Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ

KHỞI NGỮ

 I. Mục đích yêu cầu:

 Học sinh:

 - Nhận biết khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”

 - Nhận biết vai trò của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)

 - Sử dụng Khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.

II. Chuẩn bị:

 Máy chiếu và một số bài tập trắc nghiệ

III. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng )

 2. Kiểm tra:

 Hãy đặt một câu có bổ ngữ và thư đảo bổ ngữ lên đầu câu. Nhận xét cách đảo, ý nghĩ của câu đảo với câu trước dó?

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93: Tiếng Việt.	 Ngày dạy: 03/01/09
KHỞI NGỮ
 I. Mục đích yêu cầu:
 Học sinh:
 - Nhận biết khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”
 - Nhận biết vai trò của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
 - Sử dụng Khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
II. Chuẩn bị:
 Máy chiếu và một số bài tập trắc nghiệ
III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng) 
 2. Kiểm tra:
 Hãy đặt một câu có bổ ngữ và thư đảo bổ ngữ lên đầu câu. Nhận xét cách đảo, ý nghĩ của câu đảo với câu trước dó?
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tỉm hiểu đặc điểm, vai trò của khởi ngữ.
- Chiếu ví dụï a, b, c / Sgk.
- Hãy gạch chân những từ ngữ in đậm?
- Nêu thành phần chủ ngữ – vị ngữ trong câu?
+ Xác định chủ ngữ.
- Những chữ in đậm đứng ở vị trí nào trong câu so với chủ ngữ?
- Như vậy các từ trên khi khi đứng trước chủ ngữ có vai trò như thế nào?
+ Các từ đứng trước chủ ngữ, nêu lên sự việc đối tượng được bàn tới trong câu.
- Có thể xem những từ trên là phần nêu đề tài của câu không? Vì sao?
- Đề tài là đối tượng và sự việc được nói trong câu.
- Trước hoặc sau những từ trên có thể thêm những quan hệ từ nào để phân biệt nó với chủ ngữ?
+ Có thể thêm các quan hệ từ: “Về, đối với” đằng trước hoặc trợ từ “thì” đằng sau.
- Gọi những từ in đậm là khởi ngữ. Vậy thế nào là khởi ngữ? Công dụng của nó trong câu?
+ Nêu đặc điểm và cấu tạo: khẩu ngữ không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ.
- Chốt lại: Khơỉ ngữ có quan hệ trực tiếp với thành phần nào đó trong phần còn lại thì yếu tố khởi ngữ có thể lặp lại ý nguyên ở phần còn lại hoặc yếu tố lặp lại bằng một từ thay thế khởi ngữ (ví dụ a, b)
+ Trường hợp yếu tố khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần còn lại thì nó không được lặp lại.(ví dụ c)
- Đưa ra bài tập nhanh để củng cố kiến thức.
* Bài tập nhanh: ( máy chiếu )
Câu 1: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
b. Khởi nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
c. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
d. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
Câu 2: Dấu hiệu để phân biệt giữa chủ ngữ và khởi ngữ là có thể thêm những quan hệ từ:
a. về, đối với. b. về, và.
c. và, thế là. d. và, đối với. 
+ Lên bảng khoanh tròn câu đúng và giải thích lí do chọn.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Ở bài 1 giúp HS nhận diện được khởi ngữ dưới hình thức diễn đạt khác nhau bài 2 luyện tập dùng khởi ngữ có ý thức.
+ Đọc và nêu têu cầu bài tập 1, 2
- Hướng dẫn làm 
+ Ở bài 1 để tìm được khởi ngữ hãy xem vị trí và từ ngữ ấy có nêu lên được đề tài trong câu hay không; có thể thêm các từ như : về , đối với hay không? 
Bài 2: Để chuyển thành khởi ngữ cần chú ý vị trí của nó trong câu.
+ Tiến hành thảo luận.
- Nhóm 1, 2: bài; Nhóm 3, 4: bài 2
+ Trình bày kết quả ở phiếu học tập.
+ Cả lớp nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Hãy đặt hai câu sử dụng khởi ngữ .
+ Đứng tại chỗ làm.
- theo dõi - nhận xét – cho điểm .
I. Đặc điểm và vai trò của khởi ngữ:
1. Phân tích ví dụ:
 a. Còn anh
 b. Giàu
 c. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.
->Thường đứng trước chủ ngữ.
=> Nêu sự việc, đối tượng được bàn tới trong câu (đề tài)
 2. Ghi nhớ: Sgk/8
* Bài tập nhanh: 
Câu 1: b
Câu 2: a.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Xác định các khởi ngữ ;
 a. Điều này
 b. Đối với chúng mình
 c. Một mình.
 d. Làm khí tượng
 e. Đối với cháu 
 Bài tập 2: Chuyển phần in đậm thành khở ngữ .
 a. Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm.
 b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
 Bài tập 3: Đặt câu có khởi ngữ :
 a. Thương, tôi cũng thương lắm nhưng tội thì phải phạt.
 b. Cả năm ông, người nào cũng nói sai hết cả.
4. Củng cố: Khởi ngữ là gì? Nêu ví trí và công dụng?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ.
 b. Chuẩn bị: + Đọc lại văn bản: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, nhận xét về cách phân túch các luận điểm của tác giả.
 + Ở văn bản: Trang phục cần xem thử “ Quy tắc ngầm về ăn mặc” đó là gì? Tác già đã phân tích và tổng hợp vấn đề đó như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • doct 93.doc