Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Phần học ôn tập

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Phần học ôn tập

CHIẾC LƯỢC NGÀ

(Nguyễn Quang Sáng)

Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Tháp Mười mà xung quanh nước đã lên đầy, nói cho đúng đây là cái trạm của đường dây giao thông, nhà nhỏ nhưng người lại đông. Chưa đến chuyến đi, chúng tôi còn phải đợi. Ban ngày, chúng tôi chẳng biết đi đâu, hết nằm lại ngồi, có lúc thấy cuồng chân, thật tù túng, nhưng lại có cái thú bù lại là thọc cần câu ra khỏi nhà để câu cá. Ngày câu cá đã đủ ăn rồi, đêm không ai muốn câu nữa. Trong lúc nhàn rỗi ấy, chúng tôi thường hay kể chuyện. Và tôi nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại. Ông vốn là người hay kể chuyện - nhiều nhất là chuyện tiếu lâm, có cả tiếu lâm kháng chiến nữa, chuyện nào cũng làm cho chúng tôi cười lăn, cười bò. Trước khi kể, bao giờ ông cũng cười mỉm, mặt trở nên hóm hỉnh, đúng là ông lão có duyên già. Nhưng hôm ấy, ông đâm ra khác thường. Ông già kể nhưng vẫn ngồi im, đầu hơi cúi xuống, trầm lặng, mặt ngước nhìn ra mênh mông. Chắc là một chuyện cảm động, chúng tôi đoán như vậy và không đùa nữa. Bên ngoài, một cơn gió ù thổi tới. Cái trạm này - một ngôi nhà cất chen vào giữa một chòm cây giữa khu rừng tràm thưa, mỗi khi có một cơn gió, sóng nối nhau đập vào tàn cây, nhà lại rung lên và lắc lư như một con thuyền đang chơi vơi giữa biển. Sóng đập đều đều vào các chòm cây. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chấp chới. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì, ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua, mặt nước trở lại yên lặng, ông mới ngẩng lên và nói. Ông nói với chúng tôi mà như nói với cả trời nước vậy, ông không nhìn vào chúng tôi mà nhìn ra biển nước, chân trời và các vì sao.

- Chuyện xảy ra cách đây đã hơn một năm rồi, mà mỗi lần nhớ lại, tôi cứ bàng hoàng như vừa thấy một giấc mơ - ông mở đầu với giọng trầm đục: - Hôm đó, tôi đi từ trạm N. G. đến L. A. Khi chiếc xuồng máy đuôi tôm vừa xô ra bến thì chúng tôi ai cũng muốn biết người lái ấy là ai. Không phải tò mò mà cần phải biết. Bởi vì trước khi đi, người trạm trưởng có báo cáo với chúng tôi đó là một đoạn đường dài, một đoạn đi xuồng máy, một đoạn đi bộ, đi xuồng dễ gặp trực thăng soi, anh em phải bình tĩnh, không được nhốn nháo, không được tự động mà phải tuyệt đối tuân theo sự điều khiển của người lái. Nói như vậy có nghĩa là sinh mạng mình phải hoàn toàn phó thác cho người cầm lái ấy, có phải không các bạn? Cho nên, tôi cần nhìn, cần biết rõ người đang cầm giữ sinh mạng mình. Nhưng trời đã tối rồi, tôi chỉ thấy đó là một cô gái người mảnh khảnh, vai mang cây "cạc- bin" bá xếp của Mỹ, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng.

Trước đó, tôi có được nghe tiếng đồn trạm này có một cô giao liên rất thông minh. Một hôm, cô dẫn một đoàn khách sắp sửa qua sông, cô để khách dừng lại ngoài ruộng xa. Cô và một anh giao liên nữa tiến trước dọn đường. Đến vườn cây bờ sông, cô thấy mình đã lọt vào ổ phục kích của địch. Nhưng cô không bối rối. Cô vừa gọi người bạn của mình vừa nói, cô cố ý nói lớn cho bọn địch nghe: "Tình hình yên, không có gì, anh trở lại dẫn khách đi, còn tôi sang sông lắc xuồng đem qua". Trong câu nói ấy có ám hiệu. Anh giao liên liền quay lại, êm ái đưa khách bọc qua ngả khác, vượt sông cách đó độ một vài cây số. Còn cô ta, trước khi qua sông cô còn gài lại hai trái lựu đạn. Cô qua sông, thế là thoát. Còn đám biệt kích kia, bọn nó tưởng thật, định hốt cả một đoàn khách, nên chẳng dám rục rịch, mà cứ chờ. Chờ mãi, bọn nó biết, nó chửi rủa nhau, trong lúc lục tục kéo về lớ quớ thế nào lại vấp cả hai quả lựu đạn gài, rụng hết mấy mạng. Qua chuyện đó, người ta thêm thắt rằng cô giao liên ấy có cái mũi rất thính, cô dùng mũi để nghe mùi địch và có thể phân biệt được thằng nào là Mỹ, thằng nào là Ngụy nữa.

