Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 21 đến tuần 33

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 21 đến tuần 33

TUẦN 21

TIẾT 101:CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:ĐỌC HIỂU BÀI:

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA.

 (Nguyễn Duy)

A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức.

-Học sinh cảm nhận được hình ảnh người mẹ hiện lên qua tâm trí của tác giả Nguyễn Duy.

 2. Kỹ năng.

-Rèn luyện kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm thơ trữ tình.

 3.Thái độ .

-Giáo dục cho hs tình yêu thương và kính trọng mẹ.

B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học.

-Giáo viên:Tài liệu kiến thức địa phương. Tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học bài học.

-Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài : Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa.

 

doc 133 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 21 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/1/2008.
Ngày dạy; /1/2008.
Tuần 21
Tiết 101:Chương trình địa phương:Đọc hiểu bài:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa.
 (Nguyễn Duy)
Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
-Học sinh cảm nhận được hình ảnh người mẹ hiện lên qua tâm trí của tác giả Nguyễn Duy.
 2. Kỹ năng.
-Rèn luyện kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
 3.Thái độ .
-Giáo dục cho hs tình yêu thương và kính trọng mẹ.
B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
-Giáo viên:Tài liệu kiến thức địa phương. Tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học bài học.
-Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài : Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
*ổn định tổ chức lớp.
*Kiểm tra bài cũ.? Đọc thuộc lòng bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy và nêu một số nét về tác giả?
*Tổ chức dạy học bài mới.
 -Giáo viên giới thiệu bài.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Đọc và tìm hiểu chung.
1.Tác giả tác phẩm.
-Tác giả (xem bài Anh străng-Nguyễn Duy-Ngữ văn 9- Tập 1)
-Taác phẩm:viết năm 1996 tại TPHCM)
2. Đọc bài thơ.
3.Thể loại: thơ lục bát.
4. Bố cục.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1.Hình ảnh người mẹ.
-Trong đêm thoảng mùi hoa huệ->h/a người mẹ hiện về.
+Không có yềm đào, không nón quai thao
+Aó nâu, váy bùn và nón mê.
=>Người mẹ nghèo vất vả.
-Lời ru câu hát: cái cò, sung chát, đào chua, khúc nghêu ngao thằng bờm-> giá trị tinh thần mà mẹ mang lại cho con, theo con đi hết cuộc đời.
2.Tình cảm của nhà thơ đối với mẹ.
-Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa->
luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất, không những ru con cái lẽ ở đời mà trong cả những lúc khó khăn, gian khổ mẹ dành hết để con được yên giấc trong đêm mưa.
-“Ta” vừa riêng lại vừa chung. Đọc lên ta cảm nhận đây không phải chỉ riêng bà mẹ của nhà thơ Nguyễn Duy mà có những nét cgung của các bà mẹ.
III. Tổng kết.
1.Nội dung. Bài thơ là tình cảm dành cho mẹcủa mình với những kỉ niệm của tuổi thơ.
2.Nghệ thuật.Thể thơ lục bát, hình ảnh gần gũi quen thuộc.
? Bài thơ được tg viết vào thời gian nào?
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
-Gọi hs đọc.
?Bài thơ được viết theo thể loại gì?
? Bố cục của bài thơ như thế nào?
? Người mẹ hiện lên trong tâm trí và t/c của tg trong hoàn cảnh nào?
?Hình ảnh người mẹ hiện về trong tâm trí của nhà thơ ?
?Em cảm nhận được điều gì qua h/a ấy?
