Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 10

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 10

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

A-MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức từ vựng đã học về cấp độ khái quát của nghĩa từ nghữ, trường từ vựng.

 2- Kỹ năng : HS biết vận dụng những kiến thức từ vựng vào thực hành nói và viết.

 3- Thái độ : Hs có ý thức sử dụng đúng từ vựng trong giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn

 - HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết BS2

C. KIỂM TRA: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS: Kt việc soạn bài của hs

D. BÀI MỚI: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – tiết PĐ10
Soạn :10/10/2009
Dạy :14/10/2009
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG	
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức từ vựng đã học về cấp độ khái quát của nghĩa từ nghữ, trường từ vựng. 
	2- Kỹ năng : HS biết vận dụng những kiến thức từ vựng vào thực hành nói và viết.
	3- Thái độ : Hs có ý thức sử dụng đúng từ vựng trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết BS2 
C. KIỂM TRA: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS: Kt việc soạn bài của hs
D. BÀI MỚI: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng. 
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
8- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
 - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 - Một từ nggữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
9- Trường từ vựng :Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- GV hướng dẫn hs ôn khái niệm khái quát của nghĩa từ ngữ (nghĩa từ “ động vật” rộng hơn nghĩa từ “ thú, chim, cá” ; nghĩa từ “ thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa các từ “ voi, hươu sáo, tu hú, cá chim, cá trích.”)
- Hs điền từ ngữ vào ô trốùng trong sơ đồ và giải thích nghĩa của từ ngữ đó. Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Từ láy hoàn toàn
Từ láy bộ phận
Từ láy âm
Từ láy vần
 GV hướng dẫn hs ôn khái niệm trường từ vựng .
- Hs đọc câu hỏi 2 sgk tr 126 – hs phân tích cách độc đáo trong cách dùng từ (hai từ cùng trường từ vựng: tắm và bể. Việc vận dụng các từ này đã góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.)
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Ôn các khái niệm từ vựng.
	2- Bài sắp học : Trả bài Tập làm văn số 2.
Tuần 10– tiết 45
Soạn : 12/10/2009
Dạy : 15/10/2009
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Hs nắm vững hơn cách làm bàivăn tự sự kết hợp miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
	2- Kỹ năng : Luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
	3- Thái độ : Hs có ý thức tính tự lực , trung thực trong kiểm tra. 
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của GV 
C- KIỂM TRA: 
D. BÀI MỚI: 
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
Đề : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
1- Hs đọc đề bài và phân tích tìm hiểu đề : Hình thức : văn viết thư. Nội dung kể chuyện kết hợp với miêu tả : kể lại buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách.
- Hs đọc đề, nêu những lưu ý cần thiết
- Hs thảo luận xây dựng dàn ý.( xem dàn ý bài viết)
- Gv nhận xét bổ sung.
2- Nhận xét va øđánh giá bài viết:
- Hs tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- Gv nhận xét, đánh giá bài viết của hs :
a-Ưu khuyết :
 - Ưu : Hs kết hợp tốt việc kể chuyện và MT trong văn viết thư. Trong kể chuyện có sự tưởng tượng phù hợp với thực tế. Lối diễn đạt cũng như bố cục trình bày rõ ràng khúc chiết. Chữ viết sạch đẹp, nhìn chung vận dụng khá tốt thể loại văn viết thư, kết hợp tự sự và miêu tả.
- Khuyết : Một vài hs chưa nắm thể loại văn viết thư, sự tưởng tượng còn hạn chế. Chưa kết hợp tự sự và miêu tả. Cách diễn đạt chưa gãy gọn, trình bày dong dài, viết sai ngữ pháp, lỗi chính tả còn nhiều.
b- Những lỗi cơ bản cần khắc phục : phải biết đặt vị trí vào người đi xa mới có thể kể, từ kể lại mới nghĩ đến cảnh trường ngày nay và cảnh trường của 20 năm trước với bao cảm xúc.
c- Đọc một số đoạn văn hay trong bài làm của hs :
3- Bổ sung và sửa chữa lỗi bài viết :
- Hs trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về nội dung, về hình thức.