 

doc 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Phần học ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Tháp Mười mà xung quanh nước đã lên đầy, nói cho đúng đây là cái trạm của đường dây giao thông, nhà nhỏ nhưng người lại đông. Chưa đến chuyến đi, chúng tôi còn phải đợi. Ban ngày, chúng tôi chẳng biết đi đâu, hết nằm lại ngồi, có lúc thấy cuồng chân, thật tù túng, nhưng lại có cái thú bù lại là thọc cần câu ra khỏi nhà để câu cá. Ngày câu cá đã đủ ăn rồi, đêm không ai muốn câu nữa. Trong lúc nhàn rỗi ấy, chúng tôi thường hay kể chuyện. Và tôi nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại. Ông vốn là người hay kể chuyện - nhiều nhất là chuyện tiếu lâm, có cả tiếu lâm kháng chiến nữa, chuyện nào cũng làm cho chúng tôi cười lăn, cười bò. Trước khi kể, bao giờ ông cũng cười mỉm, mặt trở nên hóm hỉnh, đúng là ông lão có duyên già. Nhưng hôm ấy, ông đâm ra khác thường. Ông già kể nhưng vẫn ngồi im, đầu hơi cúi xuống, trầm lặng, mặt ngước nhìn ra mênh mông. Chắc là một chuyện cảm động, chúng tôi đoán như vậy và không đùa nữa. Bên ngoài, một cơn gió ù thổi tới. Cái trạm này - một ngôi nhà cất chen vào giữa một chòm cây giữa khu rừng tràm thưa, mỗi khi có một cơn gió, sóng nối nhau đập vào tàn cây, nhà lại rung lên và lắc lư như một con thuyền đang chơi vơi giữa biển. Sóng đập đều đều vào các chòm cây. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chấp chới. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì, ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua, mặt nước trở lại yên lặng, ông mới ngẩng lên và nói. Ông nói với chúng tôi mà như nói với cả trời nước vậy, ông không nhìn vào chúng tôi mà nhìn ra biển nước, chân trời và các vì sao.
- Chuyện xảy ra cách đây đã hơn một năm rồi, mà mỗi lần nhớ lại, tôi cứ bàng hoàng như vừa thấy một giấc mơ - ông mở đầu với giọng trầm đục: - Hôm đó, tôi đi từ trạm N. G. đến L. A. Khi chiếc xuồng máy đuôi tôm vừa xô ra bến thì chúng tôi ai cũng muốn biết người lái ấy là ai. Không phải tò mò mà cần phải biết. Bởi vì trước khi đi, người trạm trưởng có báo cáo với chúng tôi đó là một đoạn đường dài, một đoạn đi xuồng máy, một đoạn đi bộ, đi xuồng dễ gặp trực thăng soi, anh em phải bình tĩnh, không được nhốn nháo, không được tự động mà phải tuyệt đối tuân theo sự điều khiển của người lái. Nói như vậy có nghĩa là sinh mạng mình phải hoàn toàn phó thác cho người cầm lái ấy, có phải không các bạn? Cho nên, tôi cần nhìn, cần biết rõ người đang cầm giữ sinh mạng mình. Nhưng trời đã tối rồi, tôi chỉ thấy đó là một cô gái người mảnh khảnh, vai mang cây "cạc- bin" bá xếp của Mỹ, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng.
Trước đó, tôi có được nghe tiếng đồn trạm này có một cô giao liên rất thông minh. Một hôm, cô dẫn một đoàn khách sắp sửa qua sông, cô để khách dừng lại ngoài ruộng xa. Cô và một anh giao liên nữa tiến trước dọn đường. Đến vườn cây bờ sông, cô thấy mình đã lọt vào ổ phục kích của địch. Nhưng cô không bối rối. Cô vừa gọi người bạn của mình vừa nói, cô cố ý nói lớn cho bọn địch nghe: "Tình hình yên, không có gì, anh trở lại dẫn khách đi, còn tôi sang sông lắc xuồng đem qua". Trong câu nói ấy có ám hiệu. Anh giao liên liền quay lại, êm ái đưa khách bọc qua ngả khác, vượt sông cách đó độ một vài cây số. Còn cô ta, trước khi qua sông cô còn gài lại hai trái lựu đạn. Cô qua sông, thế là thoát. Còn đám biệt kích kia, bọn nó tưởng thật, định hốt cả một đoàn khách, nên chẳng dám rục rịch, mà cứ chờ. Chờ mãi, bọn nó biết, nó chửi rủa nhau, trong lúc lục tục kéo về lớ quớ thế nào lại vấp cả hai quả lựu đạn gài, rụng hết mấy mạng. Qua chuyện đó, người ta thêm thắt rằng cô giao liên ấy có cái mũi rất thính, cô dùng mũi để nghe mùi địch và có thể phân biệt được thằng nào là Mỹ, thằng nào là Ngụy nữa.
Tôi nghĩ, nếu người nữ giao liên ấy là cô đang lái chiếc xuồng máy này thì mình không đến nỗi lo lắm. Tôi muốn hỏi nhưng thấy không tiện nên đành phải nói khéo:
- Ở trạm này có mấy cháu nữ vậy hở chú?
- Dạ một chị là chị nuôi với cháu nữa là hai.
Vậy là cô nữ giao liên này rồi, tôi cảm thấy mừng. Nghe giọng cô nói, tôi đoán cô bé độ mười tám hai mươi là cùng. Tôi cảm thấy mến, muốn hỏi thêm nhưng thấy cô đang lom khom quấn dây vào bánh trớn nên lại thôi. Quấn dây vào bánh trớn xong, cô đứng thẳng người, quay lại nói với xuồng sau :
- Tôi đi trước nhé !
