Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến Tiết 5

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến Tiết 5

TUẦN 1 -Tiết 1,2

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 -Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận,tự sự,biểu cảm.

II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

 1-Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2- Kỹ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

III/ CHUẨN BỊ :

 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ (không)

3.Bài mới:

 -Giới thiệu bài: Cuộc sống hiện đại đặt ra một vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm là vấn đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học giúp cho các em tìm hiểu vấn đề.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến Tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/8/2010
Ngày dạy:
 Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
TUẦN 1 -Tiết 1,2
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận,tự sự,biểu cảm.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2- Kỹ năng
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.	
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới: 
 -Giới thiệu bài: Cuộc sống hiện đại đặt ra một vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm là vấn đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học giúp cho các em tìm hiểu vấn đề.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
-GV gọi HS đọc chú thích.
Em hiểu gì về tác giả,tác phẩm?
-HS nêu khái quát phần tác giả, tác phẩm SGK.
- GV giới thiệu về văn bản : 
 Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà (Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam)
Văn bản viết theo phương thức nào? thuộc loại văn bản nào?
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Hãy giải thích chú thích 1, 2, 3, 5, 9?
Hs: dựa vào sgk để giải thích.
*Hoạt động 2:
Gv: gọi hs đọc toàn bộ văn bản, cần đọc to, rõ ràng.
Hs: đọc văn bản/5
 Nêu bố cục của văn bản?
Hs: văn bản được chia 2 đoạn:
Đ1: “Trong cuộc đờirất hiện đại”
Đ2: “Lần đầu tiênvà thể xác”
 Dựa vào bố cục vừa tìm hãy nêu nội dung chính của văn bản?
Hs: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Gv: Chính cái thanh cao và giản dị của Bác đã trở thành phong cách riêng của Người. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã và đang phát động phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Gv: giúp hs tìm hiểu về vốn tri thức văn hóa của Bác.
Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Bác ntn? Nêu các biểu hiện cụ thể?
Hs: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Bác rất sâu và rộng. Bác hiểu biết đến mức uyên thâm nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi
-Do đâu mà Bác có vốn tri thức văn hóa ấy? 
Hs: đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa; nói và viết thạo nhều thứ tiếng; học hỏi qua sách báo, thực tế và trong lao động
-Cách học hỏi, tiếp thu nền văn hóa nước ngoài của Bác có gì đặc biệt?
Hs: tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài; không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động; trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
Gv liên hệ và giáo dục hs: qua cách học của Bác em học tập được phương pháp học ntn? Trong c/s có những điều chúng ta phải học ở người khác, nhưng phải biết cách học cho phù hợp, không nên học một cách máy móc mà phải biết lựa chọn những điều hay, lẽ phải để học
-Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Hs: trao đổi với bạn và trả lời
Gv: nhận xét và bổ sung: cách lập luận chặt chẽ, nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế.
TIẾT 2
Gv: giúp hs tìm hiểu về lối sống của Bác.
-Sự giản dị của Bác thể hiện ở những điểm nào?
Hs:nơi ở và làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sànvà ngủ”; trang phục giản dị: “với bộ quần áothô sơ”, “với một tư trang ít ỏivài vật kỉ niệm”; ăn uống đạm bạc “cá khocháo hoa”
-Theo em, đây có phải là lối sống khắc khổ không?
Hs: trao đổi và trả lời
-Không phải lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Cũng không phải tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời
Gv thuyết trình: Đúng vậy, đó là lối sống có văn hóa theo quan niệm thẩm mỹ “ Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên” của người phương Đông , đồng thời mang đậm lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam.
-Việc so sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết sưa nhằm mục đích gì?
Hs: nhấn mạnh đây là lối sống giản dị và thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần có khả năng đem lại hạnh phúc cao cho tâm hồn và thể xác:
 “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
=>Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao
 Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
Hs: trao đổi và trình bày
Gv nhận xét và bổ sung: kết hợp giữa kể và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của dân tộc; sử dụng nghệ thuật đối lập.
 Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là gì?
Hs: trả lời
Gv giảng: Hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là một vấn đề chúng ta cần phải học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác-theo cuộc vận động mà Đảng và nhà nước ta đang phát động.
Gv: cho hs đọc ghi nhớ/8
Hs: đọc ghi nhớ và nhắc lại nội dung chính của văn bản.
*Hoạt động 3:
Gv: hướng dẫn hs làm phần luyện tập
Hãy kể một câu chuyện về lối sống của Bác mà em đã học, đọc?
Hs: kể hoặc đọc
Gv: đọc cho hs nghe một vài câu chuyện về lối sống của Bác.
* Hướng dẫn tự học :
-Tìm đọc một số mẩu chuyên về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
-Tìm hiểu nghĩa của một số từ hán Việt trong đoạn trích.
I/ TÌM HIỂU CHUNG
 1.Tác giả
 Lê Anh Trà
 2.Tác phẩm
 - Được trích trong Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị. Trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, xuất bản năm 1990
3.Chú thích/7
II/ ĐỌC- HIỂU VĂNBẢN
*Nội dung chính: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
1.Tầm hiểu biết sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh
-Bác hiểu biết đến mức uyên thâm nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi
-Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa đó
-Kết hợp “nhào nặn” với cái gốc của dân tộc
=>Trở thành “ Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.”
2.Lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh.
-Lối sống giản dị thể hiện qua:
+Nơi ở và làm việc đơn sơ
+Trang phục giản di
+Ăn uống đạm bạc
-Đó là lối sống có văn hóa, thể hiện quan niệm thẩm mĩ “Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên” của người Việt Nam và phương Đông.
3.Biện pháp nghệ thuật
-Kết hợp giữa kể và bình luận
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
-Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của dân tộc
-Sử dụng nghệ thuật đối lập
*Ghi nhớ/8
*Luyện tập
Kể chuyện về Bác
III/ Hướng dẫn tự học :
4 - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
-Soạn bài :Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; chú ý về những con số trong văn bản.
 -Tiết sau học bài Các phương châm hội thoại
Ngày soạn:11/8/2010
Ngày dạy:
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất
-Biết vận dụng những phương châm về lượng và phương châm về chất trong giao tiếp.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức	
--Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
 - Nhận biết và phâm tích đượccách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
2. Kĩ năng: 	
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Bảng phụ ghi bài tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới: 
-Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định không được nói ra thành lời nhưng người tham gia giao tiếp lại cần phải tuân thủ, nếu không dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ pháp, từ vựng hay ngữ âm song giao tiếp cũng không thành công.
=> Một trong những quy định đó là phương châm hội thoại.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV: treo bảng phụ ví dụ.
- HS đọc đoạn đối thoại (1).
 An hỏi Ba vấn đề gì?Ba trả lời ra sao ? Câu trả lời đó đã đáp ứng yêu cầu của An chưa ? Tại sao ? Nếu nói đúng phải như thế nào ?
