Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .(SGV )

B. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài giảng

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn :Ngữ Văn 9
 Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
(Tác giả :Phạm Tiến Duật) 
A/Mục tiêu cần đạt .(Sgv )
B. Tiến trình: 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài giảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Giới thiệu bài :Có những bài thơ luôn đi cùng năm tháng ,những bài thơ ấy như ngọn lửa cháy mãi trong lòng ngươì đọc,bởi ta tìm thấy trong đó khí thế thời đại của cả một thế hệ anh hùng:Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Đấy chính là thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ của tác giả Phạm 
Tiến Duật mà cô cùng các em sẽ tiếp cận trong giờ học hôm nay.
I/Đọc - hiểu chú thích .
1/Tác giả 
?Phần chú thích * trong sgk cho em những hiểu biết gì về tác giả ? 
- GV nhấn mạnh,bổ sung:
+ Phạm Tiến Duật sinh năm1941,quê huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.
+ Tốt nghiệp ĐH, sau 1964 ra nhập quân đội,hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn( Ông đã sống quãng đời thanh xuân của mình trong bão lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ).
+ (Cuối những năm60 đầu 70 xuất hiện một ớp nhà thơ trẻ năng như: Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Phạm tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Minh Khuê, những nhà thơ này các em sẽ có dịp tìm hiểu kĩ hơn khi đến với tác phẩm của họ và) PTDuật là 1 trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
+ Đề tài chủ yếu trong thơ ông: Viết về những cô gái thanh niên xung phong, những chàng lái xe dũng cảm và vui tính trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn với những tác phẩm tiêu biểu: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”;”Nhớ”; ”Gửi em cô thanh niên xung phong”.(Trong đó “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có một vẻ đẹp riêng).
2. Tác phẩm
? Quan sát tiếp vào phần chú thích *, em hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
- GV nhấn mạnh:
+ “Bài thơvề tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơđược tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (Năm 1969).
+ In trong tập: “Vầng trăng quầng lửa”
? Bài thơ được sáng tác năm 1969,đây là thời điểm lịch sử như thế nào?
? Qua học lịch sử,qua các phương tiện thông tin đại chúng, em hiểu gì về con đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
( Và trên con đường đó, ngày cũng như đêm,có biết bao cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường, biết bao anh chiến sĩ lái xe băng rừng, vượt núi. Đến hôm nay, con đường này đã trở thành huyền thoại về những con người bất tử. Sống và chiến đấu ở TS đã tôi luyện và bồi đắp cho hồn thơ PTDuật để ông sáng tác những bài thơ hay như”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”)
- GVHD đọc: Bài thơ đọc với giọng vui tươi, sôi nổi,khoẻ khoắn,ngang tàng,dứt khoát.Khổ 7+8 đọc chậm giọng điệu tâm tình.
? Gọi HS đọc bài.
? Nhận xét cách đọc của bạn?
-GV nhận xét bổ sung.
- GV đọc mẫu (Có tư liệu minh hoạ) 
? Trong phần chú thích về từ, SGKcó nêu chú thích nào?
? “Tiểu đội xe không kính” em hiểu thế nào là tiểu đội?
II/ Đọc - Hiểu văn bản
? Có bạn khi đọc tên bài thơ, nêu nhận xét: Nhan đề bài thơ thật lạ, em có đồng ý với ý kiến này không?
? Nhưng vì sao T/g còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”?
?Theo em,văn bản” Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ hiện ra dưới hình thức của thể thơ nào?
? Nhờ cách kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu đó , nhà thơ đã sáng tạo được những hình tượng thơ nào nổi bật?
1. Hình tượng những chiếc xe không kính.
? Bài thơviết về những chiếc xe không kính, theo em những tấm kính có tác dụng như thế nào đối với người lái xe?
? Vậy mà ở đây ta bắt gặp tiểu đội xe không kính, những câu thơ nào giới thiệu với chúng ta về tiểu đội xe không kính?
? “Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” cách giới thiệu của nhà thơ có gì đặc biệt?
? Nghệ thuật đó cho em cảm nhận gì về h/a những chiếc xe không kính? Về chiến tranh?
