâm trạng của con người
Câu 2: 5 điểm- Biết viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật nhân vật ông Sáu- tình cảm sâu nặng của người cha, biết dẫn trực tiếp.
Phần tự luận –văn học
Đê 2: Câu 1, 2 đ. Nêu được chủ đề: Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.+ Gợi ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác..
Câu 2: Viết một bài văn nghị luận ngắn cảm nhận về khổ thơ cuối bài ĐTĐC: 
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
- Khúc hát ngợi ca thành quả lao động, người lao động
Đề 3: Câu 1: 2 đ. Giải thích được: Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng ông Hai: tâm trạng bị dồn nén bế tắc , nói chuyện với con= trút nỗi lòng, tụ nhủ , tự giãi bày
Thể hiện: Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng..
Câu 2: 5 đ. Viết một bài văn nghị luận ngăn. Trình bày được
Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lủa khơi nguồn kỉ niệm..
Hình ảnh Bếp lửa thân thương ấm áp: 
Hình ảnh bà “ biết mấy nắng mưa” tình cảm của cháu bộc lộ trực tiếp( cháu thương bà)
Đề 4: Câu 1: 2 điểm. - 	Tên VB có ý nghĩa ẩn dụ, thể hiện chủ đề tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao
=> Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
Câu 2: 5 điẻm. Viết thành một bài văn nghị luận ngắn trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
2 câu đầu- khẩu ngữ- lí giải về những chiếc xe không kính= hiện thực khốc liệt của chiến tranh
2 câu sau: tư thế ung dung, bình tĩnh, hiên ngang của những chiến sỹ lái xe.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiemtra 1tiet 789.doc