?Bài thơ gắn với nhiều câu ca dao xưa, đời sống tinh thần của tuổi thơ. Hãy chỉ ra và nói rõ giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa của sự vận dụng này?
? Nhìn về quê mẹ điều gì làm tác giả xúc động nhất?
?Tại sao tg bài thơ không xưng “tôi” mà lại xưng “ta”. Hình dung về nhân vật trữ tình?
?Em hãy bình 2 khổ thơ cuối của bài thơ?
-HS bình-> nhận xét, đánh giá.
-Giáo viên khái quát.
?Qua phân tích em hãy nêu nôi dung và nghẹ thuật của bà thơ?
IV. Luyện tập.
-Em hãy đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ và nêu cả nhận của em về đoạn thơ ấy?
V.Giao bài tập về nhà.
Đọc thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và nghẹ thuật của bài thơ.
Tìm đọc các bài thơ của Nguyễn Duy.
Chuẩn bị bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
D. Đánh giá , điều chỉnh.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn :27/1/2008.
 Ngày dạy: / / 2008
Tiết 102 	Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
	 (Vũ Khoan)
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức. -Nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
 2. Kỹ năng.- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
 3.Thái độ .-Có thái độ học tập , rèn luyện , tu dưỡng để chuẩn bị tốt cho bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
-Giáo viên:sgk,sgv, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học bài học.
-Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài :Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
*ổn định tổ chức lớp.
*Kiểm tra bài cũ.? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy và nêu một số nét về tác giả?.
? Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Ngòi buồn nhớ mẹ ta xưa”
*Tổ chức dạy học bài mới.
 -Giáo viên giới thiệu bài.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả (SGK).
2. Tác phẩm:
Viết đầu thế kỉ 21 (2001) trong tập "Một góc nhìn của tri thức"
.3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc
b. Chú thích (SGK)
 4. Bố cục
Luận điểm giải thích điểm mạnh điểm yếu 
	Kết luận.
II.Tìm hiểu chi tiết.
1. Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị của bản thân con người.
- Con người là động lực phát triển của lịch sử.
-Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển con người đóng vai trò nổi trội
2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Thế giới: Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế.
-Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp cận với kinh tế tri thức. 
3. Những cái mạnh, cái yếu của conngười Việt Nam.
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng kiến thức cơ bản kém kĩ năng thực hành.
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ "tín".
=>Tác giả phân tích chính xác và đưa ví dụ tiêu biểu bày tỏ thái độ nghiêm túc phê phán để chỉ ra những hạn chế trong những đặc điểm của đất nước. 
III.Tổng kết
1. Nội dung: (Ghi nhớ SGK).
2. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị có tính thuyết phục cao
GV cho HS đọc trong SGK)
Hỏi: Hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? vấn đề bàn là vấn đề gì? có ý nghĩa như thế nào trong hoàn cảnh đó?
-GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục...
 - GV cho HS đọc văn bản.
GV hướng dẫn đọc trầm tĩnh, khách quan, nhưng không xa cách, mà gần gũi, giản dị.
Hỏi: Luận điểm văn bản nằm ở phần nào? Nêu cách triển khai vấn đề của tác giả?
Hỏi: Tác giả nhấn mạnh điều cần chuẩn bị hành trang là gì?
-
-Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trọng của hành trang là con người?
- Những luận cứ nào có tính thuyết phục?
Em lấy ví dụ cụ thể?