(Câu thơ thật dung dị như một lời giải thích về sự khiếm khuyết của những chiếc xe. Mặc dù không trực tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến tranh, nhưng cái dữ dội ghê sợ của nó đã được bộc lộ rõ nét qua các động từmạnh: Giật,rung,vỡ)
? Nhưng bom đạn kẻ thù không chỉ làm xe mất đi những tấm kính mà còn khiến những chiếc xe ngày càng trở lên:
- Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe,thùng xe có xước,
Phát hiện nhanh những biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơnày? Nêu tác dụng.
? Đến đây,h/a của nhưng chiếc xe không kính hiện lên như thế nào?
? Vì sao vậy?
(Xưa nay h/a xe cộ nếu đưa vào trong thơ ca thường được lãng mạn hoá, mĩ lệ hoá, nó thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực, như cỗ xe Tam mã trong thơ Puskin: 
“Trên đường mùa đông vắng cũ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Đều đều khắc khoải làng quê”
Hay chiếc xe trong “ Bài ca lái xe đêm” của Tố Hữu:
“Xe ta quý ta yêu
Ôi chiếc xe đồng chí
Cùng ta lăn sớm chiều
Cùng ta đi đánh Mĩ”
Còn h/a những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm,thích cái mới lạ như PTDụât mới nhận ra và đưa vào thành hình tượng thơđộc đáo.
Nhưng các em ạ,trongmột lần tâm sự với các nhà báo trẻ, nhàthơ PTDuật có nói: Tôi khắc hoạ những chiếc xe không kính chủ yếu để làm nổi bật người chiến sĩ lái xe – chủ nhân của những chiếc xe không kính).
2. Hình tượng người chiến sĩ lái xe
? Đọc nhanh bằng mắt bài thơ,trên những chiếc xe không kính, hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiện lên trước hết qua những câu thơ nào?
? Giải nghĩa giúp cô từ “Ung dung”?
? “ Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng”, là cách nhìn nhưthế nào của người lính lái xe trên tuyến lửa?
? Từ cách hiểu này, h/a người chiến sĩ lái xe hiện lên trong tư thế như thế nào?
? Và trong buồng lái,người lính vãn dành riêng cho mình một góc tâm hồn để cảm nhận thế giới xung quanh. Các anh cảm nhận được những gì khi lái những chiếc xe không có kính?
? Nhận xét về cách thể hiện của t/g?
? Điệp từ: Nhìn, thấy xuất hiện nhiêu lần trong khổ thơ nói lên điều gì?
? Nhưng người chiến sĩ cảm nhận như thế nào trước những khó khăn đó?
? Từ những cảm nhận này cho em hiểu thêm điều gì về họ?
? Khó khă,thử thách đâu chỉ dừng ở mức độ cảm giác mà nó ập đến rất cụ thể.Em hãy tìm đọc những câu thơ này?
? Vậy đó là những hiện thực như thế nào?
? Người lính lái xe không kính đã đón nhận hiện thực này với một thái độ như thế nào?
? Từ những h/a thơ này,h/ả người lính trong tưởng tượng của các em hiện lên như thế nào?
? Em muốn nói điều gì về những người lính lái xe không kính trongbức tranhmình vừa vẽ?
(Đúng là:
Mưa bom bão đạn lòng thanh thản
Nhạt muốivới cơm miệng vân cười)
Tiếng cười của các anh giữa rừng TSơn đã át đi cả tiếng bom rơi, đạn nổ. Đây là nụ cười của những con người có bản lĩnh, có niềm tin, họ cảm thấy được sống, được chiến đấu cho đất nước là một niềm hạnh phúc).
? Đọc khổ thơ 5& 6?
? Sự hình thành tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt?
? Những cái:” Bắt tay qua cửa kính” nói với ta điều gì về người lính.
(Thỉa cái ô kính vỡ lại là cơ hội để những cái bắt tay như chặt hơn là sự chia sẻ đồng cảm, là hơi ấm là sức mạnh truyền cho nhau.Ta lại nhớ đến người lính trong bài thơ: “Đồng Chí” của Chính Hữu:” 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Người kính trên đường ra trận đã gặp nhau tao thành một gia đình lớn,sự tạo thành này cũng thật dung dị: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Em có cảm xúc gì khi đọc đoạn thơ này)
? Sau mỗi lần nghỉ ngơi, những chiếc võng chông chênh mắc vội, đại gia đình nhà lính lại tiếp tục lên đường, em hiểu NTN về hình ảnh thơ:
“Lại đi, lại đi trời xanh thêm”?
