Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2006

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2006

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng viết chính tả:

- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.

-Từ đoạn chép mẫu trên bảng của gv, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn do ảnh hưởnh của phương ngữ: l / n, ang / anh.

2. Ôn bảng chữ:

- Điền đúng 10 chữvà tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng ( hoặc thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ch )

- Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn h/s cần chép: nội dung BT2 hay 2b (viết 2 lần)

- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3

- Vở bài tập.

 

doc 122 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính tả : Thứ 4 / 6 / 9 / 2006
Tiết1: Tập chép 
cậu bé thông minh
I . Mục đích yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.
-Từ đoạn chép mẫu trên bảng của gv, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn do ảnh hưởnh của phương ngữ: l / n, ang / anh.
2. Ôn bảng chữ:
- Điền đúng 10 chữvà tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng ( hoặc thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ch)
- Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
II . Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn h/s cần chép: nội dung BT2 hay 2b (viết 2 lần)
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3
- Vở bài tập.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt dộng dạy và học
Mở đầu : GV nhắc lại một sốđiểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học( vở bút bảng .), nhằm củng cố nền nếp học tập ( đã hình thành từ lớp 2 ) cho các em
Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài :
Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con:
- Chép lại đúng một đoạn trong bài tập đọc mới học
- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vấn đề viết lẫn như l/n, (an/ang)
- Ôn lại bảng chữ và học tên các chữ do nhiều chữ các ghép lại.
2. Hướngdẫn tập chép:
a. Hướng dẫn hs chuẩn bị:
- Gv đọc đoạn chép trên bảng.
- Gv hướng dẫn hs nhận xét:
+Đoạn này chép từ bài nào?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
+Đoạn chép có mấy câu?
+Cuối mỗi câu có dấu gì?
+Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Hướng dẫn hs viết bảng con một vài tiếng khó ( gv lần lượt gạch chân các tiếng khó ở đoạn văn ) 
- Gv nhắc nhở hs khi viết không gạch chân các tiếng này vào vở.
- Chép bài trong sgk.
b. Hs chép bài vào vở.
- Gv theo dõi uốn nắn hs viết.
c. Chấm chữa bài.
- Chấm bài.
- Gv chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét trong từng bài về các mặt: nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 2:
- Gv chép bài lên bảng.
- Gọi 1 hs đọc chữa bài trên bảng.
- Gv nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Gv mở bảng phụ kẻ sẵn.
- Gọi 1hs lên bảng chữa bài.
- Gv nhận xét, sửa chữa ( nếu có ).
- Hướng dẫn hs đọc thuộc 
+ Gv xoá hết ở cột chữ 
+ Xoá hết ở cột tên chữ 
+ Xoá hết bảng 
4. Củng cố dặn dò:
- Về nhà học thuộc bảng chữ ở BT3.
- Nhận xét tiết học.
- Hs theo dõi đọc thầm.
- 2 hs nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Đoạn này chép từ bài: Cậu bé thông minh.
- Tên bài viết giữa trang vở.
- Đoạn chép có 3 câu.
Câu 1: Hôm sau ba mâm cỗ.
Câu 2: Cậu bé đưa cho nói.
Câu 3: Còn lại.
- Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm, cuối câu 2 có dấu hai chấm 
- Chữ đầu câu viết hoa.
- Hs lần lượt viết các tiếng khó vào bảng con: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt, sứ giả.
- Hs mở vở, ngồi ngay ngắn để nhìn sgk chép bài vào vở.
- Hs tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. hoặc vào cuối bài chép.
- 2 hs đọc yêu cầu của bài 
- Hs làm bài vào vở bài tập 
- Hs đổi bài nhau để kiểm tra 
- 1 hs đọc chữa bài, lớp nhận xét:
a. Hạ lệnh, nộp bài,sáng loáng.
b. Đàng hoàng, đàn ông, hôm nọ.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài 
- 1 hs làm mẫu : ă - á, â - ớ 
- Cả lớp làm bài vào vở BT, đổi vở để kiểm tra 