 + Nội dung trả lời đã được biết, điều cần biết lại không nói đến. 
 + Câu trả lời đúng phải là địa điểm mà Ba đi bơi.
- Từ nội dung ví dụ trên em rút ra điều cần chú ý khi giao tiếp là gì ?
- Đọc truyện cười (Lợn cứói áo mới) SGK 9. Người mất lợn hỏi người áo mới vấn đề gì ? Người áo mới trả lời như thế nào? Có đáp ứng người hỏi không ? Nếu đúng sẽ như thế nào? Yếu tố gây cười của truyện có tác dụng ?
Gv: Cả hai tình huống trên đều vi phạm phương châm hội thoại về lượng. 
Vậy thế nào là phương châm về lượng ?
HS: đọc ghi nhớ( SGK -9)
Hoạt động 2
- HS đọc phân vai truyện cười SGK 9 
- GV:Anh chàng khoe quả bí nói khoác, nói không đúng sự thực. Anh khoe nồi là để chế nhạo. 
Tuy nhiên trong giao tiếp cả 2 đều nói những điều như thế nào ? Truyện phê phán thói xấu nào ?
 Vậy khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
HS đọc ghi nhớ.
Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp em sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không ? Nếu có sẽ sử dụng câu nào trong 2 câu sau? Giải thích :
 + Tuần sau lớp ta sẽ tổ chức đi cắm trại
 + Có lẽ tuần sau lớp ra sẽ tổ chức đi cắm trại
* Hoạt động 3 : Luyện tập - HS nhắc lại nội dung của 2 phương châm hội thoại lượng và chất ?
- Phân tích các lỗi sai trong các câu ?
 + Gia súc nuôi trong nhà dùng cả 2 là thừa.
 + Chim có 2 cánh 2 cánh dùng cả 2 là thừa.
•Hoạt động nhóm :
GV: giao vấn đề nhiệm vụ:
 Nhóm 1 : Làm bài tập 2 
 Nhóm 2 : Làm bài tập 4
 Nhóm 3 + 4 : làm bài tập 5 
•Đại diện nhóm trả lời
•Các nhóm khác nhận xét bổ xung
•GV dự kiến : 
- Nhóm 1: 
 a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng.
 b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
 c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
 d) Nói nhảm nhí vu vơ là nói nhăng nói cuội.
 e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
- Nhóm 2 :
 a) Để đảm bảo phương châm về chất.
 b) Để đảm bảo phương châm về lượng.
- Nhóm 3 + 4 :
 a) Ăn đơm nói đặt : Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Xác định câu nói không tuân thủ phương châm về lượng,phương châm về c ... n pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
 2- Kỹ năng 
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. 
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: - Tài liệu tham khảo ,Các bài tập:đoạn văn bản
 +Các đề tập làm văn
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới: 
-Giới thiệu bài: Văn bản thuyết minh đòi hỏi cung cấp những tri thức khách quan, chính vì vậy nó mang dáng dấp của một văn bản khoa học. Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sẽ giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1 Ôn tập kiểu văn bản thuyết minh.
- Thế nào là văn bản thuyết minh ? đặc điểm chủ yếu và phương pháp thuyết minh cơ bản ?
 Hs: + Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.
 + Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng (không hư cấu bịa đặt, phải phù hợp với thực tế, tôn trọng sự thật không vì yêu ghét mà thêm thắt cho đối tượng, cung cấp tri thức là chính không bắt buộc người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học).
- Các phương pháp thuyết minh cơ bản ?
HĐ2
- HS đọc văn bản “Hạ Long đá và nước”.
 Văn bản đã thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào ?Câu văn nêu vấn đề đó ?
 + “Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận”.
 + Đặc điểm của đá và nước ở vịnh Hạ Long. 
- Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không? Nêu rõ những tri thức đó là gì ?
 + Giúp người đọc hiểu số lượng, vị trí, cấu tạo, dáng hình của quần đảo Hạ Long.
- Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong văn bản ?
 + Liệt kê các cách di chuyển của con thuyền
 + Phân tích về sự sáng tạo của tạo hóa.
 + Lập luận về cái vô tri trở nên sống động.
 + So sánh đá với tiên ông, người đi thuyền du lịch như khách bộ hành tuỳ hứng...
- Từ các nội dung trên ta có thể khẳng định “Hạ Long đá và nước” thuộc văn bản gì ? 
Hs:thuyết minh
 Gv: + Văn bản thuyết minh khách quan, chính xác về Đá và Nước Hạ Long.
- Văn bản đã sử dụng nghệ thuật kể chuyện ở những chi tiết nào?
