Chuyên đề oxít – Chương trình lớp 9

Chuyên đề oxít – Chương trình lớp 9

Bài 1. ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8

• Nguyên tử là gì? Khối lượng nguyên tử? Mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử? Khối lượng nguyên tử trung bình?

• Phân tử là gì? Khối lượng mol phân tử? Khối lượng mol phân tử trung bình?

• Nguyên tố hóa học? Đơn chất? Hợp chất? Cho ví dụ minh họa

• Phản ứng hóa học? Phương trình hóa học?

• Định luật bảo toàn khối lượng?

• Định luật Avogadro về chất khí?

• Tính theo công thức?

• Tính theo phương trình?

• Nồng độ dung dịch?

• Các loại hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazo, muối? (Khái niệm, phân loại).

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 5870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề oxít – Chương trình lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng: Hóa học Lớp 9
Bài 1. ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Nguyên tử là gì? Khối lượng nguyên tử? Mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử? Khối lượng nguyên tử trung bình?
Phân tử là gì? Khối lượng mol phân tử? Khối lượng mol phân tử trung bình?
Nguyên tố hóa học? Đơn chất? Hợp chất? Cho ví dụ minh họa
Phản ứng hóa học? Phương trình hóa học? 
Định luật bảo toàn khối lượng?
Định luật Avogadro về chất khí?
Tính theo công thức?
Tính theo phương trình?
Nồng độ dung dịch?
Các loại hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazo, muối? (Khái niệm, phân loại).
Chuyên đề 1: OXÍT
I. Định nghĩa, phân loại và gọi tên:
I.1. Định nghĩa:
Oxit là những hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là ôxi (nguyên tố còn lại là kim loại hoặc phi kim khác).
Công thức hóa học chung của oxit: 
RxOy
	Trong đó: R là nguyên tố kim loại hoặc phi kim khác oxi
	 x, y là số nguyên tử của nguyên tố R và O có trong phân tử oxit.
I.2. Phân loại oxit: 2 loại chính
a. Oxit kim loại: Là oxit tạo bởi nguyên tố kim loại và oxi. Có 3 loại oxit kim loại:
Oxit bazơ tan: Là oxit trong đó kim loại là kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ: Na2O; K2O; CaO; BaO...
Oxit lưỡng tính: Là ôxit trong đó kim loại là kim loại lưỡng tính (như Al, Zn,...): Al2O3; ZnO...
Oxit ba zơ không tan: FexOy; CuO; MgO; PbO;...
Chú ý: oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
b. Oxit phi kim: Là oxit tạo bởi nguyên tố phi kim và oxi. Có 2 loại oxit phi kim:
Oxit axit: Là những oxit phi kim có khả năng tạo muối (tan được trong nước tạo thành dung dịch axit tương ứng, trừ SiO2): SO2; SO3; CO2; N2O5; P2O5... Hoặc là oxit phi kim tương ứng với 1 axit;
Oxit trung tính: Là những oxit phi kim không có khả năng tạo muối (không tác dụng với nước, axit, bazơ): N2O; NO; N2O3; NO2; CO...
I. 3. Gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì tên kim loại kèm theo hóa trị + oxit
Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxit).
Dùng các tiền tố: mono (1); đi (2); tri (3); tetra (4); penta (5); hexa (6), hept (7)
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với nước:
Oxit bazơ tan tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm: Dung dịch này làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh; Phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ hoặc hồng;
Oxit axit tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit: Dung dịch này làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ hoặc hồng.
2. Tác dụng với dung dịch axit: Oxit kim loại + Oxit axit → Muối + H2O
