Giáo án lớp 2 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Thu Đông

Giáo án lớp 2 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Thu Đông

Mục tiêu:

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.

- Bước đầu biết đọc với giọng kể chuyện

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: ế, hết nhẵn.

 

doc 36 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1799Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Thu Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34:
Thứ hai ngày tháng năm 2007.
Tập đọc:
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu biết đọc với giọng kể chuyện
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: ế, hết nhẵn.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc .
- Đồ chơi hoặc các con giống nặn bằng bột màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới :
1.Hiới thiệu bài:
 Học bài Người làm đồ chơi.
2.Luyện đọc:
2.1 Đọc diễn cảm toàn bài văn: 
- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
2.2Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu.
- Viết bảng: sào nứa, xúm lại nặn, làm ruộng, suýt khóc...
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn cách đọc các câu:
 Tôi suýt khóc./nhưng cố tỏ ra bình tĩnh://
 Bác đừng về.//Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.//(giọng cầu khẩn)
Cháu mua/ và sẽ rủ các bạn...
- Gọi vài em đọc từ chú giải.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu.
- Từng em trong nhóm luyện đọc.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
Tiết 2 :
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Bác nhân làm nghề gì ?
H: Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Nhân như thế nào ?
H: Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
 Bạn nhỏ trong truyện có thái độ như thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng ?
H: Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ?
 Hành động của bạn nhỏ cho trấy bạn là người thế nào ?
* Bạn nhỏ trong truyện là một người nhân hậu, thông minh. Bạn hiểu bác hàng xóm rất yêu nghề, yêu trẻ nhỏ nên đã an ủi, động viên bác, làm cho bác vui...
H: Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng ?
4.Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu lại lần 2.
- Chia nhóm và nhóm phân vai để đọc. 
- Cùng lớp bình chọn nhóm đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu, bán rong trên các vỉa hè thành phố.
- Các bạn xúm đông lại ở những chỗ đựng cái saod nứa cắm đồ chơi của bác ...
- Vì đồ chơi mới bằng nhựa xuất hiện, chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.
- Bạn suýt khóc vì buồn, cố tỏ ra bình tĩnh nói với bác: Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bạn đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
- Tự trả lời.
- Lắng nghe.
- Cảm ơn cậu bé tốt bụng./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác.
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm phân vai đọc.
Toán:
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (tt)
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Nhận chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Nhận biết một phần mấy của một số.
- Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh bài tập 4 phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Ôn tập về phép nhân và phép chia.
2.Thực hành:
Bài tập 1 :
- Hướng dẫn và cho HS nhẩm rồi trả lời kết quả.
- Nên cho HS nhận xét đặc điểm của mỗi cột tính.
Bài tập 2 :
- Cho cả lớp làm trên bảng con.
Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS chọn bài làm và làm vào vở.
Bài tập 4:
- Cho HS xem tranh.
- Chia nhóm và cho nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Một em đọc yêu cầu.
- Xung phong trả lời.
4 x 9 = 36 5 x 7 = 35
36 : 4 = 9 35 : 5 = 7
3 x 8 = 24 2 x 8 = 16
24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm trên bảng con.
2 x 2 x 3 = 4 x 3 3 x 5 – 6 = 15 – 6
 = 12 = 9
40 : 4 : 5 = 10 : 5 2 x 7 + 58 = 14 + 58
 = 2 = 72
4 x 9 + 6 = 36 + 6 2 x 8 + 72 = 16 + 72
 = 42 = 88
- Vài em đọc bài toán.
- Chọn lời giải và phép tính để làm vào vở.
Bài giải:
 Mỗi nhóm có số bút chì màu là:
27 : 3 = 9 ( bút chì )
 Đáp số: 9 bút chì.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp cùng xem tranh.
- Thảo luận theo nhóm.
- Hình b đã khoanh vào một phần tư số hình vuông.
Đạo đức :
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 ****************************
Thứ ba ngày tháng năm 2007.
Toán:
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I/ Mục tiêu : Giúp HS:
- Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
- Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo là lít, là đồng ( tiền Việt Nam ).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bài tập 4 viết sẵn trên bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 Ôn tập về đại lượng.
2.Thực hành:
Bài tập 2:
- Bài toán cho gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho cả lớp làm theo nhóm.
