Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36: Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36: Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

B. CHUẨN BỊ:

- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

- H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành; .

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

? Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có các đặc điểm gì? Cho VD?

 * Gợi ý: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm KH, công nghệ, thường được dùng trong các VB KH, công nghệ.

 - Đặc điểm: + Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại.

 + Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

 VD: ba zơ; ẩn dụ; hoán dụ; muối; .

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, TC, CX của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Các NV lớn của thế giới và của VN như: U.Sếch - xpia; A.Pu - skin; Nguyễn Du; .là những tấm gương sáng về trau dồi vốn từ = cách học hỏi từ ngữ của nhân dân mình. Như vậy, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36: Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 36
Tiếng Việt
 Trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
B. chuẩn bị: 
- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
- H: bài soạn.
C. phương pháp: 
- G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;..
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có các đặc điểm gì? Cho VD?
 * Gợi ý: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm KH, công nghệ, thường được dùng trong các VB KH, công nghệ.
 - Đặc điểm: + Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại.
 + Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 VD: ba zơ; ẩn dụ; hoán dụ; muối;..
III. nội dung Bài mới:
Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, TC, CX của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Các NV lớn của thế giới và của VN như: U.Sếch - xpia; A.Pu - skin; Nguyễn Du;..là những tấm gương sáng về trau dồi vốn từ = cách học hỏi từ ngữ của nhân dân mình. Như vậy, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ (10 phút).
? Đọc phần 1/SGK/99.
? Thảo luận: qua ý kiến trên, em hiểu TG muốn nói điều gì?
- TV là 1 NN có khả năng nào?
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi cá nhân phải làm gì?
? Đọc phần 2/SGK/100.
? Trong 3 câu này người viết đều mắc lỗi gì?
Hãy XĐ các lỗi ở mỗi câu?
G Có thể dùng từ: phỏng đoán; ước đoán; ước tính
G Nói về quy mô thì có thể là: mở rộng hay thu hẹp, chứ không thể nhanh hay chậm được.
? Vì sao có những lỗi này?
Vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”?
? Vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
? Đọc ghi nhớ/SGK/100.
* HĐ2: Rèn luyện để làm tăng vốn từ (5 phút).
? Đọc VD/SGK/100.
- N1: NV Tô Hoài đã PT cái gì?
- N2: Hãy SS HT trau dồi vốn từ đã được nêu ở phần 1 và HT trau dồi vốn từ của Nguyễn Du?
? Đọc ghi nhớ/SGK/101.
* HĐ3: Luyện tập (20 phút).
? Nêu YC BT.
G “Đoạt sóc Chương Dương độ” (cướp giáo giặc ở bến Chương Dương).
? Nêu YC BT.
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Chú ý trong cách nói “Đường phố ơi! Hãy im nặng” vấn đề đó hơi khác. Khi đó “đường phố” được dùng theo phép nhân hoá.
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Gợi ý: Chúng ta phải trả lời TV của chúng ta ntn? Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của NN DT, chúng ta phải làm gì?
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Gợi ý: Muốn làm các em cần tìm hiểu kĩ nghĩa của từng từ để có sự lựa chọn thích hợp.
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Gợi ý: Lưu ý những từ phức có nghĩa khác hẳn nhau, nhưng vỏ ngữ âm có phần giống nhau, dễ nhầm lẫn như: điểm yếu – yếu điểm; bệ hạ - hạ bệ.
? Đọc và nêu YC bài tập?
? Đọc và nêu YC bài tập?
- Đọc -> 2 HS 1 nhóm thảo luận 30 giây.
- TV là 1 NN có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi người phải không ngừng trau dồi NN của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
- Đọc -> 2 HS 1 nhóm thảo luận 30 giây -> Trả lời = miệng.
- Lỗi dùng từ.
a. Dùng thừa từ “đẹp” (vì đã dùng “thắng cảnh” - phong cảnh đẹp).
b. Dùng sai từ “dự đoán” (vì “dự đoán” là đoán trước tình hình sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai).
c. Dùng sai từ “đẩy mạnh” (vì “đẩy mạnh” có nghĩa là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên).
- Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình SD.
- Không phải do “tiếng ta nghèo” mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”.
- Đọc.
- Đọc -> 1 bàn 1 nhóm (mỗi dãy làm 1 YC) thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- Nhóm 1: Tô Hoài PT quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du = cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Nhóm 2: 
