Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 8: Các phương châm hội thoại

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 8: Các phương châm hội thoại

Tiết 8

Các phương châm hội thoại

A. Mục tiêu cần đạt:

Bài dạy giúp học sinh:

- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

- Biết vận dụng cac phương châm đó khi giao tiếp.

- Giáo dục học sinh ý thức giao tiếp theo các phương châm giao tiếp đã học để có kết quả tốt.

* Trọng tâm: Phương châm cách thức + bài tập

* Chuẩn bị:

Giáo viên đọc kĩ, nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị bảng phụ, tư liệu ca dao, tục ngữ phục vụ bài soạn giáo án.

Học sinh: Chuẩn bị tốt bài cũ và bài mới theo yêu cầu

B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Tổ chức: 1' Sĩ số, vệ sinh lớp

 2. Kiểm tra: 5'

- Nêu nội dung phương châm về lượng, chất trong hội thoại?

- Làm bài tập 2 hoặc 5 (Tr. 8, 9)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 8: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8
Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt:
Bài dạy giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng cac phương châm đó khi giao tiếp.
- Giáo dục học sinh ý thức giao tiếp theo các phương châm giao tiếp đã học để có kết quả tốt.
* Trọng tâm: Phương châm cách thức + bài tập 
* Chuẩn bị: 
Giáo viên đọc kĩ, nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị bảng phụ, tư liệu ca dao, tục ngữ phục vụ bài soạn giáo án.
Học sinh: Chuẩn bị tốt bài cũ và bài mới theo yêu cầu
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức: 1' Sĩ số, vệ sinh lớp
 2. Kiểm tra: 5'
- Nêu nội dung phương châm về lượng, chất trong hội thoại?
- Làm bài tập 2 hoặc 5 (Tr. 8, 9)
Gợi ý: - Phương châm về lượng: nói có nội dung, nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp không thừa, không thiếu.
- Phương châm về chất, nói những điều mà tin là đúng và có bằng chứng xác thực.
- Bài tập 2: Phương châm về chất.
- Bài tập 5: Phương châm về chất.
3. Bài mới: 39'
a) Giới thiệu bài: Phương châm hội thoại quan hệ, cách thức và lịch sự trong giao tiếp.
b) Tiến trình các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu phương châm hội thoại
- Học sinh đọc vd?
H: Tình huống ông nói gà, bà nói vịt chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
- Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? (Con người sẽ không giao tiếp được với nhau)
H: Từ đó, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp? (Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề)
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm cách thức 
học sinh đọc vd 1 ( 2thành ngữ)
H: 2 thành ngữ chỉ những cách nói như thế nào?
H: Những cách nói đó có ảnh hưởng gì đến giao tiếp (người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt)
H: Qua 2 thành ngữ, em rút ra bài học gì trong giao tiếp? (giao tiếp cần chú ý cách nói ngắn gọn, rành mạch).
Giáo viên tiếp tục gọi học sinh đọc hoặc kể truyện cười "mất rồi"
H: Vì sao ông khách có sự hiểu lầm?
(Cách nói của chú bé như thế nào? Dùng câu rút gọn không đúng chỗ) -> Ông khách hiểu mơ hồ.
H: Đúng ra cậu bé phải trả lời như thế nào? (nói thật đầy đủ)
H: Qua câu chuyện trên có thể thấy trong giao tiếp cần tránh điều gì? (cách nói mơ hồ)
H: Những VD 1, 2 chính là những biểu hiện cụ thể của phương châm cách thức, theo em giao tiếp như thế nào để đảm bảo tuân thủ phương châm cách thức?
-> Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự.
- Học sinh đọc mẩu chuyện "Người ăn xin" 
H: Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình nhận được ở người kia một cái gì? (tấm lòng đó là thái độ chân thành, sự tôn trọng và sự quan tâm đến người khác)