? Những chiiếc xr cứ bị méo mó, biến dạngtrong bom đạn của kẻ thù mà vấn băng mình lên phía trước. Nhà thơ đã lý giải điều này ntn?
? Theo em cái quyết định chiến thắng là vũ khí, công cụ hay con người? từ đó em cảm nhận gì về hình ảnh “trái tim” trong kết thúc bài thơ?
? Tất cả khổ thơ cuối như muốn nói lên điều gì? 
? Những người lính lái xe không kính của Phạm Tiến Duật đã trở thành hình tượng về thể hệ trẻ người Việt Nam thời chống Mĩ. Cô muốn các em chia sẻ những suy nghĩ, những cảm xúc của mình về họ? 
( Họ cùng với Đặng Thuỳ Trâm hay Nguyên Văn Thạc trở thành hình tượng của một lớp người: “ Sống mãi tuổi 20. Trở thành những người khổng lồ không chie được ghi nhận trong lịch sử mà còn sống mải trên những trang thơ).
iII. Tổng kết
? Nhận định nào nói đúng nhất về giá trị nghệ thuật của bài thơ
A. Thể thơ tự do tứ thơ độc đáo
B. Lời thơ gần với lời nói thường mang tính khẩu ngữ, tự nhiên
C. Giọng thơ sôi nổi, ngang tàng mang đậm chất lính
D. Kết hợp cả A,B và C
? Từ những nghệ thuật độc đáo này tác giả muốn gửi gắm điều gì trong đó? 
* Ghi nhớ
( Ra đời trfong những năm tháng chống Mĩ gian khổ, bài thơ là một hồi tưởng đẹp về người lính Trường Sơn một thời khói lửa. Tác phẩm chinh phục ta bởi một thời biết lăn vào thời đại và làm đẹp cho đời bằng những cảm xúc lớn lao. Cam, xúc ấy được khơi nguồn từ những điều ma ta cứ ngỡ chẳng có gì là thơ. Bây giờ chiến tranh không còn nữa, nhưng những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ Trường Sơn mãi đi vào lịch sử, nó là sự tiếp nối và toả sáng thêm những phẩm chất cao đẹp của người lính cụ Hồ.
IV. Luyện tập.
1. Đọc diễn cảm lại bài thơ
2. Thảo luận nhóm: Hình ảnh người lính thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật có gì gần gũi và có gì khác so với hình ảnh người llính thời chống Pháp trong bài thơ “ Đông Chí” của Chính Hữu?
V Hướng dẫn học tập: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh câu 2 phần luyện tập
- Chuẩn bị văn bản: “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
–H/s dựa vào chú thích để nêu những thông tin về tác giả.
- HS dựa vào chú thích * SGK
- Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chốngMĩ, đây là những năm tháng gay go nhất , ác liệt nhất của cuộc kháng chiến .
- Trong cuộc K/c chống Mĩ,con đường Trường Sơn là mạch máu giao thông quan trọng nối liền hậu phương lớn và tiền tuyến lớn. Vì vậy trên tuyến đường này kẻ thù đã điên cuồng đánh phá nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến.
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS đọc chú thích về bếp Hoàng Cầm
- Đơn vị gồm12 người.
- Nhan đề bài thơ khá dài
- Nhan đề bài thơ làm nổi rõ hình ảnh cảu toàn bài:Những chiếc xe không kính- Đây là một hình ảnh độc đáo, một phát hiện thú vị thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến đấu trên tuyến đường TSơn.
- Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính mà t/g muốn nói về chất thơtừ trong hiện thực khốc kiệt ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang vượt lên gian khổ của chiến tranh
- Bài tập trắc nghiệm: 
A.Thơthất ngôn,giọng thơ du dương trầm bổng
B. Thơ tự do,câu dài ngắn khác nhau, giọng thơ mạnh mẽ hào hùng.
C, Thơ lục bát , giọng thơ nhẹ nhàng
- Hình tượng những chiếc xe không kính.
