Giáo án Vật lí 7 - Bài 17 đến 20

Giáo án Vật lí 7 - Bài 17 đến 20

Bài 17

SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I- MỤC TIÊU

 - HS mô tả được 1 hiện tượng hoạc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát

 - Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tê (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)

 Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ sát

Yêu thích môn học, ham hiểu biết , khám phá thế giới xung uanh.

II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

- 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh nilong (thường dùng lmf tui đựng hàng)

- 1 quả càu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo.

- 1 mảnh lan hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa sấy khô

- 1 số mẩu giấy vụn.

 1 mảnh tôn , 1 mảnh nhựa

- 1 bút thử điện thông mạch

- GV phôto bảng ghi kết quả thí nghiệm 1 (tr.48 SGK ) cho các nhóm hoặc cho h chép sẵn vào vở.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC

1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Bài 17 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày giảng:
Bài 17
Sự nhiễm điện do cọ xát
I- Mục tiêu
	- HS mô tả được 1 hiện tượng hoạc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát
	- Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tê (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)
	Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ sát 
Yêu thích môn học, ham hiểu biết , khám phá thế giới xung uanh. 
II - Chuẩn bị của GV và HS 
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 
- 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh nilong (thường dùng lmf tui đựng hàng)
- 1 quả càu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo.
- 1 mảnh lan hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa sấy khô
- 1 số mẩu giấy vụn.
 1 mảnh tôn , 1 mảnh nhựa
- 1 bút thử điện thông mạch
- GV phôto bảng ghi kết quả thí nghiệm 1 (tr.48 SGK ) cho các nhóm hoặc cho h chép sẵn vào vở.
III- Tổ chức hoạt động day học 
1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới.
HoạT động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cần đạt
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (7 phút)
Gv gọi 2 HS mô tả hiện tượng trong ảnh đầu chương III SGK, nêu thêm các hiện tượng khác?
GV gọi HS nêu mục tiêu của chương III.
Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta tì hiểu một trong các cách nhiễm điện cho các vật là “nhiễm điện do cọ xát”
vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã từng thấy hiện tượng gì?
GV thông báo hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét và đó là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. 
HS quan sát tranh vẽ tr.47 SGK, nêu ví dụ khác.
Đọc SGK tr.47 nêu được những mục tiêu cần đạt được của chương III
HS nêu được : Khi cởi áo len, dạ trong tối thấy chớp sáng li ti và tiếng lách tách tách.
HĐ2: Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát co khả năng hút các vật khác( 15 phút)
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm .
GV lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa , mảnh nilong , thanh thuỷ tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã co hiện tượng gì xảy ra chưa? (chưa thấy hiện tượng gì xảy ra)
Khi HS tiến hành thí nghiệm, GV nhắc nhở HS các nhóm lưu ý cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo một chiều) sau đó đưa lại gần các vật cần kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra rồi ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm 1
Từ bảng kết quả thí nghiệm HS các nhóm thảo luận, lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống phù hợp.
GV hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng ghi vở. 
