Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Phần: Ôn luyện

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Phần: Ôn luyện

Chương một

HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC VỀ VĂN HỌC SỬ

I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Khái niệm văn học dân gian

Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Văn học dân gian gồm có ba đặc trưng cơ bản: Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.

2.1. Tính truyền miệng

Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ đời nọ sang đời kia, đời này qua đời khác, tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (ca hát chèo, tuồng, cải lương). Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản kể gọi là dị bản.

 

doc 61 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Phần: Ôn luyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương một
Hệ thống hoá kiến thức về văn học sử
I. Văn học dân gian Việt Nam
1. Khái niệm văn học dân gian
Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Văn học dân gian gồm có ba đặc trưng cơ bản: Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.
2.1. Tính truyền miệng
Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ đời nọ sang đời kia, đời này qua đời khác, tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (ca hát chèo, tuồng, cải lương). Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản kể gọi là dị bản.
2.2. Tính tập thể:
Khác với văn học viết, văn học viết cá nhân sáng tác còn văn học dân gian tập thể sáng tác. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra: Cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian. Quá trình truyền miệng lại được tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian mang đậm tính tập thể. Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.
2.3. Tính thực hành
- Tính thực hành của văn học dân gian biểu hiện: Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành nghề (bài ca nghề nghiệp, bài ca nghi lễ).
- Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu làm gì (cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, chài lưới...).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
3.1. Thần thoại
- Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã nguyên thuỷ, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hoá của người Việt cổ.
- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như: thần sông, thần núi, thần biển... Nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.
3.2. Sử thi.
- Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
- Quy mô rộng lớn của Sử thi: độ dài, phạm vi kể truyện của nó. Ví dụ: Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường dài 8503 câu thơ kể lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định.
- Ngôn ngữ có vần, nhịp khi đã dịch ra xuôi như Sử thi Đăm Săn.
- Nhân vật Sử thi mang cốt cách của cả cộng đồng (tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng người). Ví dụ: Đăm Săn là hiện thân cho sức mạnh phi thường của tộc người Ê-đê ở Tây Nguyên.
3.3. Truyền thuyết
- Là dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lý tưởng hoá. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
- Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (thần vẫn mang tính người) hoặc An Dương Vương (biết cầm sừng tê giác bảy tấc rẽ nước về Thuỷ phủ). Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử.
- Xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt, họ ước mơ có một vị thần trị Thuỷ. Khi có giặc, họ mơ một Phù Đổng Thiên Vương. Trong hoà bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày Tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hoá.
3.4. Cổ tích
- Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về số phận những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản. Một là kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ. Hai là vươn lên ước mơ khát vọng đổi đời (nhân đạo, lạc quan).
- Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ Dừa, Tấm, Thạch Sanh...
- Quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích là quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
3.5. Truyện ngụ ngôn
- Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ. Nhân vật là người, bộ phận của người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói tiếng người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.
- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là người, vật, các con vật.
- Có thể xảy ra ở bất cứ đâu.
3.6. Truyện cười
- Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
- Cuộc sống luôn chứa đựng những mâu thuẫn:
+ Bình thường với không bình thường.
+ Mẫu thuẫn giữa lời nói và việc làm.
+ Mâu thuẫn trong nhận thức lí tưởng, từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.
3.7. Tục ngữ
- Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân.
3.8. Câu đố
- Là những bài văn, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về đời sống.
3.9. Ca dao
- Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần có điệu đã tước bỏ đi tiếng đệm, tiếng láy nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người.
Ví dụ:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Ai ơi ! Chua ngọt đã từng
Non xanh nước biếc xin đừng quên nhau.
Có thể chuyển thành lời hát của sân khấu chèo. Đó là các làn điệu, nhịp điệu, hát vỉa.
3.10. Vè
Là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về các sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình phẩm.
3.11. Truyện thơ
Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
3.12. Chèo.
- Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp yếu tố trữ tình và trào lộng ca ngợi những tấm lòng đạo đức và phê phán đả kích mặt trái của xã hội.
- Ngoài ra còn có tuồng, sân khấu, cải lương, múa rối dân gian...
4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
4.1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của dân tộc