 + Kể về các hình thức du thuyền trên vịnh “có thể thả trôi theo gió, theo dòng chảy quanh co ... thong thả khua khẽ mái chèo ... có thể bơi nhanh bằng thuyền buồm ... bay trên ngọn sóng ...”. Kể kết hợp miêu tả “thuyền ta mỏng như lá tre bập bềnh lên xuống ...”, giúp ta hiểu về cách du thuyền trên hạ Long.
- Nghệ thuật miêu tả được sử dụng ?
 + Tả tác động của ánh sáng lên đá ban ngày, về đêm, khi hửng sáng “ánh sáng hắt lên mặt nước lung linh .... khi đêm đến sao chi chít .... chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt ...” tả kết hợp kể giúp ta như đang ngắm cảnh Hạ Long.
- Khi tả tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Phân tích nghệ thuật nhân hóa của văn bản ?
 + Coi Hạ Long là “thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay ... vui hơn”.
 + Coi Đá như “mái đầu một nhân vật đá trẻ trung ... bỗng bạc xóa lên ... một bậc tiên ông ....”
 + Coi Hạ Long là “Những con người bằng đá vây quanh ta ... như đang đi lại, đang tụ lại ...”
 + Về ban đêm tưởng tượng như dưới mặt nước có “cuộc tụ họp của cái thế giới người bằng đá, bọn người ấy lại hối hả trở về vị trí của họ, khi chân trời đăng đông ửng tím nhạt ...”.
- Nghệ thuật nhân hóa trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào ?
- Như vậy muốn văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người viết ngoài các phương pháp thuyết minh cơ bản cần chú ý tới điểm gì ?
 + Vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa ...
 + Cần sử dụng thích hợp làm nổi bật đặc điểm đối tượng, gây hứng thú.
 - GV chốt lại nâng cao :
 Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tả và kể không làm lu mờ đối tượng thuyết minh, ngược lại làm sáng tỏ nhiều mặt như cách du thuyền, cách ngắm cảnh, tác động thuyết minh đến cả lý trí và xúc cảm, tưởng tượng của người đọc. 
HS: đọc ghi nhớ ( SGK)
Gv liên hệ và giáo dục hs: muốn làm bài văn thuyết minh hay, hấp dẫn các em làm ntn? Như vậy khi làm bài văn thuyết minh, không chỉ cung cấp các tri thức khách quan mà cần phải biết vận dụng các bpnt vào bài viết. Như vậy bài viết mới hay hơn, hấp dẫn hơn
* hoạt động 3 : Luyện tập 
- HS đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”. 
- Hoạt động nhóm
•GV giao vấn đề nhiệm vụ:
•- Hoạt động nhóm (3')
Nhóm 1 + 2 : Văn bản có tính thuyết minh không ? Tính chất đó được thể hiện ở điểm nào ? Nêu các phương pháp thuyết minh được sử dụng ?
 + TM con ruồi xanh ở sự sinh sản của nó, tác hại của nó với đời sống con người, một số ít điểm hữu ích của nó và nhắc nhở con người diệt ruồi.
 + Phương pháp phân loại (việc sinh sản của ruồi), phân tích, cho ví dụ (là luật sư bào chữa).
Nhóm 3 + 4 : Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Các biện pháp đó có tác dụng gì với việc thuyết minh ?
 + Biến bài TM thành một chuyện kể (một vụ xử án) có đối thoại, có tự thuật (ruồi xanh tự thuật về mình).
+ Nhân hóa loài vật (ruồi, chim chóc, cóc nhái, thằn lằn, kiến, nhện ...)
 + Các biện pháp đó là VBTM có tính khách quan, chính xác nhưng cũng rất sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật
I.Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1- Ôn tập văn bản thuyết minh 
- Khái niệm.	
- Đặc điểm
- Phương pháp cơ bản
+ Định nghĩa, giải thích
+ Phân loại
+ Nêu ví dụ
+ Liệt kê
+ Nêu số liệu, so sánh
2.Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
* Hạ Long đá và nước :
- Thuyết minh đặc điểm đối tượng đá và nước ở vịnh Hạ Long.
- Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng
- Các PP thuyết minh được sử dụng : liệt kê, phân tích, lập luận, so sánh ...
* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng :
- Kể chuyện và kể kết hợp miêu tả.
- Miêu tả.
-> Đối tượng được sinh động, hấp dẫn
- Nhân hóa
-> Thần thoại hóa cảnh đẹp Hạ Long.
* Ghi nhớ :
SGK 13.
III- Luyện tập :
Văn bản : Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
- Đối tượng
- PP thuyết minh
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
- Vai trò tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
III/HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
4 - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