Mấy anh giao liên xuồng sau nhao lên :
- Thôi chị Hai đi trước đi.
- Chị út đi mạnh giỏi nhá ! Người gọi chị Hai, người gọi chị út, chẳng biết cô thật thứ mấy.
Cô đáp lại mấy câu láu lỉnh, gọi mấy chú giao liên là em rồi quay lại chúng tôi, hạ giọng hết sức lễ phép :
- Các bác, các chú, các anh có gì quan trọng nên để trong túi áo, hoặc để trong một cái gói riêng. Lỡ gặp trực thăng bắn hoặc gặp biệt kích thì đồ qúy không bị mất, bị cháy.
Cô báo cho chúng tôi những điều không may có thể xảy ra nhưng giọng nói lại dịu dàng - dễ thương nữa - khác hẳn với giọng nói căng thẳng của ông trạm trưởng, nên tôi thấy không lo lắm. Nói xong, cô khom lưng, giật máy. Xuồng rung lên theo tiếng máy nổ giòn, từ từ tách ra khỏi vòm cây rậm, rồi rào rào lướt tới. Gió thổi mát cả người, mát đến từng chân tóc. Nghe cô dặn, anh em khách lúi húi mở bòng. Còn tôi, tôi có cái gì qúy ngoài giấy tờ, tiền ăn đường đã để sẵn trong túi? Tôi chợt nhớ đến cây lược nhỏ. Tôi liền mở bòng, mò lấy cây lược, cho vào túi nhái đựng giấy tờ, bỏ vào túi ngực, rồi cài kim tây lại thật cẩn thận.
Các bạn ! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hoà bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng tên Sáu. Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Đông không đơn giản. Chị không dám đưa con qua rừng. Nghe chị nói có lý anh không trách được. Anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi. Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu ! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ cô. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run :
- Ba đây con !
- Ba đây con !
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: " Má! Má". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, rồi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương, và hai tay buông xuống như bị gãy.
Vì đường xa, chúng tôi ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha. Đêm nó không cho anh ngủ với chị. Con bé tính khí thật không vừa, nó tuột xuống giường, đứng dưới đất chồm lên, nắm tay anh kéo ra. Kéo không được, nó kê miệng cắn. Cho đến ngày đi, tay anh vẫn còn hằn sâu những dấu răng của con. Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trỏng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trỏng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi: "Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi dọa nó:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cháu cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng "ba" không được sao?
Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi lại nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lầm bầm điều gì không rõ - Con bé đáo để thật.
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một miếng trứng cá to vàng để vào cái chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi tưởng con bé lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không. Nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhẩy xuống xuồng, mở lòi tói(1) cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy - chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Ngày mai anh Sáu phải đi, đó là đêm cuối cùng của hai anh chị, chị cũng không muốn bắt nó về.
Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông- Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng, chị lo xếp từng chiếc áo, gói ghém đồ đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, chị cứ lúi húi bên chiếc ba lô. Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ  ... ờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.    
Lào Cai tháng sáu, Hà Nội tháng bảy - 1970
BẾN QUÊ
Nguyễn Minh Châu
Nhĩ nằm yên để cho vợ chải những nhát lược cuối cùng. Nhĩ biết mình có một cái đầu tròn trịa, tóc Nhĩ đến bây giờ vẫn đen và không khô. Chẳng biết lúc này trong khi Liên đứng trên đầu phản cẩn thận đưa những nhát lược, Nhĩ nghĩ thầm, “cô ấy” có nhớ mái đầu với bộ tóc đen óng mượt đã khiến cho anh một thời được tiếng là một “Đông Gioăng”? Cho nên trước đây trong cơ quan so với mấy anh em cùng tuổi, anh được tiếng là một người lâu già.
Chải đầu cho chồng xong, Liên đỡ anh ngồi dậy, cúi xuống dưới gầm tủ lấy thêm mấy chiếc gối đem kê sau lưng anh.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sángloa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẵm màu hơn - một màu tím thẵm như bóng tối