Hỏi: Tác giả đưa ra bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào? 
-Trong hoàn cảnh thế giới như vậy tác giả phân tích hoàn cảnh hiện nay và những nhiệm vụ như thế nào của nước ta? Mục đích nêu ra điều đó để làm gì? (lập luận khẳng định vai trò của con người).
 HS đọc đoạn 3 (trang 27).
Hỏi: Tác giả nêu và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam?
Hỏi: Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá trong thời đại ngày nay. 
Hỏi: Tác giả phân tích lập luận bằng cách nào? (đối chiếu).
Hỏi: GV lấy dẫn chứng sinh động trong thực tế.
VD: Thói ích kỉ không muốn ai hơn.
Thói khôn vặt; chỉ tính lợi cho mình 1 lần hợp tác không được lâu bền.
VD: Trong tác phẩm văn học, lịch sử.
Hỏi: Em nhận thấy những thái độ của tác giả khi nói về những đặc điểm, phẩm chất này?
Hỏi: Việc sử dụng những thành ngữ tục ngũ có tác dụng gì trong cách lập luận? Hỏi: Qua bài tác giả đã phân tích những điểm gì trong phẩm chất và tồn tại của con người Việt Nam?
Mục đích phân tích của tác giả?
IV.Luyện tập	
? Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ 1 số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam?
*Dẫn chứng thực tế về điểm mạnh, yếu.
- Cá nhân bạn bè: một số bạn lười học.
- ích kỉ.
- Học không chăm.
-Xây dựng ý thức công cộng chưa cao, chấp vặt. 
V. Giao bài tập về nhà.
- Tự nhìn nhận bản thân mình để sửa chữa.
- Chuẩn bị bước vào thế kỉ này em sẽ làm gì?
- Chuẩn bị bài: Các tác thành phần biệt lập gọi - đáp, phụ chú
D. Đánh giá điều chỉnh.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:29/1/2008.
Ngày dạy: / /2008
Tiết 103 Các thành phần biệt lập : gọi - đáp, phụ chú
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Nhận biết các thành phần biệt lập gọi - đáp và phụ chú.
- Nhận biết tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
 2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó trong nói, viết.
3.Thái độ. 
-Có ý thức sử dụng các thành phần biệt lập phù hợp.
 B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
-Giáo viên:sgk,sgv, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học bài học.
-Học sinh: Đọc và tìm hiểu ngữ liệu trong sgk. 
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
*ổn định tổ chức lớp.
*Kiểm tra bài cũ.? Thế nào là thành phần tình thái? Lấy ví dụ minh hoạ?
?Thế nào là thành phần cảm thán?Lấy ví dụ minh hoạ?
*Tổ chức dạy học bài mới.
 -Giáo viên giới thiệu bài.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Thành phần gọi - đáp.
a. Ví dụ- Này gọi, mở đầu cuộc thoại.
-Thưa ông đáp duy trì cuộc trò chuyện.	
-Không tham gia vào diễn đạt sự việc trong câu
b. Kết luận:
Những phương tiện để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
 II. Thành phần phụ chú. 
a. Ví dụ. - Và cũng là đứa con duy nhất của anh: chú thích thêm. Đứa con gái đầu lòng" 
-Tôi nghĩ vậy: chú thích cho cụm C-V (1) và là lí do cho C-V (3) nêu việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. 
b. Kết luận.
Phần phụ thêm bổ sung ý nghĩa nêu thái độ của người nói, nêu xuất xứ của lời nói.
* Ghi nhớ (SGK)
- Cho HS đọc ví dụ phần 1 (ghi trên bảng phụ)
Hỏi: Những từ in nghiêng: từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
Hỏi: Những từ đó có nằm trong sự việc diễn đạt của câu hay không? (không)
Hỏi: Từ nào dùng để thiết lập quan hệ (mở đầu cuộc thoại) từ nào dùng để duy trì cuộc trò chuyện đang diễn ra giữa 2 người?
 Hỏi: Mục đích sử dụng các từ đó có điểm gì chung?
Lấy một số ví dụ minh hoạ
 GV cho HS đọc ví dụ phần 2.
Hỏi: Giả sử bỏ các từ ngữ in nghiêng các câu có cấu tạo đầy đủ không? (đủ).