HS đọc thí nghiệm 1 trong SGK, nêu được dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm .
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành thí nghiệm vói ít nhất 1 vật, ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm 1.
Tham gia thảo luận trong nhóm, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận 
I.Vật nhiễm điện.
Thí nghiệm 1
 Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát co khả năng hút các vật khác.
HĐ3: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bong đen của bút thử điện (15 phút)
Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khac?
GV hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án HS nêu ra ví dụ như: Do vật bị cọ xát nóng lên hay vật sau khi cọ xát có tính chất giống nam châm...
 GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2. Lưu ý HS kiểm tra mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng đèn bút thử điện thông mạch có sáng không? Lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tôn vào mảnh nhựa để cách điện với tay (hoặc dùng mảnh tôn có tay cầm cách điện)
GV kiểm tra việc tiến hành thí nghiệm của mọt số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân.
GV có thể làm lại thí nghiệm cho HS quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2 ghi vở.
GV thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
HS suy nghĩ, nêu phương an trả lời và cách làm thí nghiệm kiểm tra 
HS tiến hành thí nghiệm 2 theo nhóm. Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra, thấy bóng đèn của bút thử điện sáng.
HS hoàn thành kết luận 2 , thảo luận trên lớp, ghi kết luận đúng vào vở.
2. Thí nghiệm 2:
Kết luận 2: Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng dèn
HĐ4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà. (8 phút)
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi C1, C2, C3 sau đó thảo luận chung cả lớp . GV chốt lại câu trả lời đúng để HS hoàn thành câu trả lời vaò vở.
Khi HS trả lời , GV lưu ý sửa chữa cho HS cách sử dụng các thuật ngữ chính xác.
Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì?
Hiện tượng khi cở áo len đã nêu ở đầu bài tương tự hiện tượng chớp và sẫm xét xảy ra trong tự nhiên như thế nào? để trả lời câu hỏi này các em đọc phần “Có thể em chưa biết”. Trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài đó chính là nội dung bài tập 17.4 SBT tr.18
* Hướng dẫn về nhà
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 17.1 đến 17.3 SBT 
- Bài 17.1, 17.3: Khi làm thí nghiệm, lưu ý các vật làm nhiễm điện phải sạch, khô.
Thảo luận nhóm câu trả lời cho C1, C2, C3
Tham gia nhận xét câu trả lời của các nhóm trên lớp, sửa chữa nếu sai.
HS thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp.
H đọc phần “Có thể em chưa biết” đẻ hiểu nguyên nhân của hiện tượng chớp và sấm xét, liên hệ giải thích được hiện tượng cởi áo len trong những ngày hanh khô.
II- Vận dụng
C1: Lược và tóc cọ xát -> lược và tóc đều bị nhiễm điện -> lược nhựa hút kéo tóc thẳng ra.
Câu C2: 
Khi thổi, luồn gió làm bụi bay.
Cánh quạt quay cọ xát với không khí -> cánh quạt bị nhiễm điện -> cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó. Mép quạt cọ xat nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất -> mép quạt hút bụi mạnh nhất, bụi bám nhiều nhất.
Câu C3: Gương, kính, màn hình tivi cọ xát với khăn lau khô -> nnhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần
Bài 18
Hai loại điện tích
I- Mục tiêu
Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
Biết vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang điện tích dương thiếu electron.
Làm thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát 
Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II - Chuẩn bị của GV và HS 
Cả lớp:
Tranh phóng to mô hình đơn giản của nguyên tử (tr.51)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Pho to bài tập trên bảng phụ cho các nhóm.