-Tiết sau học bài Luyện tập sử dụng một số bpnt trong văn bản thuyết minh
-Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về cái quạt; chú ý việc sử dụng các bpnt vào bài văn. 
LUYỆN TẬP KẾT HỢP SỬ DỤNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ngày soạn:13/8/2010
Ngày dạy:
Tiết 5
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kẹo)
Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 2- Kỹ năng 
Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh ( có sử dụng các biệt pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Dàn ý bài thuyết minh về cái nón lá Việt Nam.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới: 
 -Giới thiệu bài: Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sẽ giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Để nắm kĩ hơn, chúng ta sẽ đi vào làm một số bài tập trong phần luyện tập.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tổ chức học sinh luyện tập
-GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày dàn bài thuyết minh của nhóm mình ? Các nhóm khác bổ sung ?
 + Nhóm 1 : cái quạt
 + Nhóm 2 : chiếc bút
 + Nhóm 3 : cái kéo
 + Nhóm 4 : cái nón lá Việt Nam	
- GV bổ sung và chốt lại những yêu cầu chung cần đạt ?Đánh giá phần làm việc của từng nhóm ?
 + VB thuyết minh phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng.
 + Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho VB thuyết minh hấp dẫn, sinh động.
- GV cùng HS lập dàn ý chung cho đề “thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam” ?
 + Ai đã vào xứ Huế, nhìn cô gái đội nón lá, chắc đã cảm nhận được nét duyên dáng Việt Nam khi chiếc nón gắn với chiếc áo dài và dáng đi. Nón lá Việt Nam không chỉ là đồ dùng đội nắng, che mưa mà còn là một biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam.
 + Hình dáng chiếc nón như thế nào ? Nón được làm bằng nguyên liệu gì ? Cách làm nón ra sao ? (miêu tả các cô gái đang chằm nón), nón được sản xuất ở đâu ? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón ? (miêu tả cái đẹp của các cô gái Huế với chiếc nón).
 + Nón có tác dụng thế nào trong đời sống của người Việt Nam ? (miêu tả sự thân thiết của nó với con người).
 + Có thể dùng nón làm quà tặng không ? (kể một chuyện tặng quà nón cho mẹ trong một chuyến đi xa của em).
 + Em có biết điệu múa nón không ? (miêu tả điệu múa em đã xem).
 + Em có nghĩ rằng nón đã trở thành một biểu tượng của người Việt Nam không ? (miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ).
 + Suy nghĩ về chiếc nón (phép nhân hóa để nói về nó đã làm đẹp cho em và em đã giữ gìn chăm sóc nó như thế nào)
 + Ngày nay chiếc nón có còn được vai trò vị trí như trước không ? (em có cảm xúc gì khi một nét truyền thống đã dần dần bị đánh mất).
Gv liên hệ và giáo dục hs: muốn làm bài văn thuyết minh hay, hấp dẫn các em làm ntn? Như vậy khi làm bài văn thuyết minh, không chỉ cung cấp các tri thức khách quan mà cần phải biết vận dụng các bpnt vào bài viết. Như vậy bài viết mới hay hơn, hấp dẫn hơn
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Họ nhà kim
-Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.Đọc văn bản Họ nhà kim và trả lời Câu hỏi :
a) VB đã cho em hiểu kỹ về hình dáng, các loại, tác dụng của Họ nhà Kim như thế nào ?
b) VB đã sử dụng nghệ thuật gì đề TM về cây Kim ? Cách đó có làm em thích thú không ?
I/ Các nhóm trình bày phần chuẩn bị :
- Về nội dung
- Về hình thức.
II- Lập dàn ý chung cho một đề bài thuyết minh: 
* Mở bài 
- Giới thiệu chiếc nón với cô gái Huế, biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam.
* Thân bài :
- Lịch sử của cái nón.
- Cấu tạo của nón
- Quy trình làm nón
- Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật
* Kết luận :
Nêu cảm nghĩ chung của mình.
*Đọc thêm
III/HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
4 - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 - Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh; chú ý sự khác nhau giữa kiểu bài miêu tả và kiểu bài thuyết minh.
 -Tiết sau học bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_tiet_1_den_tiet_5.doc