- Gv bổ sung kết luận hướng sửa chữa.
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	- Baì vừa học : Đọc lại bài viết, tự rút kinh nghiệm cách viết để có hướng viết văn tốt hơn.
	- Bài sắp học : KT về truyện Trung đại
	- Ôn tập theo nội dung câu hỏi sgk /134 về truyện trung đại
Tuần 10 – tiết 46
Soạn : 13/10/2009
Dạy : 17/10/2009
 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI.
A – MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : Hs nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. Qua kiểm tra đánh giátrình độ học tập của hs về kiến thức và năng lực diễn đạt.
	- Kỹ năng : Rèn kỹ năng năng lực tư duy, khái quát, tổng hợp. Kỹ năng diễn đạt.
	- Thái độ : HS yêu thích văn học trung đại.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Đề bài đã được duyệt
	- HS : Chuẩn bị giấy, bút làm bài 
C- KIỂM TRA: HD học sinh làm bài kiểm tra : trên đề bài in sẵn 
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Nắm vững nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại.
	2- Bài sắp học : Đồng chí.
	- Đọc bài thơ, tìm hiểu tg, hoàn cảnh sáng tác.
	- Đọc và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài sgk tr 130.
Trường PT DTNT ĐỒNG XUÂN BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI	
Họ và tên :.. LỚP 9
 Đề số 1
	Thời gian làm bài : 45 phút
 Ngµy kiĨm tra : 17/10/2009
I. Trắc nghiệm (4 điểm): Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu trả lời trong các câu hỏi sau :
Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỷ :
	a. Thế kỷ XIV	b. Thế kỷ XV	c. Thế kỷ XVI	d. Thế kỷ XVII
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết bi thảm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là :
	a. Do lời nói vô tình của bé Đản
	b. Sự hồ đồ, gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh
	c. Do chính lời nói dối con của Vũ Nương
	d. Sự can thiệp bất lực và không kịp thời của xóm giềng .
Câu 3: Điều gì đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt của người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” ?
	a. Sự đối đầu với nhà Lê.
	b. Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử .
	c. Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung-Nguyễn Huệ của tác giả.
	d. Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca.
Câu 4:Truyện Kiều được viết theo thể thơ gì?
	a. Lục bát	b. Song thất lục bát	c. Đường luật	d. Tự do
Câu 5: Đoạn trích”Chị em Thúy Kiều”và “Cảnh ngày xuân” thuộc phần nào của Truyện Kiều ?
	a. Phần đầu của “Gặp gỡ và đính ước”	b. Phần cuối của “Gặp gỡ và đính ước”
	c. Gia biến và lưu lạc	d. Đoàn tụ 
Câu 6: Nhận định nào nói đầy đủ nhất những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng
trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
	a. Tả ngụ tình	b. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại
	c. Lặp cấu trúc	d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 7: Thủ đoạn mà bọn quan hầu cận trong phủ chúa Trịnh nhũng nhiễu dân chúng là:
	a. Vừa dụ dỗ vừa kiếm chác	b. Vừa thu mua vừa cướp giật
	c. Vừa ăn cướp vừa la làng	d. Vừa thương hại vừa xin xỏ.
Câu 8: Các từ “thơ thẩn”, “nao nao” trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” gợi lên tâm 
trạng gì ?
	a. Nhẹ nhàng	b. Thoải mái	c. Vui tươi	d. Bâng khuâng
II. Tự luận (6 điểm):
Câu 1: Phân tích hành động ông Ngư trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”. (3 điểm)
Câu 2: Phần nào trong “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện tính chất truyền kỳ?(1đ)
Câu 3: Phân tích ý nghĩa các yếu tố truyền kỳ (kỳ ảo)trong truyện (2 điểm)
Bài làm :
Trường PT DTNT ĐỒNG XUÂN BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI	
Họ và tên :.. LỚP 9
 Đề số 2
	Thời gian làm bài : 45 phút
 Ngµy kiĨm tra : 17/10/2009
I. Trắc nghiệm (4 điểm): Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu trả lời trong các câu hỏi sau :
Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỷ :
	a. Thế kỷ XVII	b. Thế kỷ XVI	c. Thế kỷ XV	d. Thế kỷ XIV
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết bi thảm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là :
	a. Do lời nói vô tình của bé Đản
	c. Do chính lời nói dối con của Vũ Nương
c. Sự hồ đồ, gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh
	d. Sự can thiệp bất lực và không kịp thời của xóm giềng .
Câu 3: Điều gì đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt của người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” ?
	a. Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử .
	b. Sự đối đầu với nhà Lê.
c. Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung-Nguyễn Huệ của tác giả.
	d. Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca.
Câu 4:Truyện Kiều được viết theo thể thơ gì?
	a. Tự do	b. Song thất lục bát	c. Đường luật	d. Lục bát 
Câu 5: Đoạn trích”Chị em Thúy Kiều”và “Cảnh ngày xuân” thuộc phần nào của Truyện Kiều ?
	a. Gia biến và lưu lạc	b. Đoàn tụ 
c. Phần đầu của “Gặp gỡ và đính ước”	d. Phần cuối của “Gặp gỡ và đính ước”
Câu 6: Nhận định nào nói đầy đủ nhất những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng
trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
	a. Tả ngụ tình	b. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại
	c. Lặp cấu trúc	d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 7: Thủ đoạn mà bọn quan hầu cận trong phủ chúa Trịnh nhũng nhiễu dân chúng là:
	a. Vừa ăn cướp vừa la làng	b. Vừa thương hại vừa xin xỏ.
c. Vừa dụ dỗ vừa kiếm chác	d. Vừa thu mua vừa cướp giật
Câu 8: Các từ “thơ thẩn”, “nao nao” trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” gợi lên tâm 
trạng gì ?
	a. Nhẹ nhàng	b. Thoải mái	c. Bâng khuâng 	 d.Vui tươi	
II. Tự luận (6 điểm): ... i.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của GV 
C- KIỂM TRA:
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ “ Lục Vân Tiên gặp nạn “. Hành động tội ác của Trịnh Hâm? Việc làm nhân đức của ông Ngư? Cuộc sống của ông Ngư?
D. BÀI MỚI: Chính Hữu từ người lính trở thành nhà thơ. Bài thơ “Đồng chí “ bằng những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng đã khắc họa hình ảnh “anh Bộ đội Cụ Hồ” trong những năm kháng chiến rất gian khổ nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội nên họ vượt qua tất cả.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I- Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả, tác phẩm:
 2/ Đọc:
II- Tìm hiểu văn bản:
 1/ Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:
- Tình đồng chí bắt đầu từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó
- Tình đồng chí được nảy sinh từ trong nhiệm vụ chiến đấu.
- Tình đồng chí, đồng đội được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao
 2/ Tình đồng chí được biểu hiện cụ thể: Thông cảm những tâm tư nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đồi ngưòi lính với sức mạnh của tình đồng đội.
 3/ Kết thúc bài thơ là một hình ảnh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời nguời chiến sĩ. 
 * Ghi nhớ : SGK/131
- Hs trình bày về tg và hoàn cảnh ra đời của tp; GV bổ sung, nhấn mạnh nét chính , hướng dẫn hs gạch chân ý quan trọng trong sgk
- Gv+ hs đọc văn bản ( đọc nhịp chậm để diễn tả tình cảm, cảm xúc được lắng lại, dồn nén. Cần đọc nhấn những chi tiết làm nổi rõ sự gần gũi, thống nhất cùng chung cảnh ngộ và tâm trạng người lính. Ba dòng thơ cuối đọc cao hơn để khắc họa những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu biểu tượng)
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu mạch cảm xúc bài thơ theo câu hỏi 1 sgk/130 ( Sáu dòng đầu là sự lí giải à cơ sở của tình đồng chí. Dòng 7: cấu trúc đặc biệt như một phát hiện, lời khẳng định sự kết tinh tình đồng chí. Mười dòng tiếp là những hình ảnh, chi tiết cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng cuối là một biểu tượng giàu chất thơ của người lính với hình ảnh đặc sắc “ đầu súng trăng treo”.)
- Hs đọc câu hỏi 2 sgk tr 130 – hs tìm cơ sở hình thành tình đồng chí trong sáu câu thơ đầu. (  Hai tiếng “ đồng chí” như một nốt nhấn, nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định và như một bản lề gắn kết đoạn thứ nhất với đoạn thứ hai của bài thơ.)
- Tình đồng chí được biểu hiện cụ thể ntn? Sức mạnh nào giúp cho họ vượt qua mọi gian khổ? ( Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau“ Ruộng nương..nhớ người ra lính”. Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ gia lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính “ áo anh.chân không giày” và nhất là cùng trải qua những cơn “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”.
GV lưu ý Hs : cách xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau “ Anh với tôichân không giày”, “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”-> tình cảm gắn bó sâu nặng vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy, chỉ bằng một cử chỉ “ tay bàn tay” mà người lính như được tiếp thêm sức mạnh để vượt ra gian khổ.)
– Gv hướng dẫn hs phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa khổ thơ cuối theo câu hỏi 4 sgk tr 130 ( Trong bức tranh trên cảnh rừng đêm giá rét có ba hình ảnh gắn kết nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng. Những người lính phục kích chờ giặc, đứng bên nhau giúp họ vượt qua khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Người lính phục kích giặc còn có một người bạn nữa đó là vầng trăng. Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú : súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. ->Biểu tượng thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp chất hiện thực và chất lãng mạn.)
-Hs đọc câu hỏi 5 sgk tr 130 – hs trả lời câu hỏi
( Hai chữ “đồng chí“là độ kết tinh của tình đồng đội ở độ thiêng liêng cao đẹp)
- Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp? ( hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính CM: xuất thân từ người nông dân, sẵn sàng từ bỏ những gì quí giá nhất để ra đi vì nghĩa. Họ ra đi một cách dứt khoát nhưng vẫn nặng lòng với quê hương. Trong gian lao thiếu thốn, họ vẫn sáng lên nụ cười. Đẹp nhất ở họ là tình đồng đội, đồng chí sâu sắc thắm thiết.)
 GV : Bài thơ là một thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội, đặc biệt đã góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường , chân thật. 
* Vì sao bài thơ đặt tên là đồng Chí? ( đ/c là cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể CM , cì vạy , tình đồng chí là bản chất CM của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tính đồng đội. )
 hs đọc ghi nhớ sgk tr 131.
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học :Đọc thuộc lòng bài thơ – nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ
	2- Bài sắp học : Tổng kết về từ vựng (tt)
	Soạn hệ thống hóa về từ vựng theo các mục sgk 
Tuần 10, tiết 48,BS3
Soạn: 15/ 10 2009 
Dạy :19/ 10/ 2009
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( T T)
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức :Hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Kỹ năng : Rèn kỹ năng vận dụng từ vựng vào cuộc sống.
	- Thái độ : HS có ý thức sử dụng tốt từ vựng.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn tiết 47 . 
C. KIỂM TRA: - Nêu khái niệmvề cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho ví dụ.
	 - Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ.
D. Bài mới : Từ vựng VN rất phong phú, đa dạng. Khi viết và nói, tuy các em hiểu được vấn đề nhưng không thể diễn đạt được là do nghèo vốn từ. GV vào bài.