Bài tập 3:
- Hướng dẫncho HS làm quen với bài toán mua bán (liên quan đến tiền, đồng Việt Nam).
- Cho cả lớp làm vào vở.
Bài tập 4 :
- Hướng dẫn HS tưởng tượng biết ước lượng số đo độ dài rồi điền các đơn vị mm, cm, dm, m, km vào chỗ chấm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Vài em đọc bài toán.
- Can bé đựng 10l, can to đựng nhiều hơn can bé 5l.
- Hỏi can to đựng bao nhiêu lít.
- Cùng làm theo nhóm.
Bài giải:
 Can to đựng được số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 ( l )
 Đáp số : 15l nước mắm.
- Vài em đọc bài toán:
 Cả lớp cùng làm quen với công việc mua bán.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số tiền còn lại là :
100 – 800 = 200(đồng)
 Đáp số : 200đồng.
- Một em đọc yêu cầu.
- Tưởng tượng và trả lời trước lớp.
a.Chiếc bút chì dài khoảng: 15cm.
b.Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng: 15m.
c.Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài khoảng: 174km.
d.Bề dày hộp bút khoảng: 15mm.
e.Một gang tay dài khoảng: 15cm
Mĩ thuật :
*****************************
Kể chuyện :
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; birts nhận xét lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung vắn tắt nội dung 3 đoạn cảu câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
- Kể chuyện bóp nát quả cam.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Kể chuyện Người làm đồ chơi.
2.Hướng dẫn kể chuyện.
a.Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Cho HS xem nội dung tóm tắt từng đoạn.
- Cùng lớp nhận xét chọn nhóm kể hay.
b.Kể toàn bộ câu chuyện.
- Sau mỗi lần kể, hướng dẫn cho lớp nhận xét về các mặt: nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- Cuối cùng, cùng lớp bình chọn em kể hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- 3 em tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Vài em đọc yêu cầu và nội dung tóm tắt từng đoạn.
- Xem nội dung tóm tắt đã viết sẵn ở bảng.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Kể từng đoạn truyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- Một em đọc yêu cầu.
- Từng em kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét bạn kể.
- Chọn bạn kể hay.
Chính tả (nghe - viết):
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài tóm tắt nội dung truyện Người làm đồ chơi. Ư
- Viết đúng những chữ có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương: tr/ ch, o/ô, dấu hỏi/dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a, 3b.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn chuẩn bị.
- Đọc toàn bài chính tả một lần.
- Giúp HS nhận xét:
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả.
+ Tên riêng của người phải viết thế nào?
- Đọc cho HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai.
b.Đọc cho HS viết.
- Đọc to, rõ ràng từng cụm từ, từng câu.
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lại bài.
c.Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xét.
- Khen những em viết đùng, trình bày đẹp.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a.
- Hướng dẫn và cho một em làm ở bảng phụ, cả lớop làm vào vở.
- Cùng lớp chốt lại lời giải đúng. 
 Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?
 Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?
Bài tập 3b:
- Hướng dẫn và cho cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Vài em đọc alị.
- Nhân.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai.
- Nghe và viết bài vào vở.
- Cả lớp soát lại bài.
- Lắng nghe.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớo làm vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc bài làm của mình.
- Cùng giáo viên nhận xét chốt lại.
 Ông Dũng có hai người con đều giỏi giang cả . Chú Nghĩa, con ông bây giờ là kỹ sư, làm ở mỏ than . Còn cô Hải, con gái ông, là bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện tỉnh.
Tập đọc :
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I/ Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với việc gợi tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình.
2.Rèn kỹ nằn đọc - hiểu:
- Hiểu nghuĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài học.
- Hiểu nội dung bài: Tả cảnh đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ .Qua bài văn, ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ chio bài đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Học bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
2.Luyện đọc:
2.1 Đọc diễn cảm toàn bài:
Giọng chậm rãi, trãi dài ở đoạn tả cảnh đồng cỏ Ba Vì...
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu.
- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ nguyên, trong lành, ngọt ngào, cao vut, trập trùng,.....
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn đọc câu : Giống như đứa trẻ quấn quýt bên mẹ,/ đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo//....