- Hình tượng người chiến sĩ lái xe
- Giúp người lái xe quan sát, điều khiển xe
- Bảo vệ người lái xe, tránh được mưa gió và những vật cản bất ngờ
- Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
- Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe,thùng xe có xước,
- Câu thơ tả thực, sử dụng tới 3 từ “Không”, kết hợp với các động từ mạnh: Giật,rung, vỡ.
- Giọng thơ rắn rỏi,mạnh mẽ,dứt khoát.
- Đây không phải là những chiếc xe bình thường mà là những chiếc xe đã đi qua bom đạn, đã được thử thách.
- Thông qua h/a những chiếc xe không kính ta cảm nhận được sự huỷ diệt tàn phá của chiến tranh.
- Điệp ngữ “Không có”: Càng ngày những chiếc xe càng bị biến dạng, càng trần trụi.
- Hai câu thơ ngắt làm 4 nhịp: Người đọc như hình dung bao chặng đường gập ghềnh, đầy những hố bom mà đoàn xe phải đi qua.
=> Sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, càng vào sâu thì chiến trường càng ác liệt hơn.
- Mang đầy thương tích chiến tranh.
- Rất thực và rất độc đáo.
- Thực vì những chiếc xe đó có nhiều trong chiến tranh,từ không bình thường trong cấu tạo và trong đời thường trở thành bình thường trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
- Độc đáo vì đây là những chiếc xe đã đi qua mưa bom bão đạn,mang trên mình bao thương tích mà vẫn băng mình lao về phía trước
- “Ung dung buồng lái ta ngồi,
 Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.”
- Ung dung: dáng điệu cử chỉ bình tĩnh, làm chủ tình thế.
- Tầm nhìn mở rộng, bao quát được không gian: Nhìn đất , nhìn trời
- Cách nhìn tập trung chú ý: Nhìn thẳng
=> Tư thế chủ động, hiên ngang
(Như nhìn thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh, không né tránh.)
- Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
- Điệp từ: Nhìn, thấy
- So sánh: Như...
- Tốc độ của những chiêc xe đang lao nhanh trên đường
- Những khó khăn đến một cách dồn dập liên tiếp.
- Xe không kính là cơ hội để các anh được tiễp xúc với thế giới bên ngoài: Gió rát mặt thành gió xoa mắt đắng và con đường như chạy thẳng vào tim khi xe chạy với tốc độ cao. Khi xe lao dốc đổ đèo thì sao trời, cánh chim cũng ùa vào buồng lái tạo cảm giác thú vị mà chỉ những người lái xe không kính mới cảm nhận được
=> Nhìn khó khăn gian khổ bằng một tâm hồn lãng mạn
- “Không có kính ... cười ha ha”
-“Không có kính... khô mau thôi”
- Bụi TSơn làm những mái tóc xanh trở thành mái tóc trắng như người già
- Những trận mưa rừng dữ dội, xối xả
- ừ thì, chưa cần, phì phèo, cười ha ha
- HS tưởng tượng .
=> Tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ bát chấp gian khổ, hiểm nguy
- HS đọc
- Những chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội
(Đây là những chiếc xe đi từ trong bom đạn ra họp thành)
- Tâm hồn cởi mở thân thiện
- Gần gũi, gắn bó như tình ruột thịt
- Những chiếc xe không kính nối đuôi nhau ra trận.
- Trời xanh thêm là hình ảnh ẩn dụ: Những chiếc xe này mở đường cho những thắng lợi đang ở phía trước.
“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
- Những chiếc xe bị biến dạng trần chụi nhưng kỳ lạ nó vẫn băng ra chiến trường. Điều kỳ lạ ấy được lý giải bằng một lẽ giản dị như chân lý: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Trái tim ấy 
 làm sáng bừng cả bài thơ. Trái tim là hình ảnh hoán dụ đó chính là người chiến sĩ. Có trái tim chiếc xe thành một cơ thể sống, băng mình về phía trước
- Tinh thần lạc quan
- Sự dũng cảm.
- ý trí sắt đá, lòng quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Trẻ trung sôi nổi, lạc quan, yêu đời
- Tình đồng đọi gắn bó
- Dũng cảm, anh hùng, vượt qua mọi khó khăn thử thách
- Lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng
- Đây là bài ca về người lính lái xe Trường Sơn, cũng có thể coi là bài ca về tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh thảo luận trong 2 phú

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tho ve tieu doi xe khong kinh(3).doc