Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 21

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 21

Tiết 101 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 (phần Tập làm văn)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.

- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp : tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 *Hoạt động 1: khởi động

 I.Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 III. Bài mới:

 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 101 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (phần Tập làm văn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. 
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp : tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I.Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương. 
Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương
 Hướng dẫn cách làm.
 Cách làm 
Cho Hs đọc phần cách làm (SGK trang 25)
- Thử nêu những sự việc hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương. (Cho Hs thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày )
-Em chọn vấn đề nào ? vì sao ?
- Hs có thể nêu những vẫn đề như :
*Cách sống thế nào là đẹp (câu lạc bộ sống đẹp)
*Phố mới ở thành phố Đà Nẵng 
*Những con đường mới 
*Câu lạc bộ phóng viên nhỏ của Thành phố 
*Áo ấm tặng bạn mùa đông một việc làm đầy nghĩa tình 
1. Chọn đề tài 
- Để có tư liệu viết bài này ta phải làm gì ?
- Tìm hiểu vấn đề, sưu tập tư liệu thực tế để có số liệu, sự việc làm dẫn chứng 
2. Sưu tập tư liệu 
- Thái độ em đối với vấn đề như thế nào ?
- Học sinh cần xác định thái độ khen hay chê , tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhânvà đưa ra những nhận định phù hợp với vấn đề 
3. xác định thái độ, quan điểm 
Những phương diện nào của vấn đề cần được bàn bạc ?
- Học sinh cần xác định được những phương diện của vấn đề cần bàn bạc
4. Thiết lập hệ thống luận điểm 
- Theo em độ dài của bài viết cần xác định như thế nào ? Yêu cầu về hình thức của bài viết ra sao ?
 Bài viết khoảng 1 500 chữ trở lại, có bố cục đầy đủ : Mở bài, Thân bài, Kết bài ; có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng ; về kết cấu :có chuyển mạch, chiếu ứng, đọc lên thấy có sức thuyết phục.
5. Hình thức bài viết : 
- Vừa phải 
- Có đủ kết cấu 3 phần 
- Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng ;
- Khi nào thì nộp bài ?
Thời hạn nộp bài : trước khi học bài 27
*Chú ý : Trong bài làm, các em không được ghi tên thật của những người liên quan đến sự việc, hiện tượng, vì như vậy bài làm nlất tính chất của bài tập làm văn.
6. Thời hạn nộp bài 
 Hướng dẫn học tập
- Đây là bài chuẩn bị cho bài 28, do đó để tiết học thành công các em phải chuẩn bị chu đáo 
- Cho điểm đối với những bài chuẩn bị công phu
Tuần 21
Tiết 102 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
 - Nhận thức dược những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con ngưôi Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
 - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới GV giới thiệu bài học. Cần nhấn mạnh đến ý nghĩa cấp thiết của bài viết trong thôi điểm mở đầu thế kỉ mới và ý nghĩa thiết thực đối với HS lớp 9.
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
Hướng dẫn cho Hs đọc văn bản 
Hs đọc các chú thích 
HS đọc văn bản 
Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Tác giả Vũ Khoan (SGK)
 1. Đọc và tìm hiểu chung 
 1. Đọc và tìm hiểu chung 
 Tìm hiểu Văn bản :
1.Tìm hiểu chung 
- Tác giả viết bài này vào thời điểm nào của lịch sử ? Ý nghĩa thời sự và lâu dài của vấn đề này ?
Thời điểm viết : đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. Thời điểm chuyển giao hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ: Công cuộc đổi mới mục tiêu phấn đấu rất cao, giải quyết nhiệm vụ cơ bản là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.==> ý nghĩa rất kịp thời. 
ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước: 
- Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, 
- Có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay.
- Thời điểm viết : đầu năm 2001 ==> ý nghĩa rất kịp thời. 
-ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước: 
2. Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong văn bản 
2. Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong văn bản 
2. Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong văn bản 
- Hãy đọc lại phần chính của văn bản và chỉ ra các luận cứ 
- Hãy lần lượt tìm hiểu, phân tích từng luận cứ. 
- Hãy nêu nhận xét của em về hệ thống luận cứ này ?
- Trong bài này, tác giả cho rằng :”Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất “ Điều đó có đúng không ? Vì sao ? (Hs thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trả lời )
a) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người( luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của văn bản; có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận của toàn văn bản).
Các lí lẽ nêu lên để xác minh cho lụận cứ này là :
- Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
b) Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước Luận cứ này được triển khai trong hai ý : 
- Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng gĩưa các nền kinh tế.
- Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vu : thoát khỏi tình trạng nghèo lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tri thức. 
c) Những điểm mạnh, điểm yêú cuả con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới ( luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của cả bài )
d) Kết luận 
Mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
Hs nêu nhận xét của mình :
- Hệ thống luận cứ chặt chẽ và tính định hướng rất rõ : Bắt đầu : nêu thời điểm chuyển giao ,yêu cầu chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Tiếp đó, khẳng định chuẩn bị hành trang quan trọng nhất là chính bản thân con người. (đặt vào bối cảnh thế giới và đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của đất nước). Từ đó, nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trước yêu cầu của thời kì mới. 
- Hệ thống luận cứ kết thúc bằng việc nêu yêu cầu với thế hệ trẻ : Rất có tính thuyết phục
Việc chuẩn bị bản thân con nghười là quan trọng nhất vì con người là động lực phát triển của lịch sử, quyết định tất cả các điều kiện, khắc phục tất cả các hoàn cảnh 
a) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người
b) Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước 
c) Những điểm mạnh, điểm yêú cuả con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới 
d)Kết luận :Mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn những thói quen tốt 
*Hệ thống luận cứ chặt chẽ và có tính định hướng 
3. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người 
3. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người 
3.Phântích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người 
- Tác giả đã nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ? Cách nêu của tác giả óngì đáng chú ý ? (Cho Hs thảo luận rồi cử đại diện trình bày, sau đó giáo viên tổng kết sửa chữa.)
- Tác giả không chia thành hai ý rõ rệt : cách lập luận là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó lại là điểm yếu :thấu đáo và hợp lí, không tĩnh tại (trong cái mạnh lại có cái yếu). 
Điểm mạnh, điểm yếụ luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn trong lịch sử. Cụ thể:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức-cơ bản, kém khả năng thực hành. 
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. 
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày. 
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói ''khôn vặt'', ít giữ chữ ''tín''. 
- Thông minh, nhạy bén nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. 
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. 
- Đoàn kết, đùm bọc nhưng thường đố kị 
- Thích ứng nhanh, nhưng hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, 
- Thái độ của tác giả 
- Thái độ của tác giả 
Thái độ của tgiả :
- Hãy nêu những nhận xét về thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam 
Thái độ của tác giả là tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía, khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc.
tôn trọng sự thực, khách quan, toàn diện, trân trọng thẳng thắn . không tự đề cao hay tự ti
5 Ngôn ngữ của văn bản 
5 Ngôn ngữ của văn bản 
5 Ngôn ngữ của văn bản 
5.Hãy tìm những tục ngữ, thành ngữ đã được sử dụng trong văiệt nam bản.
-Cách sử dụng như vậy đã có tác dụng gì ?
-Tại sao trong một văn bản trang trọng như thế tác giả lại sử dụng ngôn ngữ giản dị ? 
Hãy phát biểu khái quát về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản 
Liên hệ với bản thân mình ta thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình và có hướng hành động khắc phục điểm yếu, xây dựng những thói quen tốt bắt đầu từ những việc nhỏ trong sinh hoạt và học tập.Em hãy phát biểu ngắn gọn về điều đó
Ngôn ngữ của bài là ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu. Một trong những biện pháp để tạo được sắc thái ngôn ngữ ấy là việc sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ. Cách nói của thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà gọn
HS đọc Ghi nhớ, 
Ngôn ngữ của bài là ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu. 
Tổng kết: - Cho HS đọc Ghi nhớ, 
Tổng kết.HS đọc Ghi nhớ, 
Tổng kết.Ghi nhớ, 
 IV. Củng cố :
- Hãy nêu nội dung chính của vấn đề được đưa ra bàn bạc trong văn bản 
- Cách bàn bạc của tác giả có gì đáng chú ý ?
 V. Hướng dẫn học tập
- Nắm vững nội dung văn bản. Cần nắm vững hệ thống luận điểm của người viết trong văn bản 
- Chuẩn bị bài mới :"Chó sói và cừu "
Tuần 21
Tiết 103 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
 (tiếp theo)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
- Nhận biết hai thành phần biệt lập : gọi - đáp và phụ chú. . 
- Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. 
- Biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú. 
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy cho biết thành phần tình thái và thành phần cảm thán có tác dụng gì trong câu? Tại sao gọi chúng là những thành phần biệt lập ?
 III. Bài mới:
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
I. Hình thành khái niệm về thành phần gọi - đáp.