- Tri thức dân gian là nhận thức của nhân dân đối với cuộc sống quanh mình. Nó khác hẳn nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời về lịch sử và xã hội. Đó là những kinh nghiệm mà nhân dân đã đúc kết từ cuộc sống.
- Tri thức ấy lại được trình bày bằng nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nó cũng sinh động hấp dẫn người nghe. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc anh em nên vốn tri thức dân gian v”cùng phong phú.
4.2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc
- Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.
Ví dụ: Truyện Tấm Cám:
+ Giúp con người đồng cảm chia sẻ với nỗi bất hạnh của Tấm.
+ Khẳng định phẩm chất của Tấm.
+ Lên án kẻ xấu, kẻ ác.
4.3. Giá trị nghệ thuật to lớn của văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc
- Nói tới giá trị nghệ thuật của văn học dân gian phải kể tới từng thể loại:
+ Thần thoại sử dụng trí tưởng tượng.
+ Truyện cổ tích xây dựng những nhân vật thần kì.
+ Truyện cười tạo ra tiếng cười dựa vào những mâu thuẫn trong xã hội.
+ Cốt truyện của dòng tự sự bao gồm nhân vật và tình tiết kết hợp lại.
+ Thơ ca dân gian là sự sáng tạo ra lời ca đậm chất trữ tình. ở ca dao sử dụng triệt để thể phú (phô bày miêu tả), tỉ (so sánh), hứng (tức cảnh sinh tình). Tất cả nghệ thuật ấy đã giúp người đọc, người nghe có khả năng nhạy cảm, trước cái đẹp.
- Có thời kì văn học viết chưa có và chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.
- Nhà thơ học ở ca dao: giọng điệu trữ tình, xây dựng được nhân vật trữ, tình, cảm nhận của thơ ca trước đời sống. Sử dụng ngôn từ sáng tạo của nhân dân trước cái đẹp...
II. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Các thành phần văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Hai thành phần chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam là thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Giai đoạn cuối văn học chữ Quốc ngữ phát triển nhưng chưa có thành tựu nổi bật.
1.1. Văn học chữ Hán
Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt. Xuất hiện rất sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi. Thể loại gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, Đường luật ...
1.2. Văn học chữ Nôm
Cuối thế kỉ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm mới xuất hiện. Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi. Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: phú, văn tế, chủ yếu là sáng tác theo thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như: Nôm, Đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
2. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại
2.1.Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Hai lần chiến đấu chiến thắng quân Tống.
- Ba lần chiến đấu chiến thắng quân Nguyên Mông.
- Hai mươi năm chiến đấu chiến thắng quân Minh.
b. Một số điểm lưu ý về văn học
- Thành phần chủ yếu viết bằng chữ Hán. Từ thế kỉ XIII có chữ Nôm, nhưng thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán.
- Nội dung: Yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc.
- Nghệ thuật: Đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi viết về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ, phú đều phát triển.
- Các tác phẩm và tác giả:
Quốc Tộ của Đỗ Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lý Thái Tổ, Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...
2.2. Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
- Sau chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiếnViệt Nam. Bước sang thế kỉ XV và đến hết thế kỉ XVII xã hội phong kiến Việt Nam ngày càng suy tàn. Xung đột của các tập đoàn phong kiến dẫn đến nội chiến Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn kéo dài gần thế kỉ.
- Nội dung: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Thiên Nam ngữ lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ca ngợi sang phê phán những suy thoái về đạo đức và hiện thực xã hội.
- Nghệ thuật: Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại. Thành tựu chủ yếu là văn chính luận (Bình Ngô đại cáo) và bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục, Thánh Tông di thảo). Nhiều tập thơ Nôm ra đời: Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quốc âm thi tập của Nguy ...  bị tù đày. Đó là thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Lương Văn Can, Lê Đại, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Đặng Xuân Thiều, Xuân Thuỷ,... Và đặc biệt là của hai nhà thơ lớn Hồ Chí Minh và Tố Hữu.
e. Lý luận, phê bình văn học	
Lý luận, phê bình văn học thời kì này cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Từ đầu những năm 30 đến năm 1945, một số nhà lí luận, phê bình chuyên nghiệp thật sự có tài năng như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan,... đã góp phần thúc đẩy nền văn học phát triển.
IV. Văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX
1. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
1.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
	- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên trên đất nước ta một nền văn học thống nhất.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hoá, từ năm 1945 đến năm 1975, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Trung Quốc).
1.2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954
- Một số tác phẩm trong những năm 1945 - 1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân ; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là những tác phẩm: Một lần tới thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương. Từ năm 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Vũ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,...
- Thơ ca những năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tiêu biểu là những tác phẩm Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng riêng, Lên núi của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước, Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi,vv...