Mỗi nhóm:
- Hai mảnh nilông kích thước 70 x 12 mm
- 1 bút chì gỗ hoặc đũa nhựa
- 1 mảnh len hoặc dạ, 1 mảnh lụa
- 1 thanh thuỷ tinh 
- 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa + 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
III- Tổ chức hoạt động day học 
HĐ1: Kiểm tra, Tổ chức tình huống học tập (7 phút)
1) Kiểm tra
Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau. Muốn kiểm tra được điều này theo các em ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào? 
GV nhận xét phương an thí nghiệm kiểm tra mà HS đưa ra (lưu ý HS phải kiểm tra tương tác giữa các vật trước khi nhiễm điện để so sánh, khi kiểm tra đưa 2 vật nhiễm điện gần nhau). đánh giá cho điểm HS 
2. Tổ chức tình huống học tập
ở bài trước ta đã biết có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. các vật nhiễm điện có thể hút được vật nhẹ khác.
Vậy nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau chúng có khả năng tương tác với nhau như thế nào? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Gọi 1 HS trả lời , HS khác nhận xét
HS nêu phương án kiểm tra 
HĐ2: Làm thí nghiệm hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng (10 phút)
Gv yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 tr.50 tìm hiểu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm 
gọi 1- 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 
Yêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm 1 theo nhóm. Yêu cầu đại diện 1 HS trong nhóm cầm kẹp hai mảnh nilong lên và nêu hiện tượng ban đầu giữa hai mảnh nilông. HS các nhóm khác quan sát kẹp hai mảnh nilong của nhóm mình nhận xét y kiến nhóm bạn.
Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm hình 18.1 . Lưu ý HS cách cọ xát đều, không co quá mạnh để mảnh nilon không bị cong và cọ xát mỗi mảnh nilong theo một chiều với số lần như nhau.
Đại diện các nhóm đứng lên giơ kẹp nilong của nhóm mình và nêu nhận xét hiện tượng xảy ra khi hai mảnh nilong bị nhiễm điện.
GV nhận xét kết quả của các nhóm, giải thích cho HS trường hợp có phần mảnh nilon hút nhau là do 1 trong 2 phần mảnh nilông đó chưa được nhiễm điện thì hiện tượng xảy ra là do phần mảnh nilong kia bị nhiễm điện hút (nếu có nhóm có hiện tượng đó xảy ra). GV nhận xét cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của các nhóm, động viên các nhóm làm thí nghiệm tốt.
GV đặt cau hỏi: hai mảnh nilông khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vì sao
Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không? chúng ta tiến hành tiếp thí nghiệm 1 hình 18.2.
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm, chọn dụng cụ và tiến hành thí nghiệm tương tự như thí nghiệm hình 18.1. Thống nhất ý kiến hoàn thành nhận xét.
GV thông bao người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau và đều rút ra nhận xét như vậy. Yêu cầu HS ghi vở nhận xét.
ĐVĐ: Hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau. Chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra điều này. 
GV chốt lại nhận xét đúng, Yêu cầu HS ghi vở. 
I- Hai loại điện tích.
HS đọc thí nghiệm 1, các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV 
Nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét ý kiến của các nhóm khác.
Trước khi cọ xát: 2 mảnh nilông không có hiện tượng gì.
Sau khi cọ xát : 2 mảnh ni lông dẩy nhau.
HS nêu được hai vật giống nhau cùng là nilong cùng cọ xát vào một vật do đó hai mảnh nilông phải nhiễm điện giống nhau.
Đọc thí nghiệm hình 18.2, chọn dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm: hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô -> đẩy nhau.
HS các nhóm cùng thống nhất hoàn thành nhận xét tr.50.
Nhận xét: hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