Ví dụ: CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l)
Chú ý: Oxit ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với axit có tính oxi hóa ở gốc như HNO3 và H2SO4 đặc (t0) → Muối ứng với hóa trị cao của kim loại đó + sản phẩm khử (SO2; NxOy; NO; NO2; NH4NO3) + H2O
Ví dụ: FeO(r) + H2SO4(đ/to) → Fe2(SO4)3(dd) + SO2(k) + H2O(l)
3. Tác dụng với dung dịch kiềm: 
Oxit lưỡng tính + dung dịch kiềm → Muối + H2O
Ví dụ: Al2O3(r) + NaOH(đd) → NaAlO2(dd) + H2O(l)
Oxit axit + dung dịch kiềm: xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
TH1: Tạo thành muối axit nếu nOH/noxax = 1
CO2(k) + NaOH → NaHCO3 (1)
TH2: Tạo thành muối trung hòa + H2O nếu nOH/noxax = 2
CO2(k) + 2NaOH(dd) → Na2CO3(dd) + H2O(l) (2)
TH3: Tạo thành hỗn hợp 2 muối nếu 1 < nOH/noxax < 2: tạo ra cả 2 muối theo phương trình (1) và (2): nghĩa là phải viết cả 2 phương trình trên.
4. Oxit bazơ tan + oxit axit → Muối
Ví dụ: 	SO3 + Na2O → Na2SO4
5. Oxit của kim loại đứng sau Al bị khử bởi chất khử H2 (CO; C; Al...) khi nung nóng → Kim loại + H2O (CO2; CO; Al2O3)
Ví dụ: 	FeO(r) + CO(k) → Fe(r) + CO2(k)
III. Điều chế oxit:
1. Cho đơn chất tương ứng + O2
2. Nung hidroxit của kim loại tương ứng
3. Nhiệt phân muối 
4. Nhiệt phân (đun nóng) axit
5. Cho KL hoặc PK tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh ở gốc (HNO3; H2SO4 đ(t0)
6. Cho oxit + O2 .
IV. Một số oxit quan trọng:
IV. 1. Canxi oxit: CaO tên thông thường: vôi sống thuộc loại oxit kim loại – oxit bazơ (tan); Là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (khoảng 25850C).
1) Tính chất hóa học: CaO mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ (tan):
Tác dụng với nước: Cho 1 mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt nước vào CaO, tiếp tục cho thêm nước, dùng đũa thủy tinh khuấy đều, để yên ống nghiệm một thời gian: Hiện tượng (Phản ứng tỏa nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng, tan ít trong nước: đó là canxi hidroxit Ca(OH)2; phản ứng này gọi là phản ứng tôi vôi: CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(r)
Ca(OH)2 ít tan trong n ước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ; CaO có khả năng hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
Tác dụng với axit: CaO(r) + HCl(dd) → CaCl2(dd) + H2O(l) phản ứng tỏa nhiều nhiệt; CaCl2 tan trong nước nên CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải của nhiều nhà máy hóa chất
Tác dụng với oxit axit → Muối: Để 1 mẩu nhỏ CaO trong không khí ở nhiệt độ thường, CaO hấp thụ khí CO2 tạo thành canxi cacbonat làm cho CaO bị giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.
2) Ứng dụng của CaO:
Một phần CaO được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Ngoài ra CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường, hút ẩm
3) Điều chế CaO:
Nguyên liệu: Đá vôi, chất đốt (than, củi, dầu, khí tự nhiên)
Các phản ứng hóa học xảy ra: (khi nung đá vôi bằng lò nung thủ công hoặc công nghiệp): 
Đầu tiên: Than cháy tạo ra khí CO2, phản ứng tỏa nhiều nhiệt: Cgr + O2(k) →CO2(k) + Q
Sau đó nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống (trên 9000C): CaCO3(r) →CO2(k) + CaO(r)
IV. 2. Lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ): SO2 - là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp); nặng hơn gấp 2 lần không khí.
1) Tính chất hóa học: SO2 mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit:
Tác dụng với nước: Dẫn khí SO2 vào cốc đựng nước cất và thử dung dịch thu được bằng quỳ tím, thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Dung dịch thu dược là dung dịch axit sunfurơ:
SO2(k) + H2O(l) → H2SO3 (dd)
SO2 là chất gây ô nhiễm không khí và là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
Tác dụng với bazơ: SO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaSO3(r) + H2O(l) (Muối canxi sunfit). Ngoài ra còn tùy theo tỉ lệ các chất tham gia phản ứng mà cho ra các sản phẩm khác nhau: xem 3 trường hợp đã giảng trong phần chung.
Tác dụng với oxit bazơ tan → Muối (sunfit): SO2 + Na2O → Na2SO3
2) Ứng dụng của SO2:
Phần lớn SO2 được sử dụng để sản xuất axit sunfuric (H2SO4). Ngoài ra SO2 còn dùng làm chấy tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy; dùng làm chất diệt nấm mốc
3) Điều chế SO2:
Trong PTN: điều chế SO2 bằng cách cho muối sunfit tác dụng với axít (dd HCl, H2SO4), thu được khí SO2 vào lọ bằng cách đẩy không khí; hoặc đun nóng H2SO4 đặc với Cu:
Na2SO3(r) + H2SO4(dd) → Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2(k)
Cu(r) + H2SO4(đ,t0) → CuSO4(dd) + H2O(l) + SO2(k)
Trong công nghiệp: Đốt S trong không khí: S(r) + O2(k) → SO2(k)
Hoặc đốt quặng pyrit sắt FeS2 thu được SO2: FeS2(r) + O2(k) → SO2(k) + Fe2O3(r)
V. Bài tập áp dụng:
Cho 6g hỗn hợp bột gồm Mg và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 2,24l khí H2 (ở đktc). Tính phần trăm về khối lượng của MgO có trong hỗn hợp?
HD: mMg = 2,4 . 24 : 22,4 = 2,57g → mMgO = 6 – 2,57 = 3,43g
%mMgO = 3,43x100:6 = 57,2%
Cho 1,68l khí cacbon dioxit (ở đktc) vào dung dịch chứa 3,7g Ca(OH)2. Hãy xác định khối lượng chất kết tủa tạo thành sau phản ứng?
HD: tính ncacbon đioxit = 1,68:22,4 = 
tính ndd nước vôi trong = từ đó suy ra tỉ lệ nOH: noxax = ... nằm ở trường hợp nào, viết ptpư tương ứng để tính toán.
Có thể sử dụng những chất nào cho dưới đây để làm chất sấy khô: CaO; CuO; SiO2; P2O5; BaO; Fe2O3? Viết ptpư?
Axit HCl phản ứng được với những oxit nào trong những oxit cho dưới đây: SiO2; CuO; SO2; Fe2O3; CdO; P2O5; CO2?
Những cặp oxit nào trong các oxit sau đây có thể tương tác với nhau: Na2O; CaO; Fe2O3; SO2; N2O5; SiO2?
Để hòa tan 2,4g oxit của 1 kim loại hóa trị II cần 2,19g axit HCl. Tìm công thức oxit kim loại đã dùng?
ĐS: CuO
Khi cho HCl tác dụng với 6,5g hỗn hợp Zn và ZnO thì thoát ra một lượng khí A, đem đốt cháy khí A này thu được 0,9g H2O. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu?
ĐS: 50%
Bài tập trắc nghiệm: (nhiều lựa chọn) Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để chỉ ra đáp số đúng trong các bài tập cho dưới đây:
Bài 1: Cho 10g NaOH hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2 (đktc). Vậy khối lượng muối tạo thành là:
A. 25g	B. 22g	C. 22,5g	D. 21g
Bài 2: Cho những chất sau: SO3(k) (1); CO2(k) (2); NO (k) (3); KOH (4); H2SO4(dd) (5); Fe2O3(r) (6); Những chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một là:
1 và 4; 3 và 4; 5 và 6; 4 và 5;	B. 1 và 4; 2 và 4; 5 và 6; 4 và 5; 1 và 6;
C. 3 và 4; 2 và 5; 3 và 6; 4 và 5;	D. Tất cả đều sai.
Bài 3: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH tạo thành muối trung hòa. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH là:
A. 2,5M	B. 2M	C. 1,8M	D. 3M
Bài 4: Tính thể tích khí SO2 (đktc) cần thiết để tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 2M tạo thành cả muối trung hòa và muối axit:
A. 4,48 lít > VSO2 > 3,36 lít	B. 4,48 lít > VSO2 > 2,24 lít	
C. 3,36 lít > VSO2 > 1,12 lít	D. 3,36 lít > VSO2 > 2,24 lít

Tài liệu đính kèm:

  • docBai giang lop 9 - Chuyen de oxit.doc