Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 36: Trau dồi vốn từ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 36: Trau dồi vốn từ

TRAU DỒI VỐN TỪ

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

- Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp.

- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết VB.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học, nhất là các ý kiến ở mục I, II.

C/ Cách thức tiến hành.

- Hướng dẫn HS phân tích các ý kiến và rút ra kết luận (kiến thức)

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (4 phút) - GV dùng bảng phụ :

 Câu 1: Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ ?

 A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm

 B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm

 C. Cả A, B đều đúng

 D. Cả A, B đều sai

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 36: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : 9a ........................... Tiết 36 
9b:..
Tiếng Việt: 
Trau dồi vốn từ
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
- Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết VB.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học, nhất là các ý kiến ở mục I, II.
C/ Cách thức tiến hành.
- Hướng dẫn HS phân tích các ý kiến và rút ra kết luận (kiến thức) 
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (4 phút) - GV dùng bảng phụ :
 Câu 1: Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ ?
 A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm
 B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm
 C. Cả A, B đều đúng
 D. Cả A, B đều sai
 Câu 2: Những từ được gạch chân ( hoặc in đậm ) sau đây có được coi là thuật ngữ không ? Vì sao ?
 Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
 Em có tuổi hay không có tuổi?
 Mái tóc em đây hay là mây là suối ?
 Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông ? 
3) Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
* HS đọc đoạn văn ở mục I. 1- SGK.
 GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
? Em hiểu ý kiến của cố thủ tướng PVĐ như thế nào qua đoạn trích đó ?
(PVĐ đề cập đến mấy vấn đề qua đoạn trích đó )
GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD 2 ở mục I ( dùng bảng phụ ).
* HS Quan sát VD ở bảng phụ :
- GV yêu cầu HS xác định lỗi trong những câu đã cho: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu.
* HS thảo luận, xác định lỗi theo nhóm:
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Sau đó nhận xét chung và sửa chữa.
* Đại diện các nhóm trình bày:
Cần làm rõ: cả 3 câu đều mắc lỗi dùng từ
? Giải thích vì sao có những lỗi này, vì "tiếng ta nghèo " hay vì người viết "không biết dùng tiếng ta "?
* HS trao đổi, giải thích: Nguyên nhân là do người viết không biết dùng tiếng ta.
? Như vậy để "biết dùng tiếng ta " thì cần phải làm gì ?
* HS phát biểu: Phải nắm đượcđầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
? Qua tìm hiểu 2 VD, em có rút ra kết luận gì ?
ộ GV chốt lại :
Muốn sử dụng tốt TV cần:
Không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình thông qua việc rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và
cách dùng từ.
3) Kết luận : (ghi nhớ 1: - SGK )
- GV chỉ định 1 HS đọc (ghi nhớ1- SGK)
- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập 1, 3- SGK phần LT.
* HS đọc thầm yêu cầu của 2 bài tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời. Sau đó nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt.
* HS đọc VD mục II:
? Em hiểu ý kiến nhà văn Tô Hoài như thế nào ?
* HS thảo luận, phát biểu:
? So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần I và hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài em có nhận xét gì?
* HS thảo luận, so sánh:
Phần I: Trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ ( đã biết nhưng có thể chưa biết rõ)
Việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết
ộ GV chốt lại :
 Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi vốn từ
3) Kết luận : (ghi nhớ 2: SGK - )
 GV chỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ 2- SGK)
- GV hệ thống hoá kiến thức cả bài và chuyển sang hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục III.
1) Bài tập 2:
* HS đọc yêu cầu của bài tập:
- GV phân nhóm cho HS thảo luận nhóm yêu cầu của bài tập 2: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập ở một số từ ở phiếu học tập.
- GV nhận xét chung kết quả thảo luận, làm bài tập và nêu đáp án chính xác.
2) Bài tập 4:
- GV cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập.
* 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và giải thích yêu cầu "bình luận".
" Bình luận'': bày tỏ, khẳng định ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.
- GV có thể gợi ý: ý kiến của Chế Lan Viên nói về vấn đề gì ?
* HS thảo luận, trả lời:
3) Bài tập 5, 6, 7:
- GV chia nhóm (3 nhóm), mỗi nhóm thực hiện một bài tập.
- GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt
* HS làm theo nhóm và cử đại diện trình bày.
* HS trong nhóm có thể nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện
4) Bài tập 8:
- GV chia lớp thành các nhóm: 3 nhóm lên thi, 1 nhóm làm giám khảo; trong thời gian 3 phút, nhóm nào tìm ra được nhiều từ nhất sẽ thắng.
* HS thi theo nhóm, lần lượt từng người trong nhóm lên viết ra bảng các từ ghép, láy tìm được trong vòng 3 phút.
- GV cùng ban giám khảo chấm điểm từng nhóm: khen ngợi các nhóm làm tốt
5) Bài tập 9:
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
A/Lí thuyết
I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ : (13 phút )
1. ngữ liệu:
2. Phân tích
* VD 1.
 - Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV
mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình.
*VD 2.
a) Thừa từ " đẹp" vì "thắng cảnh " đã có nghĩa là cảnh đẹp.
b) Sai từ "dự đoán " vì "dự đoán " có nghĩa là "đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai ". Từ dùng đúng là "phỏng đoán " hoặc "ước tính ".
c) Sai từ "đẩy mạnh " vì "đẩy mạnh " có nghĩa là "thúc đẩy cho phát triển nhanh lên ". Từ có thể dùng thay thế là "mở rộng ".
=> Cần trau dồi vốn từ của mình bằng cách rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
3) Ghi nhớ: SGK
Bài 1- Nhóm 1:
 " Hậu quả " là (b )
 " Đoạt " là ( a )
 " Tinh tú " là ( b )
Bài 3- nhóm 2:
a. Sai từ "im lặng " ’ "yên tĩnh "
b. Sai từ "thành lập " ’ "thiết lập "
c. Sai từ "cảm xúc " ’ "cảm động "
2/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ : (7’ )
1) Ngữ liệu:
2) Phân tích:
- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
3 Ghi nhớ: SGK.
III/ Luyện tập : (12 phút )
1) Bài tập 2:
2) Bài tập 4:
- Chế Lan Viên muốn nói: TV của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc thì phải học tập lời ăn, tiếng nói của họ.
.
4) Củng cố : (3 phút)
 - GV dùng bảng phụ
 ? Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì ?
 A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ
 B. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói
 C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa
 D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu
 ’ ( HS lựa chọn đáp án đúng là A )
5) HD về nhà : (2 phút)
 - Học thuộc hai (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học.
 - Làm các bài tập trong SGK và bài tập bổ sung SBT vào vở.
 ’ Chuẩn bị kĩ nội dung tiết TV: Tổng kết về từ vựng (các mục I, II, III, IV ) 
 theo yêu cầu của SGK ra vở.
E/ Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 36.doc