- Xuất hiện một số vở kịch ngắn gây được sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hoà của Học Phi.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống. Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm. Một số tác phẩm khai thác hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng. Viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Cái sân gạch của Đào Vũ,...
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu là các tập thơ Gió lộng của Tố Hữu, ánh sáng và phù sa của Chế lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận, Tiếng sóng của Tế Hanh,...
- Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu là các vở Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm,...
c. Chặng đường từ năm 1965 đến 1975 
- Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tiêu biểu cho văn xuôi trực tiếp viết về cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân miền Nam là Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Hòn Đất của Anh Đức, Mẫn và tôi của Phan Tứ,...
- ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là những tập kí chống Mỹ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Đỗ Chu,... Nhiều tác giả nổi lên nhờ những cuốn tiểu thuyết như Hữu Mai với Vùng trời (3 tập), Nguyễn Minh Châu với Cửa sông và Dấu chân người lính, Chu Văn với Bão biển (2 tập),...
- Thơ ca những năm chống Mỹ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ca chặng đường này thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu hiện thực ; đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được không khí lôi cuốn hấp dẫn như Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, Chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Hương cây - Bếp lửa của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, Cát trắng của Nguyễn Duy, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa,... Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Tiêu biểu là Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mĩ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa,...
- Kịch chống Mĩ cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Tiêu biểu là các vở Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh,...
1.3. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, mang tính nhân dân sâu sắc
Đây là một đặc điểm nói lên bản chất của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975. Văn học giai đoạn này thống nhất về nhiều mặt, phụng sự kháng chiến và có tính nhân dân sâu sắc.
b. Văn học gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội
Đây là một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Văn học giai đoạn này gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, của công đồng dân tộc. Đề tài bao trùm cuả văn học là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
c. Văn học phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng, kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Đây là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm Mỹ của văn học Việt Nam những năm 1945 - 1975. Văn học giai đoạn này mang đậm tính sử thi và chất lãng mạn, thấm đượm chất anh hùng ca, tạo nên một vẻ đẹp riêng, mang đậm dấu ấn của thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng của văn học giai đoạn này.
2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX
2.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc talại mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên Độc lập, Tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ 1975 đến 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới.
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới.
2.2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
- Từ sau 1975, nhiều nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca, tiêu biểu là Chế Lan Viên với các tập Di cảo thơ. Hiện tượng nở rộ trường ca sau 1975 là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này (Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới Thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo. Một số tập thơ có giá trị khi ra đời ít nhiều tạo được sự chú ý như Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh, ánh trăng của Nguyễn Duy, Xúc xắc mùa thu của Hoàng Nhuận Cầm, Nhà thơ và hoa cỏ của Trần Nhuận Minh, Gọi nhau qua vách núi của Thi Hoàng,... Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện rất nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình. Tiêu biểu là Phùng Khắc Bắc với tập Một chấm xanh, Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng, Nguyễn Quang Thiều với tập Sự mất ngủ của lửa,...
- Từ sau 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng (1979), Thái Bá Lợi với Hai người trở lại trung đoàn (1979). Từ đầu những năm tám mươi, văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Cha và con và... và Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khảo, Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu,...
- Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Tư duy văn học thoáng hơn trước. Văn học gắn bó hơn với đời sống hằng ngày, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống. Phóng sự xuất hiện, đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống. Văn xuôi thực sự khởi sắc với các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp ; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh ; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài,...
- Từ sau 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Những vở kịch như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình,... là những vở tạo được sự chú ý.
Như vậy, từ 1975 và nhất là từ 1986, văn học Việt Nam từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề ; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật ; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người. Văn học đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực, thiếu lành mạnh...

Tài liệu đính kèm:

  • doctuhoc tuboiduong nguvan.doc