Dề kiểm tra năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Nhân Hưng

Dề kiểm tra năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Nhân Hưng

DỀ KIỂM TRA

NĂM HỌC 2011-2012

MÔN: NGỮ VĂN 9

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể chép đề)

Cõu 1: (2 điểm)

Chộp lại chớnh xỏc 4 dũng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.

Câu 2: (3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 dòng) theo cấu trúc tổng-phân-hợp có nội dung nghị luận về việc học lệch, học tủ của học sinh hiện nay.

Câu3:(5điểm) Vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt nam trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dề kiểm tra năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Nhân Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GD- ĐT Lí NHÂN
TRƯỜNG THCS NHÂN HƯNG
DỀ KIỂM TRA 
NĂM HỌC 2011-2012
MễN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 120 phỳt, khụng kể chộp đề)
Cõu 1: (2 điểm)
Chộp lại chớnh xỏc 4 dũng thơ đầu trong đoạn trớch Cảnh ngày xuõn trớch trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 cõu nhận xột về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đú.
Câu 2: (3,0 điểm) 
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 dòng) theo cấu trúc tổng-phân-hợp có nội dung nghị luận về việc học lệch, học tủ của học sinh hiện nay.
Câu3:(5điểm) Vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt nam trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. 
Đáp án và biểu điểm
Cõu 1: (2,0 điểm)
Học sinh chộp chớnh xỏc 4 dũng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chớnh tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :
 Ngày xuõn con ộn đưa thoi,
 Thiều quang chớn chục đó ngoài sỏu mươi.
 Cỏ non xanh tận chõn trời,
 Cành lờ trắng điểm một vài bụng hoA.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1,5 điểm)
+ Bức tranh mựa xuõn được gợi lờn bằng nhiều hỡnh ảnh trong sỏng : cỏ non, chim ộn, cành hoa lờ trắng là những hỡnh ảnh đặc trưng của mựa xuõn.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hỡnh : con ộn đưa thoi, điểm...
+ Cảnh sắc mựa xuõn gợi vẻ tinh khụi với vẻ đẹp khoỏng đạt, tươi mỏt.
Câu2: (3,0 điểm) 
Về hình thức : (0,5 điểm) đoạn văn phải đúng cấu trúc T-P- H, khoảng 11 đến 13 dòng 
Về nội dung : (1,5 điểm)
	- Giải thích thế nào là học lệch, học tủ (0,5 điểm)
	+ Học lệch : chỉ tập trung vào một môn theo năng khiếu và sở thích của mình.
	+ Học tủ : chỉ tập trung vào một bài hoặc một vài bài nào đó do phán đóan sẽ được kiểm tra.
	- Tác hại : (0,5 điểm)
	+ Kiến thức nhớ không lâu, nắm kiến thức không được đầy đủ.
	+ Không hiểu sâu kiến thức nên không vận dụng được vào cuộc sống.
	+ Không thể có kiến thức tòan diện.
	- Cần thay đổi quan niệm học tập để đạt kết quả cao hơn (0,5 điểm)
Câu 3L5điểm)
 * Đảm bảo bài viết là một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hợp lí ; có cách diễn đạt trong sáng, gãy gọn, gợi cảm ; không mắc lỗi diễn đạt và chính tả. 
 a) Mở bài : Giới thiệu được tác giả, tác phẩm,nhân vật. (0,5điểm) 
 b) Phân tích, đánh giá được vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai - người nông dân Việt Nam, trong truyện ngắn “Làng".(3,0điểm)
- Xác định vẻ đẹp tâm hồn ông Hai Thu chính là vẻ đẹp của tình yêu làng quê, tình yêu đất nước, trung thành với cách mạng, kháng chiến của ông Hai. 
- Trước cách mạng, ông Hai là người luôn gắn bó, tự hào về làng chợ Dầu quê ông, tuy nhiên tình cảm đó còn có những hạn chế do chưa được giác ngộ. Bên cạnh niềm tự hào chính đáng về quê hương giàu đẹp, được biểu hiện qua thói khoe làng của ông (học sinh nêu được dẫn chứng và phân tích). Đặc biệt ông còn khoe về cái sinh phần viên tổng đốc làng ông, điều này khi được giác ngộ ông thấy chỉ đáng thù nó vì nó đã làm cho ông và dân làng ông khổ. 
- Sau cách mạng, lòng yêu làng của ông Hai Thu tiếp tục được phát triển, hoà nhập với lòng yêu nước, yêu cách mạng, trung thành với kháng chiến, với lãnh tụ :
+ Khi buộc phải xa làng đi tản cư vì hiểu đi tản cư cũng là kháng chiến, ông Hai luôn nhớ về làng và càng hay khoe làng nhưng ông đã khoe khác (học sinh nêu được dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng ấy, chú ý thái độ khi khoe làng và nội dung lời khoe của ông Hai). 
+ Ông Hai vô cùng đau khổ, tủi hổ khi đột ngột nghe tin làng ông theo giặc từ người đàn bà tản cư ở dưới xuôi lên. Phân tích diễn biến tâm lí của ông Hai được tác giả miêu tả hết sức cụ thể nhưng tinh tế từ lúc mới nghe tin, lúc trở về nhà. 
+ Phân tích được nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành nỗi sợ hãi trong ông Hai. 
+ Trong lúc lâm vào tình thế đau khổ, bế tắc cùng cực ông Hai càng bộc lộ lòng yêu làng, yêu nước của mình. 
Khi nghe tin làng theo giặc trong ông diễn ra cuộc xung đột nội tâm sâu sắc: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng, tuy nhiên dù xác định như vậy ông vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng, và điều này càng làm ông đau khổ. (dẫn chứng và phân tích). 
Khi mụ chủ nhà biết tin, rơi vào tình thế cùng đường, ông càng bộc lộ rõ tình yêu đất nước. Ông không biết đi đâu, ông cũng không muốn trở về làng vì về làng là chịu quay lại làm việt gian cho thằng Tây... Chú ý phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai với tư cách công dân bằng cách so sánh đối chiếu với người nông dân trước cách mạng ; chú ý phân tích đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm hết sức chân thực thể hiện một cách cảm động tình yêu làng quê - yêu đất nước, trung thành với cách mạng, kháng chiến của ông Hai. 
+ Ông Hai vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính. Ông trở lại vui vẻ, linh hoạt như xưa, lại đi khoe cái tin ấy khắp mọi nơi cùng với tin nhà ông bị giặc đốt trụi. 
- Nhận xét khái quát về nghệ thuật,về nhân vật(1điểm)
Ông Hai đau khổ hạnh phúc... cuộc sống của ông đều gắn liền với làng quê, đất nước của mình. ở ông tình yêu làng đã thống nhất, hoà nhập với lòng yêu nước, yêu cách mạng. Vẻ đẹp trong tâm hồn ông chính là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Vẻ đẹp đó kế thừa và phát huy vẻ đẹp, giá trị truyền thống của dân tộc được Đảng và Bác Hồ giác ngộ đưa lên một tầm cao mới, tạo nên giá trị mới, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. 
c)Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật(0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan Hung.doc