I. Khái niệm về thành phần gọi - đáp.
I.Khái niệm về thành phần gọi - đáp.
GV tổ chức cho HS đọc các đoạn trích (a), (b) ở mục I (SGK) 
- Trong các từ in đậm, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp ?
- Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay dùng để đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu không?
- Từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại , từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ?
- Vậy thành phần gọi đáp dùng để làm gì trong câu ?
- Vì sao thành phần gọi đáp cũng được gọi là thành phần biệt lập ?
1. Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông" dùng để đáp.
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt.
3. Trong những từ ngữ in đậm, từ Này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ "Thưa ông có tác dụng duy trì sự giao tiếp.
- TpGĐ được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp 
II.  Hình thành khái niệm về thành phần phụ chú. 
II. khái niệm về thành phần phụ chú. 
 III.Khái niệm vềthànhphần phụ chú. 
Tổ chức cho HS đọc các câu (a), (b) trong mụcII (SGK) 
- Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm , nghĩa sự việc của các câu trên có thany đổi không? Vì sao ?
- Ở câu(a) các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào ?
- Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì ?
- Vậy tyhành phần phụ hú thường dùng để làm gì trong câu ?
1. Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn. (chứng tỏ rằng thành phần phụ chú không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó là thành phần biệt lập.)
2. Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho “ đứa con gái đầu lòng”
3. Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), “tôi nghĩ vậy" là cụm chủ - vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ - vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể: (“tôí nghĩ vậy"có ý giải thích thêm rằng điều Lão không hiểu tôi"chưa hẳn đã đúng, nhưng “tôi” cho đó là lí do làm cho tôi càng buồn lắm.)
TP phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Cho HS đọc phần Ghi nhớ
Ghi nhớ
 Hướng dẫn thực hiện phần Luyện tập. 
Luyện tập. 
Luyện tập. 
Bài tập. 1. Mục đích của bài tập 1 là nhận điện thành phần gọi - đáp, xác định từ dùng để gọi (Này)với từ dùng để đáp (Vâng) và kiểu quan hệ giữa người gọi với người đáp.
Bài tập 2. Mục đích của bài tập 2 là nhận diện thành phần gọi - đáp (Bầu ơi) và nhận ra tính chất chung mà nó hướng đến (không hướng đến riêng ai).
Bài tập 3. Mục đích của bài tập 3 là xác định thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng của chúng ; ở (a), (b), (c) : giải thích cho các cụm danh từ mọi người; Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này;lớp trẻ
- Ở (d) : nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật.
Bài tập 4: Mục đích của bài tập 4 là tìm giới hạn tác dụng của thành phần phụ chú, để HS nhớ rằng thành phần phụ chú có địa chỉ liên hệ khá xác định.
Bài tập 5. Mục đích của bài tập này là tổng hợp các kiến thức về thành phần Phụ chú trong câu qua thực hành viết một đoạn văn
 IV. Củng cố :
- Hãy nêu công dụng của các thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu ?
- Tai sao hai thành phần gọi đáp và phụ chú cũng được gọi là thành phần biệt lập trong câu ?
 V. Hướng dẫn học tập
- Nắm khái niệm về các thành phàn gọI đáp và thành phần phụ chú .
- Chuẩn bị bài “Liên kết câu và liên kết đoạn văn ”
Tuần 21
Tiết 104-105 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
 - Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. 
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Ra đề,nêu yêu cầu lập biểu điểm đánh giá 
 - Học sinh : Đọc và chuẩn bị các đề bài tham khảo ( 4 đề)
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I.Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
 Đề bài :
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng , người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình 
YÊU CẦU CHUNG:
Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống 
Hình thức trình bày : Một bài văn nghị luận hoàn chỉnh
Học sinh nhận rõ vấn đề trong các sự việc hiện tượng cần nghị luận
- Bài văn cần có nhan đề tự đặt
- Bài làm có luận điểm rõ ràng , có lập luận và các luận cứ cần thiết 
- Các phần mở bài, thân bài, kết bài mạch lạc, liên kết 
II. BIỂU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ :
- Điểm 9-10: đạt đầy đue các yêu cầu về kiểu bài, hình thức, nội dung. Diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn, thuyết phục. Không mắc quá 5 lỗi chính tả và diễn đạt 
- Điểm 7-8: Đạt các yêu cầu trên ở mức khá: Diễn đạt trôi chảy . Không mắc quá 5 lỗi về chính tả và diễn đạt
- Điểm 5-6: Có các yêu cầu trên nhưng chưa thật hợp lý , diễn đạt còn lúng túng mắc không quá 7 lỗi về chính tả và diễn đạt
- Điểm 3-4: Có các nội dung trên nhưng chưa thật hợp lý. Lập luận chưa chặt chẽ, diễn đạt còn khô khan, chưa hấp dẫn . Mắc trên 7 lỗi chính tả và diễn đạt
- Điểm 1. Chưa nắm vững kiểu bài nghị luận, chưa biết lập luận
- Điểm 0 : Mắc sai lầm nghiêm trong về phương pháp hoặc tư tưởng . 
Bỏ giấy trắng 

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc