Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13 - Bài: Làng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13 - Bài: Làng

LÀNG

 ( Kim Lân )

A.Mục tiêu cần đạt :

 1.Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước, và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai .

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng .

2.Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

3. Kĩ năng :Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B.Chuẩn bị :

GV : Đọc toàn bộ tác phẩm.Soạn bài.Tham khảo các văn bản liên quan bài dạy.

HS : Đọc văn bản và suy nghĩ về các câu hỏi trong mục ”Đọc-Hiểu văn bản”

C.Tiến trình dạy học

 1.Ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ :

- Đọc bài thơ ánh trăng và nêu nội dung chính của bài ?

 3. Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 857Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13 - Bài: Làng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13 - Tiết 62 
 LÀNG
 ( Kim Lân )
A.Mục tiêu cần đạt :
 1.Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước, và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai .
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng .
2.Giáo dục tình yêu quê hương đất nước..
3. Kĩ năng :Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B.Chuẩn bị :
GV : Đọc toàn bộ tác phẩm.Soạn bài.Tham khảo các văn bản liên quan bài dạy.
HS : Đọc văn bản và suy nghĩ về các câu hỏi trong mục ”Đọc-Hiểu văn bản”
C.Tiến trình dạy học
 1.Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bài thơ ánh trăng và nêu nội dung chính của bài ?
 3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi qua hơn nửa thế kỉ.Chiến tích oai hùng đó có được là nhờ việc phát huy lòng yêu nước của nhân dân ta.Trong truyện ngắn “Làng”,nhà văn Kim Lân đã phản ánh tình cảm cao quí đó qua nhân vật “Ông Hai”,một người nông dân luôn gắn bó với quê hương,với lãnh tụ,với đất nước.
HĐ2: Đọc tim hiểu chung văn bản
HS đọc chú thích và nêu vài nét về tác giả ?
Điều gì làm tác giả Kim Lân thành công trong truyện ngắn làng ?
Truyện làng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
GV gọi hs tóm tắt truyện làng 
GV nhận xét sửa lỗi cho hs.
Em hãy nêu nội dung chính của truyện ?
Bố cục của văn bản có thể chia ra làm mấy phần ?
- Phần 1 : từ đầu cứ múa cả lên,vui quá. 
- Phần 2 : tiếp – vơi đi được đôi phần .
- Phần 3 : còn lại .
HĐ3:Đọc hiểu văn bản
GV tóm tắt một số chi tiết thể hiện tình yêu làng của ông Hai đã lược bỏ ( khoe về làng , kể về việc làng ông tham gia kháng chiến , bản thân ông không muốn đi tản cư).
-HS đọc thầm phần 1 và trả lời các câu hỏi.
*Cuộc sống ông Hai được diễn tả qua những việc làm nào?
*Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng khi diễn tả cuộc sống của ông Hai nơi tản cư?
*Từ đó em hiểu gì về tính cách của ông?
HĐ 3,4: Củng cố
 4. Củng cố : 
Kể tóm tắt đoạn trích
I.Đọc-Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : Kim Lân (1920- 2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước cách mạng tháng tám năm 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài chủ yếu của ông.
2. Tác phẩm :
a.Thể loại: Truyện ngắn
b. Hoàn cảnh ra đời :
- Sáng tác vào đầu thời kì kháng chiến chống pháp 1948.
c.Nội dung: Tình yêu làng,yêu nước của ông Hai, một người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
3.Đọc-Tóm tắt đoạn trích.
4.Bố cục : 3 phần 
àCuộc sống của ông Hai nơi tản cư.