- Hs đọc cá nhân bảng 10 chữ cái và tên chữ 
- 1 số hs nói hoặc viết lại 
- 1số hs nói hoặc viết lại 
- Vài hs đọc thuộc lòng 10 chữ 
- Cả lớp viết lại vào vở thứ tự 10 chữ và tên chữ 
	Thứ 6 / 8 / 9 / 2006
Tiết 2: Nghe - viết 
chơi Chuyền
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện kĩ năng viết chính tả:
+ Nghe - viết chính xác bài thơ Chơi thuyền 56 chữ.
+ Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở hoặc chia vở thành 2 phần như sgk 
+ Điền đúng vào chỗ trống các vần ao / oa0. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l / n (hoặc vần an / an) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2 
- Hs: vở bài tập
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv đọc lần lượt các từ: lo sợ, rèn luyện, siêng năng.
- Gv nhận xét ghi điểm 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay cô đã hướng dẫn các em nghe viết một bài thơ nói về một trò chơi rất quen thuộc của các bạn gái qua bài chơi chuyền .
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn hs chuẩn bị:
- Gv đọc một lần bài thơ
- Giúp hs nắm nội dung 
+Khổ thơ 1 nói về điều gì? 
+Khổ thơ 2 nói về điều gì?
- Giúp hs nhận xét:
+ Mỗidòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+ Những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
+ Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở?
- Tập viết tiếng khó: gv đọc tiếng khó cho hs viết
b. Đọc cho hs viết
- Gv đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng 2 lần.
- Gv kết hợp uốn nắn theo dõi hs viết
c. Chấm chữa bài:
- Gv đọc lại bài 
- Chấm 5 -7 bài 
- Nhận xét 
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2:
- Gv treo bảng phụ 
*Bài tập 3: 
- Hướng dẫn hs làm bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Về nhà luyện viết 
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng viết - Cả lớp viết b/c.
- 2 hs đọc thuộc lòng thứ tự 10 chữ cái: a, ă, â, b, c, ch, d, đ, e, ê.
- Hs nhận xét 
- Hs lắng nghe 
- 1 hs đọc lại - cả lớp đọc thầm 
- Hs đọc thầm khổ 1:
- Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền: miệng nói(chuyền chuyền một ), mắt sáng ngời nhìn theo hòn cuội, tay mềm mại vơ que chuyền.
- Hs đọc thầm tiếp khổ thơ 2
- Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
- Mỗi dòng thơ có 3 chữ 
- Chữ đầu dòng viết hoa 
- Các câu: Chuyền chuyền một Hai, hai đôi. Được đặt trong ngoặc kép vì đó là các câu các bạn nói khi chơi trò chơi này.
- Viết từ ô3 hoặc ô4.
- Hs viết b / c: chuyền, lớn lên, dẻo dai, hs nhận xét.
- Hs nghe viết vào vở 
- Hs tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc cuối bài 
- 2 hs đọc yêu cầu của bài 
- 1 hs lên bảng làm - dưới lớp làm vào vở BT: ngọt ngào, mào kêu ngoa0 ngoa0 ngao ngán.
- Hs nhận xét 
- Hs đọc yêu cầu của bài - làm bài vào vở, đổi bài để kiểm tra.
Vài hs nêu miệng: lành - nổi – liềm.
	Thứ 3 / 12 / 9 / 2006
tuần 2 
Tiết 3: Nghe-viết
ai có lỗi ?
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả:
+ Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài Ai có lỗi?. Viết đúng tên riêng người nước ngoài.
+ Tìm đúng các từ có chứa tiếng có vần uêch, uyu. Nhớ cách viết những tiếng có vần, âm dễ lẫn do phương ngữ s / x 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài 3
- Vở bài tập 
III. Phương pháp:	
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gv lần lượt đọc các từ: ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em nghe viết đoạn 3 của bài Ai có lỗi, sau đó tiếp tục làm các bài tập để phân biệt vần uêch / uyu, s / x.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn hs chuẩn bị:
- Gv đọc một lần đoạn văn cần viết chính tả 
- Gv hướng dẫn hs nhận xét:
+ Đoạn văn nói điều gì?
- Tìm tên riêng trong bài chính tả?
+ Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?
*Đây là tên riêng của người nước ngoài có cách viết đặc biệt.
- Gv hướng dẫn hs viết tiếng khó: 
+ Gv lần lượt đọc từng tiếng 
b. Đọc cho hs viết:
- Gv đọc chậm mỗi câu đọc 3 lần 
- Gv đi kiểm tra uốn nắn hs viết 
c. Chấm chữa bài:
- Gv đọc lại bài 
- Chấm 5 - 7 bài 
- Nhận xét 
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2:
- Gv chia lớp thành 3 nhóm để chơi trò chơi tiếp sức.
- Hướng dẫn hs làm mẫu.
*Bài tập 3 : 
- Trong mỗi bàn cho một hs làm phần a, 1 hs làm phần b. 
- Gv viết bài lên bảng.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học tuyên dương 
- 3 hs lên bảng viết 
- Dưới lớp viết b / c 
- Hs nhận xét 
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc lại
- En - ri - cô ân hận khi bình tĩnh lại Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng khong đủ can đảm 
- Cô - rét - ti 
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ.
- 2 hs lên bảng viết - dưới lớp viết b/c: Cô - rét- ti, khuỷu tay, sứt chỉ, xin lỗi 
- Hs nhận xét
- Hs ngồi ngay ngắn nghe - viết 
- Hs dùng bút chì để chữa lỗi ra lề hoặc cuối bài 
- 5-7 hs nộp bài.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs mỗi nhóm tiếp nối nhau viết bảng các từ chứa tiếng có vần uêch, uyu.
- Hs viết cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp và gv nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp làm bài tập vào vở.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài 
- Hs làm bài vào vở, đổi bài để kiểm tra.
- Vài hs đọc chữa bài:
a. cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ.
b. kiêu căng, căn dặn, nhọc nhằn, vắn tắt 
- Hs nhận xét.
 Thứ 6 / 15 / 9 / 2006
Tiết 4: Nghe - viết
cô giáo tí hon
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 - Nghe-viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bai Cô giáo tí hon.
 - Biết phân biêt s/x ( hoặc ăn/ăng ), tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x ( hoặc ăn/ăng ) 
II. Đồ dùng dạy-học
 - G: Năm đến bảy tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2a.
 - H: Vở bài tập
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, luyện tập thực hành 
 IV. Các hoạt động dạy- học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv đọc lần lượt: nguệch ngoạc, khuỷu tay, sông sâu, xâu kim
- Gv nhận xét, ghi điểm
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con:
- Nghe - viết một đoạn văn nói về một bạn gái chơi trò làm cô giáo dạy học qua bài Cô giáo tí hon
- Tìm các tiếng có thể ghép với tiếng cho sẵn để tạo thành từ, nhằm củng cố về các tiếng có âm dễ lẫn s/x, vần ăn / ăng
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết:
a. Hướng dẫn hs chuẩn bị 
- 2 học sinh lên bảng viết
- Cả lớp viết b/c
- HS nhận xét
- Hs lắng nghe 
- Gv đọc một lần đoạn văn
- Giúp hs nắm nội dung và hình thức đoạn văn :
+Đoạn văn nói về điều gì?
+Đoạn văn có mấy câu?
+Chữ đầu các câu viết như thế nào?
+Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
+Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+Cần viết tên riêng như thế nào?
- Học sinh viết tiếng khó.
+Gv viên đọc lần lượt: treo nón, làm trước, ríu rít, trâm bầu.
b. Đọc cho hs viết
- Gv đọc thong thả, mỗi cụm từ hoặc câu đọc 3 lần
- Gv đi kiểm tra uốn nắn
c. Đọc soát lỗi:
d. Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 -7 bài , nhận xét
3. Hướng dẫn hs làm BT
 Bài tập 2: 
- Gv giúp hs hiểu yêu cầu của bài: Tìm đúng những tiếng có thể ghép với tiếng đã cho càng nhiều càng tốt.
- Gv phát phiếu cho 6 nhóm làm bài.
- Gv nhận xét.
 4. Củng cố dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
- Một hs đọc lại - cả lớp đọc thầm theo
- Một ban gái chơi trò chơi tập làm cô giáo dạy học
- Có 5 câu
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
- Viết lùi vào một chữ.
- Bé ( tên bạn đóng vai cô giáo ) ... tả này các em sẽ nghe viết bài thơ Hạt mưa và tìm, viết các từ bắt đầu bằng l/n hoặc v/d theo nghĩa cho sẵn.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc bài thơ 1 lần.
- Hỏi: Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa?
- Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày như thế nào cho đẹp?
- Các dòng thơ được trình bày như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi víêt chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Lưu ý: GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ theo lỗi của HS địa phương
a) Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng
B, Tiến hành tương tự phần a
- 1 HS đọc và viết.
+ PB: Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
+ PN: Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại .
- Hạt mưa ủ trong vừơn
 Thành mỡ màu của đất
 Hạt mưa trang mặt nước
 Làm gương cho trăng soi 
- Hạt mưa đến là nghịch 
 Có hôm chẳng cần mây
- Bài thơ có 3 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
- PB: gió, sông,trang, nghịch 
- PN: mỡ màu, gương, nghịch
- 1HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS tự viết.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 1 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp viết vào nháp.
- 1 HS chữa bài
- Làm bài vào vở
Lào, Nam cực, Thái Lan.
- Lời giải:
Màu vàng, cây dừa, con voi.
- Bài thơ có 3 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS
- Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng.
 Thứ .ngày..tháng...năm 200
Tuần 33
Chính tả
Cóc kiện trời
( tiết 1 )
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn tóm tắt truyện Cóc kiện trời.
- Viết đúng, đẹp tên riêng 5 nước Đông Nam á.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô.
II. Đồ dùng dạy - học
Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 hs đọc cho 2 hs viết trên bảng lớp, hs dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét và cho điểm hs.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết đoạn văn tóm tắt truyện Cóc kiện Trời, viết đúng tên riêng của 5 nước ở Đông Nam á và làm bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Hỏi: Cóc lên thiên đình kiện Trời với những ai?
b. Hướng dẫn cách trình bày bài
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu hs tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu hs đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm từ 7 đến 10 bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Chú ý: GV lựa chọn phần a, hoặc b trong SGK, hoặc ra đề bài tập chính tả mới để chữa lỗi chính tả mà HS lớp mình thường mắc.
a. Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Gọi hs đọc tên các nước.
- GV giới thiệu: Đây là 5 nước láng giềng của nước ta.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào?
- GV lần lượt đọc tên các nước ( có thể không theo thứ tự như SGK ) và yêu cầu Hs viết theo.
- Nhận xét chữ viết của HS.
Bài 3
a. Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu Hs tự làm
- Gọi HS chữa bài
- Chốt lại lời giải đúng
b. Tiến hành tương tự phần a.
- Hs đọc và viết
+ PB: lâu năm, nứt nẻ, nấp, náo động.
+ PN: vừa vặn, dùi trống, về, dịu giọng.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại.
- Với Cua, Gấu, Cáo, Cọp và Ong.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu: Thấy, Cùng, Dưới tên riêng: Cóc, Trời, Cua, Gấu, Cáo, Cọp, Ong.
- PB: lâu, làm ruộng đồng, chim muông, khôn khéo, quyết.
- PN: chim muông, khôn khéo, quyết.
- 1 Hs đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 10 HS đọc: Bru - nây, Cam - pu - chia, Đông - ti - mo, In - đô - nê - xi - a, Lào.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối.
- 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bằng chì và SGK.
- 2 HS chữa bài.
- Làm bài vào vở:
Cây sào - xào nấu; lịch sử - đối xử 
- Lời giải
Chín mọng - mộng mơ; hoạt động - ứ đọng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, yêu cầu những Hs viết sai từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả, dặn dò HS cả lớp chuẩn bị bài sau.
 Thứ .ngày..tháng...năm 200
Chính tả
quà của đồng Nội
( tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn tóm tắt truyện Cóc kiện trời.
- Viết đúng, đẹp tên riêng 5 nước Đông Nam á.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô.
II. Đồ dùng dạy - học
Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp tên 5 nước trong khu vực Đông Nam á đã học ở tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn trong bài Quà của đồng nội và làm bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc đoạn văn 1 lần
- Hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Lưu ý: GV có thể lựa chọn phần a, hoặc b tùy theo lỗi của HS địa phương.
a. Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
b. Tiến hành tương tự phần a.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm, phát phiếu và bút cho HS, Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi các nhóm đọc bài làm của mình.
- Kết luận về lời giải đúng.
b. Tiến hành tương tự phần a.
- 1 HS đọc và viết.
Bru - nây, Cam - pu - chia, Đông Ti - mo, In - đô - nê - xi - a, Lào.
- Theo dõi GV đọc, 1 hs đọc lại.
- Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- Đoạn văn có 3 câu
- Các chữ đầu câu: Khi, Trong, Dưới
- PB: Lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị.
- PN: ngửi, phảng phất, ngày càng, hương vị.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS tự viết.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng chì vào vở nháp.
- 2 HS chữa bài.
- Làm bài vào vở:
nhà xanh - đỗ xanh; là cái bánh chưng
- Lời giải
trong - rộng - mông - đồng; Là thung lũng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm trong nhóm
- Đọc bài làm trước lớp.
- Làm bài vào vở: sao - xôi - sen
- Lời giải: cộng - họp - hộp
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết HS.
- Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng.
 Thứ .ngày..tháng...năm 200
Tuần 34
Chính tả
Thì thầm
( tiết 1 )
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Thì thầm
- Viết đúng, đẹp tên một số nước Đông Nam á.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dẫu ngã và giải câu đố.
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2 b.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc cho2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết bài thơ Thì thầm, viết đúng tên một số nước ở Đông Nam á và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dẫu ngã.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu về nội dung bài viết
- Gv đọc bài thơ 1 lần.
- Hỏi: Bài thơ nhắc đến những sự vật, con vật nào?
- Các con vật, sự vật trò chuyện ra sao?
b. Hướng dẫn cách trình bày bài
- Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày các khổ như thế nào?
- Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm từ 7 đến 10 bài.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Chú ý: GV lựa chọn phần a, hoặc b trong SGK, hoặc ra đề bài tập chính tả mới để chữa lỗi chính tả mà HS lớp mình thường mắc.
a. - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc tên các nước.
- GV giới thiệu: Đây là các nước láng giềng của nước ta, cùng ở trong khu vực Đông Nam á.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào?
- Giải thích: riêng Thái Lan là tên phiên âm tiếng Hán Việt nên viết giống tên riêng Việt Nam.
- GV lần lượt đọc tên các nước ( có thể không theo thứ tự như SGK ) và yêu cầu HS viết theo.
- Nhận xét chữ viết của HS.
Bài 3
a. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
b. Tiến hành tương tự phần a.
- Hs đọc và viết
+ PB: ngôi sao; lao xao; xen kẽ; hoa sen.
+ PN: phép cộng, học nhóm, cái hộp, rộng mở.
- Nghe GV đọc, sau đó 1 HS đọc lại.
- Bài thơ nhắc đến gió, lá, cây, hoa, ong bướm, trời, sao.
- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao thì thầm với nhau.
- Bài thơ có 2 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
- PB: lá, mênh mông, sao, im lặng.
- PN: mênh mông, tưởng.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 10 HS đọc: Ma - lai - xi - a; Phi - líp - pin, Thái Lan, Xin - ga - po.
- Viết hoa chữ đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối.
- 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm bằng chì và SGK.
2 HS chữa bài.
- Làm bài vào vở:
đằng trước, ở trên; Là cái chân
- Lời giải
Đuổi: Là cầm đũa và ( đưa ) cơm vào miệng.
3. củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, yêu cầu những HS viết sai từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả, dặn dò HS cả lớp chuẩn bị bài sau.
Chính tả
dòng suối thức
( 1 tiết )
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Dòng suối thức.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dẫu ngã.
II. Đồ dùng dạy - học
Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta hoc du.doc