- Giải nghĩa từ: trập trùng, quanh quẩn, nhảy quẩng, rụt rè, từ tốn...
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cùng HS nhận xét.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
e.Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ?
H: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm cảu đàn bê con với anh Hồ Giáo.
 Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm cảu những con bê đực .
 Tì ...  đáp mẫu trong tình huống a. (Khi ong bà tặng quà chúc mừng sinh nhật em). Hai em đóng vai ông và bà, một em đóng vai cháu.
- Cùng lớp nhận xét, bình chọn những HS biết đáp lời nói chúc mừng. VD:
b.Con giỏi lắm. Bố mẹ chúc mừng con./ -Chúc mừng con được điểm 10...
Con cảm ơn bố mẹ .....
5. Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào (viết)
- Hỏi: Trong câu a, từ nào trả lời cho câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho câu a
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau
- Một em đọc yêu cầu và 3 tình huống.
- Các tốp thực hành đối đáp.
 Ông bà tặng quà cho cháu. Bà nói:
 - Chúc mừng cháu ngoan của ông bà nhân ngày cháu tròn 8 tuổi nhé!
 Ông nói :
 - Ông bà chúc cháu chăm ngoan, học giỏi hơn năm ngoái.
 Cháu đáp :
 - Cháu cảm ơn ông bà ạ !
- Từng tốp HS thực hành hỏi đáp theo các tình huống a, b, c.
- Một em đọc yêu cầu và 3 câu văn trong bài.
- Lặc lè.
- Gấu đi như thế nào ?
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, đặt câu hỏi cho các câu b, c
- Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm
- Cùng giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a.Gấu đi như thế nào ?
b.Sư tử giao việc cho bề tôi như thế nào?
c.Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào?
Thứ tư ngày tháng năm 2007
Tập đọc:
ÔN TẬP (tiết 5)
I/ Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS luyện đọc bài Quyển sổ liên lạc.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện cách đáp lời khen ngợi.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao .
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Vài bảng phụ ghi bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài.
 Ôn tập (tiết5)
2.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Quyển sổ liên lạc.
 Như tiết 1.
3.Kiểm tra tập đọc.
 Như tiết 1.
4.Nói lời đáp của em (miệng)
- Gọi một cặp HS thực hành hỏi - đáp (mẫu)
5. Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao (viết).
- Hỏi : Trong câu a, cụm từ nào trả lời cho câu hỏi vì sao ?
- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu a ?
- Cho cả lớp đặt các câu hỏi còn lại vào vở. 
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Một em nêu yêu cầu và 3 tình huống.
- Một cặp HS lên làm mẫu(Bà đến chơi, em bật ti vi cho bà xem . Bà khen : “Cháu bà giỏi quá!”). Một em đóng vai bà, một em đóng vai cháu.
 Bà nói :
 - Cháu bà giỏi quá ! Biết bật ti vi cho bà xem cơ đấy .
 Cháu đáp :
 - Chỉ cần quen là làm được thôi bà ạ./ Cháu cảm ơn bà . Nhưng việc này không khó đâu ạ ...
- Từng cặp thực hành hỏi đáp các tình huống còn lại.
- Cùng giáo viê nhận xét.
- Một em nêu yêu cầu và 3 câu văn trong bài.
- Vì khôn ngoan.
- Vì Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc bài làm.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về :
- Kĩ năng tính (cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi Chương trình Toán lớp 2)
- Sắp xếp các số theo thứ tự nhất định.
- Xem đồng hồ. Tính chu vi hình tam giác.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Mô hình đồng hồ. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Luyện tập chung.
2.Thực hành:
Bài tập 1:
- Cho SH xem mô hình đồng hồ như SGK và hỏi để HS trả lời.
Bài tập 2:
- Cho cả lớp làm vào vở.
Bài tập 3:
- Hướng dẫn và cho lớp làm trên bảng con.
Bài tập 4 :
- Phát bảng phụ và cho HS làm theo nhóm.
Bài tập 5 :
- Hướng dẫn và cho HS làm vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Một em nêu yêu cầu.
- Xem mô hình đồng và trả lời:
 Đồng hồ A chỉ 7 giờ 15 phút.
 Đồng hồ B chỉ 9 giờ 30 phút.