àTâm trạng ông Hai khi nghe làng theo Tây.
àTâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.
II. Đọc-Tìm hiểu văn bản :
1. Cuộc sống của ông Hai nơi tản cư.
-Ông vỡ đất trồng thêm sắn.
-Nghĩ về cái làng của ông,nghĩ những ngày cùng làm việc với anh em.
-Ông nhớ làng,nhớ cái làng quá.
-Tìm đến phòng thông tin nghe đọc báo,vui mừng trước các tin quân ta thắng trận.
*Miêu tả suy nghĩ,hành động của nhân vật.
à Ông Hai là một nông dân luôn yêu quí,gắn bó với quê hương và luôn quan tâm đến cuộc kháng chiến chông Pháp của dân tộc.
 4. Dặn dò : 
-Tiếp tục tìm hiểu tâm trạng của ông Hai trong phần còn lại của tác phẩm.
 Tuần 13 - Tiết 62 
 LÀNG ( Tiếp theo )
 ( Kim lân )
A.Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước, và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai . Quan đó thấy được mọt biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng .
2. Giáo dục tình yêu quê hương,đất nước.
3. Kĩ năng :Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong văn bản . 
B.Chuẩn bị :
 GV : Soạn bài ,đọc tài liệu tham khảo .
 HS : Đọc văn bản và suy nghĩ về các câu hỏi trong mục “Đọc-Hiểu văn bản”. 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định : 
 2.Kiểm tra bài cũ :
 - Tãm t¾t v¨n b¶n “Lµng”, ph©n tÝch t×nh huèng truyÖn?
 3.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
HĐ1:Vào bài: Đang trong tâm trạng vui sướng trước tin thắng trận của quân ta,ông Hai bỗng nghe những người mới lên tản cư bảo cả làng chợ Dầu theo Tây,làm Việt gian.Đây là tình huống gay cấn,là nút thắt trong câu chuyện.Tâm trạng ông Hai có gì chuyển biến,chúng ta cùng tìm hiểu.
*Phân này có thể chia thành những ý nhỏ nào?
HĐ2: Phân tích
HS đọc đoạn từ “Ông lão rít một hơi thuốcnghĩ đến mụ chủ nhà”.
*Khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của Ông Hai được miêu tả qua những chi tiết nào? 
*Em có nhận xét gì về cách miêu tả trong phần truyên này? 
*Những cử chỉ,hành động đó thể hiện tâm trạng của ông như thế nào?
GV bình giảng:
GV hướng dẫn HS đọc thầm từ“Về đến nhà...không nhúc nhích“. 
*Về đến nhà ông có những biểu hiện nào? 
*Trong phần tự sự này,việc miêu tả của tác giả có gì mới so với phần trước?
*Sự kết hợp giữa miêu tả cử chỉ và nội tâm của nhân vật giúp ta hiểu gì về tâm trạng ông Hai ?
*Suốt mấy ngày sau đó ông Hai được tác giả miêu tả như thế nào ?
GV gọi HS đọc to đoạn „Ông lão ôm thằng con út...vợi đi được đôi phần“.
*Em có nhận xét gì về ngôn ngữ lời thoại trong cuộc trò chuyện giữa hai bố con?
*Từ những lời thoại đó, em cảm nhận được gì ở nhân vật ông Hai ?
*Trong phần này,biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng nhân vật?
*Sự xung đột nội tâm và lòi thoại mộc mạc đó giúp ta hiểu thêm điều gì về tính cách của ông Hai?
Khi tin đồn được cải chính,ông Hai được miêu tả qua những sự việc nào?
GV tổ chức HS thảo luận nhóm:
„Vì sao khi biết tin nhà mình bị Tây đốt,ông Hai không buồn ngược lại còn đi khoe :“Tây nó đót nhà tôi rồi bác ạ.Đốt nhẵn!“
*Ngôi nhà bị đốt là một minh chứng cho tấm lòng chung thủy của ông:Luôn trung thành với Tổ Quốc ,với cụ Hồ,với kháng chiến.
*Từ hành động,ngôn ngữ của nhân vật,em cảm nhận tâm trạng của ông Hai giờ đây như thế nào?
HĐ 3: Tổng kết
*Qua những gì vừa tìm hiểu,em hãy nhận xét chung về nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn Kim Lân ?
*Những biện pháp nghệ thuât đó đã thể hiện nội dung gi? 
HS đọc ghi nhớ - gv bổ sung
HĐ4: Luyện tập 