Hỏi: Các câu ở a, phần in nghiêng chú thích thêm cho những từ ngữ nào?
 Hỏi: Đó là những phần phụ chú nêu đặc điểm? GV lấy ví dụ bổ sung đưa ra các đặc điểm khác.
 Ví dụ: Tôi không thể làm như vậy - anh đỏ bừng mặt nói tiếp - ngày đó khác, giờ khác... 
Hỏi: Dấu hiệu nhận biết phần phụ chú?
(HS phát hiện qua 2 ví dụ, GV bổ sung)
Gọi 1 em đọc ghi nhớ trong SGK.
GV  ... luận
Ten (Pháp)
Nêu lên đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn
Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật lập luận của bài nghị luận văn học hấp dẫn.
Ghi chú: (Về thời gian sáng tác đã được SGK tổng hợp, trang 181)
 II. Khái quát những nội dung chủ yếu.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4 (SGK). Cho HS làm việc theo nhóm. Các nhóm cử đại diện trình bày, lớp nhận xét. GV bổ sung.
*Những nội dung chủ yếu là:
1. Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều châu lục trên thế giới (Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Bố của Xi - mông, Đi bộ ngao du...)
2. Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên (Đi bộ ngao du, Hai cây phong, Lòng yêu nước, Xa ngắm thác núi Lư...)
3. Thương cảm với số phận những người nghèo khổ, khát vọng giải phóng người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Em bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương...)
4. Hướng tới cái thiện, ghét cái ác cái xấu (Cây bút thần, ông lão đánh cá, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục...).
5. Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lòng yêu nước...)
 III. Những nét nghệ thuật đặc sắc.
-GV cho HS trao đổi, HS đứng tại chỗ trình bày. GV bổ sung.
1. Về truyện dân gian: Nghệ thuật kể chuyện, trí tưởng tượng, các yếu tố hoang đường (so sánh với một số truyện dân gian Việt Nam).
2. Về thơ: 
- Nét đặc sắc của 4 bài thơ Đường (ngôn ngữ, hình ảnh, hàm súc, biện pháp tu từ...)
- Nét đặc sắc của thơ tự do (Mây và sóng).
- So sánh với thơ Việt Nam?
3. Về truyện:
+ Cốt truyện và nhân vật.
+ Yếu tố hư cấu.
+ Miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong truyện?
4. Về nghị luận:
- Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng).
- Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận.
5. Về kịch. Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ và hành động kịch?
(Mỗi thể loại có thể hướng dẫn HS phân tích và so sánh với văn học Việt Nam).
 IV. Luyện tập.
1. Đọc 1 bài thơ (nước ngoài) đã học mà em yêu thích nhất
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ đó
2. Hãy chọn một trong những nhân vật sau:
- Em bé bán diêm
- A - li - ô - sa
- Xi - mông
Viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em xung quanh cuộc đời và số phận của nhân vật.
* Yêu cầu mỗi bài: 1 ->2 hs trình bày bài viết
- Lớp: cùng nhận xét, góp ý, bổ sung
- GV: tổng kết
V. Giao bài tập về nhà
- GV ra một số đề về văn học nước ngoài cho HS làm ở nhà.
- Nắm hệ thống văn học nước ngoài, làm bài tập về văn học nước ngoài.
- Chuẩn bị bài: Bắc Sơn.
D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 33
Ngày soạn /5/2008
Ngày dạy /5/2008
Tiết 161 	 Bắc sơn
	(Trích hồi bốn - Nguyễn Huy Tưởng)
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Nắm nội dung, ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn - vở kịch: Bắc Sơn: Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo dựng trong tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
- Hình thành những hiểu biết sơ lược (giản) về thể loại kịch nói
2. Kỹ năng:
- Tạo kỹ năng tìm hiểu tình huống kịch, cấu trúc bồi hồi, lớp của kịch