H: Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
(giao tiếp cần chú ý cách nói tôn trọng người khác)
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ trong Truyện Kiều.
H: Sắc thái lời nói của Từ Hải nói với Thuý Kiều như thế nào? (tôn trọng, tế nhị, khiêm tốn).
H: Cách nói như VD1, 2 vừa tìm hiểu thuộc phương châm hội thoại lịch sự, vậy đặc điểm của phương châm lịch sự?
- Học sinh đọc ghi nhớ
-> Giáo viên củng cố, hệ thống lí thuyết 3 phương châm hội thoại vừa học, gọi học sinh đọc cả 3 phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Phương pháp chung:
- Học sinh đọc to yêu cầu của từng bài tập.
- Xác định cách làm.
- Thực hành làm bài tập.
- Cho biết từng MĐ từng bài tập là gì?
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung và có thể cho điểm.
Phương pháp cụ thể: 
- Bài tập 1: + Cả lớp
 + Gọi 1, 2, 3 học sinh tìm vd
- Bài tập 2: Gọi 1,2 học sinh trả lời, lấy vd minh hoa.
- Bài tập 3: Gọi 1 học sinh lên bảng điền.
1 học sinh trả lời ý 2.
(phương châm lịch sự và phương châm cách thức)
- bài tập 4: gọi học sinh khá giỏi giải thích.
* hoạt động 5: Giáo viên hệ thống hoá kiến thức
Nhấn mạnh trọng tâm bài tập - hướng dẫn về nhà.
- Nắm chắc lí thuyết.
- Hoàn chỉnh bài tập (8 bài)
- Xem và chuẩn bị bài T9, 10.
I- Phương châm quan hệ (8')
1. Ví dụ:
Ông nói gà, bà nói vịt.
-> Tình huống hội thoại, mỗi người nói không khớp nhau.
-> Không giao tiếp được với nhau.
-> Giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề.
2. Kết luận - ghi nhớ: SGK . Tr. 19
II- Phương châm cách thức: 8'
1. Ví dụ:
VD1: Cách nói dài dòng, rườm rà.
Cách nói ấp úng, không rành mạch.
-> Khó tiếp nhận hoặc tiếp không đúng.
-> Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn rành mạch.
VD2: Truyện cười: "Mất rồi"
-> Chú bé trả lời bằng câu rút gọn khiến khách hiểu mơ hồ.
-> Giao tiếp cần tránh cách nói mơ hồ.
2. Kết luận - ghi nhớ (SGK. Tr 20)
III- Phương châm lịch sự: 9'
1. Ví dụ:
VD1: người ăn xin
-> Tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin (tôn trọng, quan tâm)
-> Giao tiếp cần chú ý cách nói tôn trọng người khác.
VD2: Đoạn thơ trong Truyện Kiều
-> Cách nói của Từ Hải với Thuý Kiều và Thuý Kiều với Từ Hải là sự tôn trọng lẫn nhau.
2. Kết luận - ghi nhớ SGK - tr. 21
IV- Luyện tập: 15'
1. Các câu tục ngữ ca dao ông cha ta khuyên giao tiếp cần biết dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
- Các câu có nội dung tương tự.
a) Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
b) Vàng thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
c) Chẳng được miếng
Cũng được lời nói.
d) Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay
đ) Một câu nhịn là chín câu lành
2. Biện pháp tu từ từ vựng đã học liên quan đến phương châm lịch sự là:
Nói giảm, nói tránh.
3. Chọn từ ngữ điền
a) Điền
b) Những từ ngữ trên đều chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự và cách thức.
4. Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
a) Nhân tiện đây xin hỏi (tránh để người nghe hiểu mình là người không tuân thủ phương châm quan hệ)
b) Cực chẳng đã
(để giảm nhẹ sự đụng chạm đến thể diện của người đối thoại -> phương châm lịch sự)
c) Đừng nói leo
-> cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và cần phải chấm dứt.
* Củng cố - hướng dẫn học bài (4')
- đặc điểm của các phương châm quan hệ cách thức và lịch sự trong hội thoại?
- Nắm chắc lí thuyết + hoàn thành 5 bài tập. các bài tập 6, 7, 8 (SBt)
- Chuẩn bị bài tiết 9, 10

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tiet 8.doc