HĐ3: Làm thí nghiệm 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác nhau (10 phút)
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2, chuẩn bị đồ dùng, tiến hành thí nghiệm 
Lưu ý HS tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần nhau xem có tương tác với nhau không ?
+ Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa, đưa lại gần đũa nhựa, quan sát hiện tượng xảy ra, nêu nhận xét, giải thích?
+ Sau đó cọ xát thanh nhựa với mảnh dạ đặt lên mũi nhọn thanh thuỷ tinh với mảnh lụa, đưa lại gần quan sát hiện tượng xảy ra (có thể cọ thanh nhựa và thanh thuỷ tinh vơi cù ...  cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.
- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
2. Kỹ năng 
- Mắc mạch điện đơn giản
- làm thí nghiệm xác định vật dẫn điẹn, vật cách điện.
3) Thái độ:
Có thói quen sử dụng điện an toàn.
II - Chuẩn bị của GV và HS 
Cả lớp: 
- Bảng ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm trên giấy A0 hoặc bảng phụ
- Phiếu học tập cho các nhóm 
Mỗi nhóm HS :
- 1 bóng đèn 
- 2pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mỏ kẹp.
- 1 số vật cần xác định xem là dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoàn day thép, 1 đoạn vở nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ.
III- Tổ chức hoạt động day học 
HĐ1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
1. Kiểm tra:
GV đưa ra một mạch điện hở gồm 2 pin, một khoá K, một bóng đèn, và dây dẫn (mạch hở do 2 đầu dây dãn là 2 mỏ kép không nối với nhau). Hỏi:
- Trong mmạch điện đã cho dòng điện chạy qua không ?
- Muốn có dòng điện chạy qua trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào? 
- Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch?
2- Tổ chức tình huống học tập
nếu giữa 2 mỏ kẹp, nối với một đoạn dây đồng thì trong mạch điện có dòng điện không ?
Sau đó GV làm mắc mạch thử để thấy có dòng điện trong mạch.
Nếu thay đoạn dây đồng này bằng một vở nhựa của bút bi, theo em có dòng điện chạy trong mạch không ? -> GV kiểm tra trên mạch điện để thấy không có dòng điện chạy trong mạch.
Dây đồng người ta gọi là vật dẫn điện, còn vỏ nhựa của bút bi gọi là vật cách điện.
Vậy vật dẫn điện là gì ? Vật cách điện là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đi trả lời câu hỏi đó
GV ghi đầu bài lên bảng.
1 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
Yêu cầu nêu được 
- Chưa có dòng điện trong mạch vì đèn chưa sáng
- HS mắc lại mạch điện: nối 2 vỏ kẹp với nhau.
- Đèn sáng - > có dòng điện chạy trong mạch.
HĐ2: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện (20 phút)
Yêu cầu HS đọc mục I tr.55 SGK trả lời câu hỏi 
- Chất dẫn điện là gì?
- Chất cách điện là gì?
Trong bộ thí nghiệm của mỗi nhóm đã co sẵn một số vật (một đoạn dây đồng, một đoạn nhựa vỏ bọc dây điện, một đọn ruột bút chì, một chén sứ). Gọi 1 HS đại diện một nhóm đọc tên các vật trong bộ thí nghiệm của nhóm mình.
Trước hết các em hãy đoán nhận xem các vật trong khay, vật nào dẫn điện, vật nào cách điện và để chúng riêng ra.
Bằng kinh nghiệm thực tế, có thể các em có sự đoán nhận khác nhau. Muốn xác định một cách chính xác vật nào dẫn điện, vật nào cách điện chúng ta phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
Giả sử muốn kiểm tra vỏ bọc nhựa của dây dẫn là vật dẫn điện hay cách điện các em làm như thế nào? 
Dấu hiệu nào cho ta biết vật cần kiểm tra là vật dẫn điện hay cách điện?
Yêu cầu mỗi nhóm mắc một mạch điện như mạch điện mẫu của GV và tiến hành thí nghiệm kiểm tra xem vật nào dẫn điện, vật nào cách điện. Mỗi HS trong nhóm phải kiểm tra tối thiểu là một vật trong số các vật có sẵn ở nhóm mình và ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
* GV nhắc nhở HS làm thí nghiệm: 
Đầu tiên phải chập 2 mỏ kẹp để đảm bảo đèn sáng.
- Khi HS các nhóm tiến hành thí nghiệm: GV có thể cho các nhóm thi đua xem nhóm làm nhanh và chính xác.
- Sau khi các nhóm tiến hành xong thí nghiệm , GV hướng dẫn HS thảo luận kết ủa thí nghiệm; Nếu kết quả sai, hoặc kết quả các nhóm khác nhau, GV mời HS nhóm đó lên làm lại thí nghiệm để các bạn ở lớp quan sát, nhận xét những nguyên nhân dẫn đến kết quả sai => chốt lại kết quả đúng ghi vở ví dụ về vật dẫn điện, vật cách điện.
ở mỗi nhóm các em đều có 2 thiết bị điện rất gần gũi với chúng ta, đó là bóng đèn và phcích cẵm. hãy quan sát một bóng đèn, nêu cho cô xem bóng đèn gồm có những bộ phận nào?
Phần đui đèn chúng ta không nhìn thấy được , kết hợp với hình 20.1 SGK , chúng ta sẽ tìm hiểu xem bóng đèn , phích cắm gồm bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện.
GV phát phiếu học tập 1 (hình 20.1 SGK )Yêu cầu HS gạch dưới những bộphận dẫn điện nêu trên hình vẽ.
GV chiếu kết quả của 1- 2 nhóm lên đèn chiếu để cả lớp nhận xét.
Khi phích cắm điện vào ổ điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm (vỏ nhựa của chốt cắm, lưu ý không cầm hay rút phích điện bằng cách giật vào dây nối vì có thể làm đứt lõi bên trong hoặc làm rạn hở lõi dây rất nguy hiểm).
Ngoài các vật liệu dùng làm vật dẫn điện ta đã nói ở trên, hãy kể thêm tên vật liệu khác được dùng làm vật dẫn điện hoặc cách điện trong thực tế.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3. có thể gọi vài HS mỗi HS cho 1 ví dụ về vật liệu cách điện, 1 ví dụ về vật liệu dẫn điện.
* GV lưu ý : ở điều kiện thường, không khí không dẫn điện, còn trong điều kiện đặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện
ở điều kiện bình thường, nước thường dùng (nnhư nước máy) là chất dẫn điện hay cách điện?
GV thông báo: Các loại nước thường dùng như nước máy, nước mưa, nước ao hồ... đều dẫn điện trừ nước nguyên chất, vì vậy khi tay ướt ta không nên sờ vào ổ cắm hay phích điện để ttránh bị điện giật và các thiết bị điện cần để ở nơi kho ráo.
Vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Bài trước chúng ta đã nghiên cứu về dòng điện, một bạn hãy nhắc lại, dòng điện là gì?
Trong các ví dụ về vật dẫn điện , các em thấy các kim loại đều dẫn điện tốt. Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của hạt nào? Chúng ta nghiên cứu tiếp phần II
I- Chất dẫn điện và chất cách điện
HS đọc phân thông báo mục I để trả lời câu hỏi của GV , ghi vở:
- Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện.
1 HS đọc nêu tên các vật trong bộ thí nghiệm của nhóm mình.
1 HS nêu phần đoán nhận của mình về vật dẫn điện, vật cách điện.
HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 
HS nêu được : ở thí nghiệm trên, nếu đèn sáng thì vật cần kiểm tra dẫn điện, nếu đèn không sáng chứng tỏ vật cần kiểm tra cách điện.
Từng nhóm HS trong nhóm làm thí nghiệm , các HS khác trong nhóm theo dõi.
HS nào kiểm tra xong vật của mình lên điền kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm của nhóm mình trên bảng.
HS nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm của các bạn trong lớp 
Ghi vở ví dụ về vật dẫn điện, vật cách điện:
- Vật dẫn điện: dây thép, dây đồng, ruột bút chì, dây sắt.
+ Vật cách điện: Vỏ nhựa bọc điện , miếng sứ... HS quan sát bóng đèn , nêu một số bộ phận của bóng đèn.
HS hoàn thành phiếu học tập 1 theo nhóm.
- Bộ phận dẫn điện:
1- Bóng đèn: Dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn.
2- Phích cắm điện: Hai chốt cắm, lõi dây.
- Bộ phận cách điện:
1- Bóng đèn: Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đèn.
2- Phích cắm điện: Vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây
HS nêu được khi cắm hoặc rút phích điện tay phải cầm vào vỏ nhựa của chốt cắm để đảm bảo an toàn.
Cá nhân HS nêu ví dụ về vật liệu dẫn điện và cách điện, nêu được bằng chứng chứng tỏ điều đó.
Cá nhân HS trả lời C3.
Câu C3:
- Vật liệu dẫn điện: Bạc, đồng, nhôm, axit, nước ....
- Vật liệu cách điện; nước nguyên chất, cao su, thủy tinh, không khí khô sạch...
HS lắng nghe , ghi nhớ để thực hiện an toàn về điện.
HS nêu được dòng điện là gì?
HĐ3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (10 phút)
GV Yêu cầu HS nhớ lại sơ lược cấu tạo nguyên tử, chiếu mô hình 1 nguyên tử hình 18.4
Yêu cầu HS chỉ trên mo hình, trả lời câu hỏi :
- Nếu nguyên tử thiếu 1 electron thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì? Tại sao?
GV thông báo : các nhà bác học đã phát hiện và khẳng định rằng trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
GV ghi bảng phần 1: Trong kim loại có các electron tự do. Nhấn mạnh đây là điểm khác với vật cách điện.
GV đưa ra tranh vẽ mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại khi chưa có dòng điện chạy qua. Yêu cầu HS chỉ ra trên hình ký hiệu nào biểu diễn các electron tự do, kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử.
GV chốt lại: Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là các electron tự do.
Hãy hoàn thành phiếu học tập 2 để tìm hiểu dòng điện trong kim loại trên hình 20.4.
Vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do này để chỉ chiều chuyển dịch có hướng của chúng.
Hướng dẫn HS thảo luận kết quả chung cả lớp.
GV chốt lại: Khi có dòng điện trong kim loại các electron không còn chuyển động tự do nữa mà nó chuyển dời có hướng.
Yêu cầu HS hoàn thành kết luận vào SBT 
Có điều kiện GV minh hoạ hình ảnh dòng điện trong kim loại trên máy vi tính.
Trên hình vẽ ta thấy các electron tự do co ở mọi chỗ trong dây dẫn, vì vậy khi đóng mạch điện, các electron tự do trong dây dẫn nhận được tin hiệu gần như cùng một lúc và đồng loạt chuyển động có hướng, do đó bóng đèn gần như sáng tức thì, vì thế ta thường hay ví là “nhanh như điện”
Hướng dẫn HS thảo luận kết luận , ghi vở kết luận đúng.
II- Dòng điện trong kim loại
Cá nhân sh suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV 
- Nếu nguyên tử thiếu electron, phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương.
1 HS lên bảng chỉ trên hình vẽ kí hiệu electron tự do, phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì?
HS hoàn thành theo nhóm phiếu học tập 2.
Tham gia thảo luận trên lớp.
Hoàn thành kết luận 
* Kết luận: Các electron tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
HĐ4: Ghi nhớ - vận dụng - hướng dẫn về nhà (1 phút)
1) Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những vấn đề gì?
GV chiếu phần ghi nhớ trên máy tính.
2) vận dụng: bài tập 1 - tổ chức trò chơi luyện kiến thức 
ở điều kiên thường, vật nào sau đây dẫn điện, vật nào cách điện:
1- Mặt có màu vàng hay bạc của giấy lót vỏ bao thuốc lá
2- Giấy trang kim (thường dùng để gói quà tặng)
3- Dây nhôm
4- Dây gai.
5- gỗ khô
6- dây chì
7- mảnh tôn
8- Miếng mica
9- dây cao su
10- dây thừng
11- mảnh nilong
Thể lệ trò chơi:
Thời gian: 2 phút
Lớp chia 2 nhóm
Trong 12 vật đã cho. Mỗi nhóm lên điền cho vật dẫn điện, điền 0 cho vật cách điện.
HS 1 điền xong về chỗ ngồi , HS 2 mới được lên điền tiếp....
Qua phần trò chơi luyện kiến thức, chúng ta đã có thể bổ sung thêm ví dụ về vật dẫn điện và cách điện - Yêu cầu HS ghi vở bổ sung ví dụ về vật dẫn điện, vật cách điện.
Còn thời gian GV có thể cho HS kiểm tra cụ thể các vật cho ở trò chơi xem có đúng đáp án không và đọc phần “Có thể em chưa biết”
* Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 20.1 đến 20.3 SBT 
HS trả lời ngay tại lớp những điều ghi nhớ qua bài học
HS ở 2 đội (mỗi nhóm là 1 nửa lớp) tham gia trò chơi:
Đáp án đúng:
- Vật dẫn điện:, dây nhôm, dây chì, mảnh tôn, dây inox...
- Vật cách điện: những vật còn lại
cả lớp và GV là ban giám khảo.
HS ghi vở phần ví dụ vật dẫn điện, vật cách điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_bai_17_den_20.doc