- Luyện kỹ năng đọc và thưởng thức kịch
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tư tưởng, thái độ tích cực đấu tranh chống lại những thái độ tư tưởng xấu, tiêu cực. 
B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học:
 - GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học bài học.
 - HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
 C. Tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức lớp.
* Kiểm tra bài cũ: - ở lớp 8, em đã học tác phẩm kịch của nhà văn nào? nói về vấn đề gì? (kịch trung đại).
* Tổ chức dạy học bài mới.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)
- Quê: Dục Tú - Đông Anh - HN.
- Sau CMT8 là nhà văn chủ chốt của nền VHCM: phản ánh hiện thực CM và kháng chiến với những tác phẩm đậm chất AH và không khí lịch sử.
- Ông viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
- 1996 được N2 truy tặng giải tưởng HCM về văn học nghệ thuật.
 * Tác phẩm kịch "Bắc Sơn"; sáng tác 1946
* Cấu trúc: Kịch "Bắc Sơn"
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật để thể hiện mâu thuẫn xung đột trong đời sống.
- VB là hồi 4 của vở kịch 5 hồi
- Hồi 4 chứa 4 lớp kịch: mỗi lớp có số nn không đổi (lớp I: Thơm - Ngọc, Lớp II: Thơm - Thái - Cửu, Lớp III: Thơm - Ngọc; Lớp IV: Thơm)
- Gần với phương thức tự sự vì câu chuyện kịch được kể bằng 1 chuỗi các sự việc.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
II.Tìm hiểu nội dung:
1.Tình huống kịch:
- Bọn phản động (trong đó có Ngọc) truy bắt cán bộ CM (Thái - Cửu). Quần chống CM (Thơm) bí mật giải thoát cho cán bộ CM.
- CM (Thái - Cửu) tương phản CM (Ngọc, đồng bọn)
Thơm >< Ngọc
- Tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái - Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lìng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, chỉ có Thơm ở nhà => Tình huống buộc thơm có sự lựa chọn đã đứng hẳn về phía CM => tình huống giúp Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
2. Nhân vật Thơm:
- Hoàn cảnh của Thơm: cha và em hi sinh mẹ điên dại bỏ đi chỉ còn Ngọc là người thân duy nhất.
- Thơm xuất hiện ở cả 3 lớp kịch
- Lớp III: Thơm đấu tranh với chồng Ngọc về, Thơm khôn khéo giữ chồng ở nhà để tạo an toàn cho Thái, Cửu trốn thoát?
- Những lời nói:
+ "Tôi nóitrách không?"
+ 'Chỉ thươngmang tật"
+ "Tôi vanlại sức"
+ "Sao không mờiđược không?"
=> Dịu hơn, thân thiện hơn nhưng không thật => Vờ gây cảm tình với chống để tạo điều kiện cho Thái, Cửu trốn thoát.
- Những cử chỉ của Thơm: gật đầu se sẽ ngăn lại, hốt hoảng, ngoan ngoãn và mau lẹ đẩy 2 người vào trong buồng.
+ Những lời nói:
+"Tôi cứ loxa rồi"
+ "Tôi không báoông đâu"
=> Có tình cảm đặc biệt với CM, quý trọng người CM, khinh ghét kẻ bán nước theo giặc.
* Nhân vật Thơm đã hoạt động dứt khoát đứng hẳn về phía CM -> tác giả (+) ngay cả khi cuộc đấu tranh CM gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, CM vẫn không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng cả với những người ở vị trí trung gian (Thơm).
* Tác giả thể hiện diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Thơm bằng các cử chỉ, lời nói điển hình.
3. Các nhân vật khác.
* Ngọc:
- Lùng bắt 2CBCM (thái và Cửu) để lấy tiền thưởng.
- Lời nói:
+ "Thôi thì chẳngchứ lị"
+ "Bắt được 2 thằngruộng nữa"
=> Giả nhân giả nghĩa, hám tiền, hám danh. => Loại người sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng, phản bội nhân dân, đất nước.
* Thái và Cửu:
- Thái: Bình tĩnh, sáng suốt, thể hiện lòng tin vào bản chất của Thơm => lòng tin cách mạmg.