 Đồng hồ C chỉ 12 giờ 15 phút.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm vào vở.
699, 728, 740, 801.
- Một em nêu yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm trên bảng con.
Kết quả là :
a.46, 100, 319.
b.80, 42, 503.
- Một em nêu yêu cầu.
- Cho cả lớp làm trên bảng phụ.
24 + 18 – 28 = 42 – 28
 = 14
 5 x 8 – 11 = 40 – 11
 = 29
3 x 6 : 2 = 18 : 2
 = 9
30 : 3 : 5 = 10 : 5
 = 2
- Vài em đọc bài toán.
- Chọn bài và làmvào vở.
Bài giải:
Chu vi hình tam giác là :
5 + 5 + 5 = 15(cm)
 Đáp số: 15cm
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP (tiết 6)
I/ Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS luyện đọc bài Lá cờ.
- Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng.
- Ôn luyện về cách đáp lời từ chối; cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì; về dấu chấm than, dấu phẩy.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu ghi các bài THL.
- Vài bảng phụ viết nội dung bài 4.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài.
 Ôn tập (tiết 6)
2.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Lá cờ.
 Như tiết 1.
3.Kiểm tra học thuộc lòng.
 Như kiểm tra tập đọc.
4.Nói lời đáp của em (miệng)
- Cho từng cặp HS thực hành.
- Gợi ý lời giải:
a.- Anh ơi, anh cho em đi xem lớp anh đá bóng với.
- Em ở nhà làm cho hết bài tập đi.
- Thôi vậy . Những lần sau, em làm bài xong, nhất định anh cho em đi đấy nhé!....
5.Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi “Để làm gì ?” (viết)
- Cho cả lớp làm vào vở.
- Cùng lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
b.Bông các toả hương thơm ngào ngạt để an ủi Sơn Ca.
c.Hoa dạ lan hưỡngin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để đem lại niềm vui cho ông lão.
6. Điền dấu chấm hay dấu phẩy(viết)
- Hỏi : Truyện vui này vì sao người đọc lại buồn cười ?
- Phát vài bảng phụ cho 3, 4 em làm còn lại cả lớp làm vào vở.
- Cùng lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
trường,
Ồ !
Quá !
thầy,
7. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Một em đọc yêu cầu.
+ HS1 : Nói lời yêu cầu, đề nghị.
+ HS2 : Nói lời từ chối.
+ HS1 : Đáp lại lời từ chối.
- Lần lượt thực hành cả 3 tình huống.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm 3 câu văn; tìm trong từng câu cụm từ tả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?”, viết vào vở hoặc gạch dưới cụm từ đó.
- Làm vào vở và phát biểu ý kiến của mình.
- Một em nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Vì Dũng dùng từ sai : đáng lé gọi là tắm, Dũng lại nói là tưới. Dũng được tắm dưới vòi hoa sen, bạn nghĩ mình cũng giống như cây.....
- Vài em làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Tự nhiên xã hội:
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
 Bài học giúp HS :
- Hệ thống lại những kiến thức đẫ học về tự nhiên
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tận dụng thiên nhiên ở quanh trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài.
 Ôn tập
2.Hướng dẫn ôn tập:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Du hành vũ trụ “
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- Chia lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Mặt Trời.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Mặt Trăng.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về các vì sao.
- Phát cho HS một kịc bản để tham khảo, HS có quyền sáng tạo thêm . Gợi ý.
+ Cảnh 1: Hai em ngồi trên tàu vũ trụ nhìn ra ngoài, phía xa có Mặt Trăng.
HS1 : Nhìn kìa, chúng ta đang đến tận một vật trông như quả bóng khổng lồ.
HS2 : A ! Mặt Trăng đấy !
+ Cảnh 2: Con tàu đưa hai em đến gần Mặt Trăng hơn.
Mặt Trăng : Chào các bạn, mời các bạn xuống chơi.
HS1 : Chào bạn nhưng bạn có nóng như Mặt Trời không.
........
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
- Dựa vào hướng dẫn các nhóm phân vai và hội ý về lời thoại.
Bước 3 : Trình diễn.
- Cho các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
* Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe hướng dẫn.
- Cùng phân vai và hội ý lời thoại.
- Các nhóm trình diễn.