+ Phần 1: Trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ (đã biết nhưng có thể biết chưa rõ).
+ Phần 2: Nguyễn Du trau dồi, học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
- Đọc.
- 1 HS lên bảng làm.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận.
+ Hậu quả: kết quả xấu.
+ Đoạt: chiếm được phần thắng.
+ Tinh tú: sao trên trời.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- a1: Tuyệt (dứt, không còn gì): Tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống); Tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp); Tuyệt tự (không có người nối dõi); Tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn để phản đối - đây là 1 hình thức đấu tranh).
- a2: Tuyệt (cực kì, nhất): Tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất); Tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối); Tuyệt tác (TP VH NT hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn); Tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng).
 - b1: Đồng (cùng nhau, giống nhau): Đồng âm (có âm giống nhau); Đồng bào (những người cùng 1 nòi giống, 1 DT, 1 tổ quốc – với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt – cùng 1 bọc trững mẹ Âu cơ); Đồng bộ (phối hợp với nhau 1 cách nhịp nhàng); Đồng chí (người cùng chí hướng chính trị); Đồng dạng (có cùng 1 dạng như nhau); Đồng khởi (cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp - Đồng khởi Bến Tre); Đồng môn (cùng học 1 thầy, 1 trường hoặc cùng môn phái); Đồng niên (cùng tuổi); Đồng sự (cùng làm việc ở 1 cơ quan – nói về những người ngang hàng với nhau).
- b2: Đồng (trẻ em): Đồng ấu (trẻ em khoảng 6 – 7 tuổi); Đồng dao (lời hát dân ca của trẻ em); Đồng thoại (truyện viết cho trẻ em).
- b3: Đồng (chất đồng): Trống đồng (nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc = đồng, trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí).
- Đọc -> 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
a. Dùng sai từ “im lặng” (vì từ này dùng để nói về CN, về cảnh tượng của CN. Có thể thay = từ “yên tĩnh”; ‘vắng lặng”;
b. Dùng sai từ “thành lập” (từ này có nghĩa là: lập nên, XD nên 1 tổ chức như NN, Đảng).
c. Dùng sai từ “cảm xúc”. Từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là: “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì” như: “bài thơ gây cảm xúc rất mạnh”. Đôi khi nó được dùng như 1 động từ có nghĩa là: “rung động trong lòng người do tiếp xúc với sự việc gì đó” như: “cô ấy là người dễ cảm xúc”.
- Đọc -> 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- TV của chúng ta là 1 NN trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua NN của những người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của NN DT phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
- Đọc -> 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời ăn tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.
- Đọc sách báo, nhất là các TPVH mẫu mực của những NV nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã được nghe, được đọc. Gặp những từ ngữ khó không giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác (nhất là hỏi thầy cô giáo).
- Tập SD những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
- 1HS lên bảng làm.
- 2HS 1 nhóm thảo luận.
a. điểm yếu.
b. mục đích cuối cùng.
c. đề bạt.
d. láu táu.
e. hoảng sợ.
- 2HS lên bảng làm.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận.
- Từ ghép: bàn luận – luận bàn; ca ngợi – ngợi ca; yêu thương – thương yêu; đơn giản – giản đơn.
- Từ láy; nhớ nhung – nhung nhớ; vấn vương – vương vấn; tha thiết – thiết tha; dào dạt – dạt dào.
- 2HS lên bảng làm.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận.
- Bất: không, chẳng (bất chính; bất công;).
- Bí: kín (bí mật; bí ẩn; bí truyền;).
- Đa: nhiều (đa khoa; đa nghĩa; đa dạng;).
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1.VD: SGK
2. PT:
3. NX:
- Mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi NN của DT mình. 
- VD2: Phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
4. Ghi nhớ:
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1. Ngữ liệu:
2. PT: 
3. NX:
- Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
4. Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
Bài 1/SGK
Bài 2/SGK
Bài 3/SGK 
- Sửa lỗi dùng từ.
Bài 4/SGK
- Bình luận ý kiến.
Bài 5/SGK 
- Hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.
Bài 6/SGK 
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Bài 8/SGK 
– Tìm 5 từ ghép và 5 từ láy tương tự.
Bài 9/SGK
- Tìm 3 từ ghép với mỗi YT Hán Việt.
IV. Củng cố: 
 ? Có mấy cách để làm tăng vốn từ? Đó là những cách nào?
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại bài và hoàn thành phần luyện tập.
 - Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc36-TRAU DOI VON TU.doc