- Cửu: Hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn (định bắn Thơm)
d. Nghệ thuật kịch: thành công
- Thể hiện xung đột:
+ Ngọc >< Thái, C, T
+ >< nội tâm Thơm
- Xây dựng tình huống có trong bất ngờ
+Đối thoại nhịp điệu, giọng điệu khác nhau (lớp II căng thẳng, gấp gáp, lo lắng, hồi hộp; loại III: nội tâm và tính cách nhân vật) ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại.
2. Nội dung:Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm - người phụ nữ có chồng theo giặc - đứng hẳn về phía cách mạng.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
? Dựa vào (khái niệm) chú thích SGK em hãy nêu ngắn gọn khái niệm về kịch?
? TP "Bắc Sơn" được sáng tác thời gian nào?
? Tóm tắt ND vở kịch "Băc Sơn" và cấu trúc"?
?Theo em các lớp kịch trong VB này gần với phương thức biểu đạt nào đã học? Vì sao?
? Theo em khi đọc VB kịch này cần đọc như thế nào? (chú thích giọng điệu nhân vật) đọc thể hiện tính cách nhân vật).
- Đọc phân vai theo nhóm nhỏ
- GV theo dõi, HĐ thêm
* GV giải thích những thắc mắc của hs.
? Hãy tóm tắt ND sự việc trong hồi 4 của kịch "Bắc Sơn"
? Biến cố làm thành xung đột kịch và hồi kịch này là gì?
? ở đây xung đột kịch diễn ra giữa các lực lượng XH nào?
? Nhân vật tiêu biểu cho mỗi L2?
? Xung đột kịch trong hồi 4 được bộc lộ trong 1 tình huống bất ngờ, gay cấn là gì?
?Tác dụng của tình huống trên?
* GV tóm tắt những nét chính về Thơm ở những hồi trước: là vợ Ngọc (1 nhớ lại trong bộ máy cai trị của P) có c/san nhàn được chiều chuộng, thích ăn diện đứng ngoài phong trào khởi nghĩa mặc dù cha và em thời gian khởi nghĩa. Thơm quý trọng ông giáo Thái – 1 cán bộ CM củng cố phong trào sau khởi nghĩa. Khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ điên dại, Thơm ân hận giày vò khi biết Ngọc là tay sai địch.
? Nhân vật Thơm có hoàn cảnh như thế nào?
?NV Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào? Lớp kịch nào thể hiện cuộc đấu tranh của Thơm với chồng?
? Hãy tóm tắt hoạt động kịch trong lớp III?
?Lúc này Thơm có những lời nói nào khác thường đối với chồng? (Tìm những chi tiết biểu hiện).
? Sự khác thường trong những lời nói của Thơm là gì?
?Vì sao em hiểu đó là những lời không thật
? Hãy tóm tắt hoạt động kịch trong lớp II?
(bị đuổi Thái, Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm. Sau phút bối rối, Thơm giấu họ vào nhà)
?Trong tình huống này Thơm đã có những cử chỉ nào?
?Những lời nói nào của Thơm đối với Thái, Cửu bộc lộ thái độ đối với CM?
?Những cử chỉ, thái độ ấy cho thấy Thơm là người như thế nào đối với CM?
?Qua những biểu hiện trên em thấy nhân vật Thơm đã có những biến chuyển như thế nào? ý nghĩa của sự chuyển biến ấy?
?Nhân vật Thơm trong lớp kịch được khắc hoạ như thế nào?
?Nhân vật Ngọc xuất hiện trong những lớp kịch nào? (I và III)
? Hoạt động xuyên suốt lớp kịch của nhân vật là gì?
? ở lớp III tính cách của Ngọc được bộc lộ qua những lời nói điển hình nào?
? Qua những lời nói đó tính cách nào của Ngọc được bộc lộ?
?Nhân vật này tiêu biểu cho loại người nào trong thời kỳ khó khăn của CM?
?Qua lớp kịch tính cách của Thái và Cửu được bộc lộ như thế nào?
?Tính cách nhân vật đều được khắc hoạ như thế nào?
?Các lớp kịch của hồi 4 kịch "Bắc Sơn" có những thành công gì về NT?
?Nêu nét chính về nội dung, nghệ thuật của lớp kịch?
- HS đọc ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
- Tập đọc phân vai lớp II, lớp III
V. Giao bài tập về nhà
* Chuẩn bị: Tổng kết TLV: xem lại các kiểu VB đã học từ lớp 6 - lớp 9
D. Đánh giá điều chính KH
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Ki I(1).doc