Thứ năm ngày tháng năm 2007.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Kỹ năng tính trong phạm vi Chương trình đã học Toán lớp 2.
- So sánh các số . Tính chu vi hình tam giác.
- Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đợn vị.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Ghi sẵn bài tập trên bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Luyện tập chung.
2.Thực hành:
Bài tập 1:
- Nêu từng phép tính cho HS trả lời miệng.
Bài tập 2:
- Hướng dẫn và cho lớp làm theo nhóm.
Bài tập 3:
- Cho cả lớp làm trên bảng con.
Bài tập 4, 5:
- Hướng dẫn cách làm và cho cả lớp làm vào vở.
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò tiết sau.
- Một emmđọc yêu cầu.
- Thi đua trả lời từng phép tính.
5 x 6 = 30 36 : 4 = 9
4 x 7 = 28 25 : 5 = 5
3 x 8 = 24 16 : 4 = 4
 2 x 9 = 18 9 : 3 = 3
 1 x 5 : 5 = 1 0 x 5 : 5 = 0
 0 : 6 : 2 = 0 4 : 4 x 1 = 1
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào bảng phụ theo nhóm.
482 > 480 300 + 20 + 8 < 338
987 < 989 400 + 60 + 9 = 469
1000 = 600 + 400 700 + 300 > 999
- Một em nêu yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm trên bảng con.
- Kết quả lần lượt là:
a. 45, 637, 329
b.96, 310, 534.
- Vài em đọc bài toán.
- Chọn và giải vào vở.
Bài 4: Bài giải:
Tấm vải hoa dài là :
40 – 16 = 24 (m)
 Đáp số : 24 m
Bài 5: Bài giải:
Chu vi của hình tam giác là :
4 + 4 + 3 = 11 (cm)
 Đáp số : 11 cm
Tập viết:
ÔN TẬP (tiết 7)
I/ Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS luyện đọc bài cháy nhà hàng xóm.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ.
- Ôn luyện lại cách đáp lời an ủi; cách tổ chức các câu thành bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các tờ phiếu ghi các bài thơ HTL.
- Tranh minh hoạ bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt độngmhọc sinh
1.Giới thiệu bài:
 Ôn tập ( tiết 7)
2.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Cháy nhà hàng xóm.
 Như tiết 1.
3.Kiểm tra HTL.
 Như tiết trước.
4.Nói lời đáp của em (miệng)
- Cho từng cặp HS thực hành.
- Tương tự cho đến câu b, c.
5.Kể chuyện theo tranh, đặt tên cho câu chuyện.
- Hướng dẫn HS thựchiện : Đây là kiểu bài tập quen thuộc với các em ngay từ đầu năm học......
- Mời vào em nói mẫu nội dung tranh 1.
- Cùng lớp nhận xét.VD.
+ Có hai anh em đi học trên đường . Em gái đi trước, anh trai đi sau.
+ Có một bạn trai đang rảo bước tới trường. Đi trước bạn là một cô bé gái tóc cài nơ, tay cầm một bông hoa cũng đang tung tăng tới trường.
- Cho cả lớp làm bài tập vào vở.
* Nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị cho tiết sau.
- Một em nêu yêu cầu.
- Từng cặp HS thực hành.
HS1 : Nói lời an ủi.
HS2 : Đáp lại lời an ủi.VD :
a.- Bạn đau lắm phải không?
- Cảm ơn bạn . Mình đau quá . Không ngờ lại đau thế !/....
- Vài em nói bằng miệng.
- Cả lớp cùng làm vào vở.
Âm nhạc:
*****************
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
**********************
Chính tả:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II (đọc)
************************
Thủ công:
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH 
CỦA HỌC SINH 
I/ Mục tiêu:
- Trưng bày các sản phẩm mà các em đã làm.
- Xem sản phẩm của nhau.
II/ Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài.
 Trưng bày sản phẩm thực hành của HS.
2.Tổ chức trưng bày.
- Trưng bày theo tổ, mỗi tổ một góc.
- Cho cả lớp đi và xem sản phẩm của nhau.
3.Nhận xét:
- Đánh gía cách trưng bày và các hoạt động của lớp.
 ********************************
Tập làm văn:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II(viết)
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34-35.doc