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.
Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh.
- Có hề sao đâu Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này
Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được.
- Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh một chuyến.
Liên biết chồng nói đùa:
- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một bậc hoặc giá anh lại khỏe hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc.
- Ừ, tưởng gì nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?
- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con.
Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. Rồi Liên xuống thang, vẫn cái tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm.
Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:
- Tuấn, Tuấn à!
Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau muống, mắt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch. Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách dảy cộm gập đôi:
- Bố mỏi rồi. Con đỡ bố nằm xuống nhé!
- Chưa - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai. Nó là đứa thứ hai, gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía nam và vừa mới trở về đêm qua. Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.
Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn sang bên kia chưa hả?
- Sang đâu hả bố?
- Bên kia sông ấy!
Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững:
- Chưa
Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố
- Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả. - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về
Anh con trai cười:
- Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?
- Hay là thế này nhé. - Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến - Con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán người ta bán bánh trái gì, con mua cho bố.
Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy đồng bạc.    
Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa vòng trái đất - trong một chuyến đi công tác ở một nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây. Anh mệt lử. Và đau nhức . Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống.
Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên kia tường. Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!”.
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: “Ừ, ừ chào cháu!”. Cô bé nhảy lên phản, vừa mò vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên dưới và gọi toáng lên:
- Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!
Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên:
- Chúng cháu chào bác ạ!
- Chào bác Nhĩ ạ!
Vây bọc bởi đám trẻ con đứng lố nhố chung quanh. Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một chú bé mới đẻ đang toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với.
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao thêm dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng.
Chẳng biết thế nào mà sáng nay tất cả những ngón tay của chúng đều chua lòm mùi nước dừa, nhưng không sao, vì thế anh càng yêu lũ trẻ trong ngôi nhà mình.
Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.
Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.
Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại, nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.
Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sao nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.
Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây Nhĩ đã có thể nhìn thấy rõ từng mảnh vá trên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ.
Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa - chợt nghe sau lưng có tiếng ho. Nhĩ quay lại.
Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phản. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ.
- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.
- Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ?
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua
Chợt ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá! Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này.
             (Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Nhà xuất bản Văn học - 2006)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao 10 ngu van 9HayToan van tac pham van xuoi 9.doc