Đọc truyên “Làng”,em cảm nhận được những gì về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
II.Đọc-Tìm hiểu văn bản :
2.Tâm trạng ông Hai khi nghe làng chợ Dầu theo Tây.
*3 ý:
-Khi mới nghe tin.
-Lúc về nhà.
-Những ngày sau đó.
a. Khi mới nghe tin.
- Cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.Ông lão lặng đi ,tưởng như đến không thở được.
-Một lúc lâu ông mới rặn è è...cất tiếng hỏi ,giọng lạc hăn đi.
-Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng.
*Miêu tả cử chỉ,hành động của nhân vật
àBàng hoàng ,hụt hẫng,xấu hỗ.
b.Lúc về nhà.
- Ông nằm vật ra giường...Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra.
Chúng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó bị người ta hắt hủi rẻ dúng đấy ư?
- Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên.
-Ông ngờ ngợ ...kiểm điểm từng người trong óc.
-Nghĩ đén việc mọi người ghê tởm,thù hằn cái giống Việt gian,bán nước.
- Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực tức, gắt gỏng vô cớ. 
-Ông trằn trọc không sao ngủ được. 
*Miêu tả cử chỉ và nội tâm nhân vật. .
àÔng Hai vô cùng đau xót,uất ức,nghi ngờ và lo lắng cho tương lai của gia đình cùng người làng chợ Dầu đang tản cư khắp nơi.
c. Những ngày ngày sau đó:
- Suốt mấy ngày ông không bước chân ra đến ngoài . Cứ thấy một đám đông túm lại ...ông cũng chột dạ. Thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian...ông lủi ra một góc nhà nín thin thít. Thôi lại chuyện ấy rồi.
-Bao nhiêu ý nghĩ đen tối ghê rợn ,nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão.
-Có lúc ý nghĩ hay là quay về làng hiện lên, nhưng vừa chớm nghĩ đến ông lập tức phản đối ngay....Làng thì yêu làng thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
-Nước mắt ông lão giàn ra,chảy ròng ròng trên hai má.Ông thủ thỉ cùng đứa con út cho vơi nỗi khổ trong lòng.
*Ngôn ngữ bình dị,chân chất,mộc mạc.
àDù trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng luôn thủy chung với làng ,trung thành với cụ Hồ,với kháng chiến.
*Miêu tả xung đột nội tâm kết hợp với ngôn ngữ lời thoại mộc mạc chân chất. 
àÔng Hai rất yêu làng nhưng biết đặt tình yêu nước ,yêu lãnh tụ lên trên tình yêu quê hương.Tất cả tình cảm đó đều hòa quyện trong tâm hồn ông. 
3.Tâm trạng của ông Hai khi tin đồn được cải chính :
-Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui,rạng rỡ hẳn lên.
-Gọi các con ra cho quà.
-Lật đật đi khoe:”Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ.Đốt nhẵn!..Ông chủ tịch làng tôi mới lên trên này cải chính...Láo!láo hết!Toàn là sai sự mục đích cả .
-Lại ngồi kể chuyện về làng ông.Kể lại hôm Tây vào khủng bố...như chính ông vừa dự trận đánh ấy
àÔng Hai cảm thấy vui sướng hạnh phúc hơn bao giờ hết.Niềm tự hào về quê hương lại tràn về 
trong tâm trí ông.
III.Tổng kết :
1.Nghệ thuật:
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc,sinh động qua suy nghĩ,hành động,lời nói.
- Ngôn ngữ nhân vật chân chất,mộc mạc. 
- Cốt truyện đơn giản,xây dựng tình huống truyện gay cấn .
2.Nội dung:
- Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống pháp.
Xem ghi nhớ :(SGK-trang 174)
IV.Luyện tập :
àYêu làng tha thiết.tin tưởng,trung thành với CM,với cụ Hồ.Tình yêu quê hương gắn bó ,hòa quyện,thống nhất với tình yêu Tổ quốc.
 4. Dặn dò : 
- Viết cảm nhận của em về người nông dân qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.
-Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLangKim Lan.doc