NỘI DUNG
Các cách phát triển triển từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
Phát triển số lượng từ ngữ
Vay mượn
Tạo từ mới
Chuyển nghĩa
Thêm nghĩa
PHƯƠNG PHÁP
BS
I- Sự phát triển của từ vựng:
 - Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian.
 - Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
 - Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ:
 + Tạo từ ngữ mới.
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 * BT 1,2,3 sgk/135:
 3-Nếu không có sự phát triển nghĩa thì nói chung mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa -> đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng -> ngôn ngữ nhân loại đều phát triển theo những cách thức đã nêu trong sơ đồ.
II- Từ mượn :
 Là từ vay mượn của một số tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng , đặc điểm,.mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
III- Từ Hán Việt :
 Là từ vay mượn tiếng Hán. 
 BT2 sgk/136: chọn( b)
IV- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội :
 - Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. 
 - Biệt ngữ xã hội: Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định
V- Trau dồn vốn từ :
 Là rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
BT3: 
 a.Sai từ béo bổ -> béo bở
 b. đạm bạc -> tệ bạc
 c. tấp nập -> tới tấp 
I.1- Hs đọc câu 1 sgk – hs điền nội dung vào ô thích hợp:
2- Hs tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển của từ vựng nêu trong sơ đồ: 1- ( dưa) chuột; (con) chuột: một bộ phận của máy vi tính. 2- + Tạo từ mới: rừng phòng hộ , sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi , .( một số yếu tố dùng để tạo từ mới là yếu tố vay mượn.). 2-+ Mượn tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, côta, SARS ( bệnh dịch) 
II. 1 -Thế nào là từ mượn ? 
 2-Hs đọc câu 2 sgk –hs chọn nhận định đúng ( chọn câu c)
 3-Hs đọc câu 3 sgk – hs trả lời ( nhóm 1 từ mượn đã được Việt hóa ; nhóm 2 từ mượn chưa Việt hóa.).
III- 1- Hs nêu khái niệm từ Hán Việt ( mượn tiếng Hán nhưng phát âm theo cách dùng từ tiếng Việt)
IV- 1-Hs ôn lại thuật ngữ, biệt ngữ 
2- Hs thảo luận về vai trò thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay. ( Thời đại công nghệ phát triển, trình độ dân trí nâng cao, nhu cầu giao tiếp , nhận thức về khoa học công nghệ càng tăng -> thành ngữ đóng vai trò quan trọng trog đời sống. Mỗi khái niệm khoa học tương ứng với một thuật ngữ. do đó giải nghĩa được thuật ngữ là nắm được một đơn vị tri thức khoa học)
3- Từ ngữ là biệt ngữ xã hội : cậu , mợ, thầy , u, trứng ngỗng, trúng tủ (vd : mần (Nam bộ), con heo (Nam bộ). 
V- Thế nào là trau dồi vốn từ? ( nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ là việc rất quan trọng trong việc trau dồi vốn từ ; biết thêm từ chưa biết, làm tăng vốn từ)
2- Hs đọc và giải thích nghĩa những từ ngữ câu 2 sgk tr 136
 - Bách khoa toàn thư : từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch : bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, phá giá của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo : văn bản mới ở dạng dự kiến, phác thảo.
-Đại sứ quán : cơ quan đại diện chính thức của một nhà nước ở nước ngoài.
- Hậu duệ : con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí : khí phách của con người toát ra từ lời nói.
- Môi sinh : môi trường sống của sinh vật.
3- Hs đọc và sửa lỗi câu 3 sgk tr 136.
Cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cơ thể -> lợi nhuận .có thể dùng từ “ mới”, “ít cạnh tranh”.
Ít thức ăn, rẻ tiền -> không nhớ ơn nghĩa. 
Đông người qua lại -> liên tiếp, dồn dập
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : đọc sách để phát triển từ vựng.
	2- Bài sắp học : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
	- Đọc bài thơ, tìm hiểu tg, hoàn cảnh sáng tác.
	- Đọc và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài trong sgk .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10(1).doc