Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Nắm được MQH chặt chẽ giữa phương châm hội thoại & tình huống giao tiếp.

- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:

- G: SGK, SGV, bảng phụ.

- H: Đọc & chuẩn bị bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Quy nạp

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH: (1 phút)

II. KIỂM TRA: (4 phút)

? Câu 1: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

 1. Nói có sách, mách có chứng.

 2. Biết thì thưa thốt

 Không biết thì dựa cột mà nghe.

 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.

 C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.

? Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.

 C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.

 * Đáp án: Câu 1: B. Câu 2: D.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 13
Tiếng Việt 
Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được MQH chặt chẽ giữa phương châm hội thoại & tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
B. Chuẩn bị của thầy & trò:
- G: SGK, SGV, bảng phụ.
- H: Đọc & chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
- Quy nạp
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định: (1 phút)
II. Kiểm tra: (4 phút)
? Câu 1: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
 1. Nói có sách, mách có chứng.
 2. Biết thì thưa thốt
 Không biết thì dựa cột mà nghe.
 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
 C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
? Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
 C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
 * Đáp án: Câu 1: B. Câu 2: D.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
 Để giao tiếp thành công, người ta không chỉ năm vững các phương châm
2. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu lí thuyết (20 phút)
? Đọc truyện cười “Chào hỏi”.
? Cuộc hội thoại trong VB diễn ra ở đâu? Lúc nào? Với ai? Có MĐ gì?
? Trong hoàn cảnh giao tiếp như thế, lời gọi (ra dấu gọi) của chàng rể làm phiền hà gì cho người đốn củi?
? Như vậy chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?
G Trong tình huống giao tiếp khác, câu hỏi của chàng rể có thể được coi là lịch sự vì đã thể hiện sự quan tâm đến người khác.
? Theo em, trong tình huống giao tiếp trên, nên vận dụng phương châm hội thoại lịch sự ntn cho phù hợp?
? Em hãy đặt câu hỏi “Bác làm việc vất vả lắm phải không” vào 1 tình huống giao tiếp được coi là lịch sự.
GV: Như vậy cùng 1 câu hỏi nhưng ở hoàn cảnh giao tiếp khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị giao tiếp của lời nói.
? Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp qua câu chuỵên trên?
? Đọc ghi nhớ/SGK?
G: YC HS điểm lại các VD đã PT khi học về các phương châm hội thoại & xác định trong những tình huống giao tiếp nào phương châm hội thoại không được tuân thủ.
? Hãy cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ?
? Đọc VD 2?
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không?
? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao?
? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm này?
G Treo bảng phụ ghi 1 đoạn thoại:
* Người bệnh nan y:
- Bệnh tình tôi thế nào, thưa bác sĩ?
*Bác sĩ:
- Bệnh bác còn có hi vọng. Bác cứ yên tâm điều dưỡng.
? Trong trường hợp trên bác sĩ đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
? Vì sao bác sĩ phải nói như vậy?
G: Như vậy, không phải sự nói dối nào cũng đáng chê trách, hay đáng lên án.
G: Lấy VD: Người chién sĩ sa vào tay giặc
A: Anh độ này sướng nhỉ
Tiền bạc như nước.
B: Tiền bạc chỉ là tiền bạc.
? Câu trả lời của B có phải không tuân thủ phương châm về lượng không?
? Tại sao có thể nói câu trả lời đó không vi phạm phương châm hội thoại?
? Qua các VD PT ở trên, hãy cho biết việc không tuân thủ phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
? Đọc ghi nhớ/SGK/38?
* HĐ2: Luyện tập (15 phút)
? Đọc & nêu các YC của bài tập?
? Đối với người có học vấn thì câu trả lời của ông bố theo đúng phương châm hội thoại nào?
? Đối với cậu bé 5 tuổi, câu trả lời đó vi phạm phương châm hội thoại nào?
G Câu trả lời của ông bố không dựa vào tình huống giao tiếp.
? Đọc & nêu YC bài tập?
? Lão Miệng so với cậu Chân & Tay, ai là người lớn tuổi?
? Thực ra lão Miệng có phải do cậu Chân & Tay nuôi không? Hay ngược lại?
? Trong mối quan hệ như vậy, lời nói của cậu Chân & Tay vi phạm phương châm hội thoại nào?
? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
? Nếu được thay mặt cậu Chân & Tay để nói thì em sẽ nói ntn?
- Người đốn củi trên cây, chàng rể dưới đất.
- Lúc người đốn củi đang mệt nhọc vì công việc còn chàng rể đang dạo chơi.
- Người đốn củi lớn tuổi còn chàng rể là thanh niên.
- MĐ: Chào hỏi.
- Người đốn củi đang mệt nhọc vì lịch sự phải vất vả trèo xuống để tiếp chàng rể, nhưng cuối cùng chỉ nhận 1 lời chào.
- Không tuân thủ phương châm lịch sự. Vì người được hỏi bị chàng rể gọi xuống từ trên cây cao trong lúc đang tập trung làm việc, như vậy chàng rể đã làm 1 việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.
- Đứng dưới gốc cây, ngước lên chào hỏi là được.
- Tình huống: Người đốn củi đang mệt nhọc ngồi dưới gốc cây.
- Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp vì 1 câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong tình huống khác.
- Trừ tình huống giao tiếp trong phương châm lịch sự, các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Không. Vì An hỏi năm nào? (cụ thể) & câu trả lời của Ba là đầu TK XX (chung chung).
- Vi phạm phương châm về lượng.
Vì không cung cấp đầy đủ lượng thông tin đúng như An mong muốn.
-Vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời 1 cách chung chung.
- Để tuân thủ phương châm về chất.
- Vi phạm phương châm về chất vì 1 YC quan trọng hơn.
- Vi phạm phương châm về chất. Vì đảm bảo YC quan trọng hơn là động viên người bệnh để họ có nghị lực sống nốt khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
 - Lớp NX, bổ sung.
- Xét về nghĩa hiển ngôn thì lời nói của B không tuân thủ phương châm về lượng (Không có ND mới nào). Nhưng xét về hàm ý thì câu này có ND của nó (Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, không phải là MĐ cuối cùng của CN), nghĩa là vẫn đảm bảo phương châm về lượng -> Người nghe hiểu câu nói theo 1 hàm ý nào đó.
- Vi phạm phương châm cách thức
- Lão Miệng lớn tuổi.
- Thức ăn qua miệng mới nuôi được chân, tay.
-Vi phạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp. Vì theo nghi thức giao tiếp, thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau mới đề cập đến chuỵên khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề. Sự giận dữ & nói năng như vậy là không có lí do chính đáng.
- Chào hỏi chủ nhà sau dó mới nói chuyện.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
a. VD:
b. NX:
- Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì tình huống giao tiếp không phù hợp.
- Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp.
c. Ghi nhớ: SGK
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
a. VD:
b. NX:
- Người nghe hiểu câu nói theo 1 hàm ý khác.
c. Ghi nhớ: SGK/38
II. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
IV. Củng cố: (2 phút)
G Khái quát lại ND bài.
? Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai?
 A.Đúng B.Sai
 * Đáp án: B.
V. HDVN:
 - Chuẩn bị bài sau (2 phút).
 - Học bài: +Nắm chắc phần ghi nhớ.
 +Làm lại các bài tập.
 - Chuẩn bị: Xem lại bài “SD 1 số biện pháp NT trong VB TM” để chuẩn bị tiết sau làm bài viết.
 + Xem & chuẩn bị 1 số đề trong SGK.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc13-CAC PHUONG CHAM HOI THOAI.doc