Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 127

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 127

TIẾT: 1,2

SOẠN:

GIẢNG:

BÀI 1 – TIẾT 1,2

Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

 (Lê Anh Trà)

A. Mục tiêu bài học:

-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, hs có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng.

B.Chuẩn bị:

- Đồ dùng: Tranh ảnh về Bác Hồ.

- Những điều cần lưu ý: Bài Phong cách HCM chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách HCM là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Đây là điểm khác biệt giữa bài này với bài Đức tính giản dị của Bác Hồ -Ngữ văn 7.

 

doc 488 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 127", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết: 1,2
Soạn: 
Giảng: 
Bài 1 – Tiết 1,2
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu bài học: 
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, hs có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng. 
B.Chuẩn bị: 
- Đồ dùng: Tranh ảnh về Bác Hồ.
- Những điều cần lưu ý: Bài Phong cách HCM chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách HCM là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Đây là điểm khác biệt giữa bài này với bài Đức tính giản dị của Bác Hồ -Ngữ văn 7.
C.Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I.ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra: 
III.Bài mới: 
HCM không chỉ là vị anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới (Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hóa lớn, một con người của nền văn hóa tương lai.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
-HD đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
-Giải thích từ khó:
+Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
+Đạm bạc: là sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
-Đoạn trích thuộc loại văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính là gì ?
-Ta có thể chia văn bản thành mấy phần?
-HS đọc từ đầu đến hiện đại.
-ở phần đầu của VB, tác giả nói với chúng ta những gì về phong cách HCM trong tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại?
-Em hiểu thế nào là cuộc đời truân chuyên và thế nào là uyên thâm văn hoá? (Truân chuyên: cuộc đời đầy những gian nan, vất vả; uyên thâm: tri thức văn hoá đạt đến độ sâu sắc).
-Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dân tộc ở Bác như thế nào ? (Bác tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại- văn hoá của bác mang tính nhân loại. Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà- văn hoá của bác mang đậm bản sắc dân tộc).
-Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác ? (Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ xung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá HCM).
-Thảo luận nhóm:
Cái cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cáh HCM (Có nhu cầu cao về văn hoá, có năng lực văn hoá, có quan điểm rõ ràng về văn hoá và ham học hỏi, nghiên túc trong tiếp cận văn hoá).
-Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để thuyết minh ? Các biện pháp nghệ thuật đó đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn này ?
-Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá HCM ?
-GV: HCM là người đã tiếp xúc, am hiểu, chị ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá trên thế giới, nhưng Người không hề bị lai căng, mà ngược lại Người vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc để trở thành một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, đồng thời cũng rất hiện đại. Tác giả đã dẫn dắt người đọc đi dần đén kết luận cuối cùng đó rất khéo léo.
-Từ “điều kì lạ” đó ở Chủ tịch HCM, chúng ta rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay ? (Trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay, phong cách HCM về tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại vừa có ý nghĩa cập nhật, vừa có ý nghĩa lâu dài. Học tập Bác Hồ, thế hệ trẻ chúng ta sẽ tiếp thu những cái đẹp, cái hay của văn hoá thế giới, đồng thời phải biết phê phán cái tiêu cực trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt nam, giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình trong lối sống, trong cách ứng xử hằng ngày).
-HS đọc phần 2.
-Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào và mỗi khía cạch đó có những biểu hiện cụ thể nào ?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thuyết minh và phương pháp thuyết minh của tác giả ?
-Từ đó vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
-Cách sống đó, đã gợi cho em những tình cảm gì về Bác ? (Quí trọng, cảm phục và thương yêu,...)
-Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống bình dị, trong sáng của Người ?
-GV đọc đoạn: Tôi dám chắc ... tắm ao.
- ở đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? Tác giả đã so sánh Bác với ai ? ( so sánh Bác với các vị lãnh tụ của các nước khác và so sánh Bác với các vị hiền triết xưa).
-Phương pháp thuyết minh đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn ?
-Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác ?
-Em hiểu như thế nào là cách sống tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời ? (Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân xiêu phàm; không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời).
-Thảo luận nhóm- Mỗi dãy làm một câu:
a.Theo tác giả, cách sống bình dị của bác là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu thế nào về nhận xét này? (Quan niệm thẩm mĩ là quan niệm về cái đẹp. với bác sống như thế là đẹp và mọi người đều nhận thấy đó là cáh sống đẹp).
b.Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ? (Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi ->Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc. Sống thanh bạch giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật ->Thể xác được thanh cao, hạnh phúc).
-Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
-VB PCHCM đã cung cấp cho em những hiểu biết gì về bác Hồ của chúng ta ? (Cung cấp về vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp với dân tộc hiện đại, cách sống bình dị, trong sáng. Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức).
-HS đọc ghi nhớ.
-Bài văn đã bồi đắp cho em tình cảm gì đối với Bác ? (Quí trọng, yêu mến, tự hào, biết ơn và noi gương Bác).
-Qua bài văn, em học tập được gì để viết văn bản thuyết minh ? (Cần dùng phép liệt kê, so sánh, kết hợp với bình luận).
-GV: VB PCHCM đã cho ta hiểu rõ hơn, hiểu sâu hơn những đặc điểm tạo nên phong cách, cách sống của Người: Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Càng hiểu HCM, chúng ta càng thêm tự hào, kính yêu Người, tự nguyện học tập theo gương HCM. Và chúng ta tin rằng tấm gương HCM- tấm gương nhân cách VN- sẽ muôn đời toả sáng.
-Em hãy đọc một bài thơ để thuyết minh cho bài học trên ? (Tức cảnh Pác Bó, Đôi dép bác Hồ).
-VB có tựa đề PCHCM, tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có nghĩa như thế nào ? 
-Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như ngày nay, việc học tập phong cách HCM có ý nghĩa như thế nào ? (Trong tình hình...hội nhập với thế giới, một vấn đề đặt ra và cần giải quyết tốt, đó là tiếp thu tinh hoa văn hoá, văn minh của nhân loại, của thế giới, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng. PCHCM là một tấm gương về phương diện này, Vì thế, việc học tập phong cách của Bác Hồ sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc).
I.Giới thiệu chung:
-Trích trong Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị- Lê Anh Trà. In trong tập HCM và văn hóa VN. Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990).
II.Đọc - Hiểu văn bản:
-Văn bản nhật dụng – Thuyết minh.
*Bố cục: 2 phần.
-Từ đầu ->hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác:
-Trong cuộc đời truân chuyên của mình, Chủ tịch HCM đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới...
->Kể chuyện.
- Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch HCM. ->Bình luận.
-Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. ->Kể chuyện
-Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá... ->Nhận định.
-Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại... ->Bình luận.
->Thuyết minh qua lời kể, nhận định, bình luận và lập luận bằng nghệ thuật đối lập và thuyết minh bằng phương pháp so sánh liệt kê, kết hợp bình luận - Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày và khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
=>Bác là người biết thừa kế và phát triển giá trị văn hoá dân tộc. Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở HCM.
2.Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
-Nhà ở: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn có vài phòng khách.
-Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
-Bữa ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
-Tư trang: ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm...
->Ngôn ngữ giản dị, cách nói dân dã (ít ỏi, đạm bạc, vẻn vẹn); liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực.
=>Vẻ đẹp bình dị, trong sáng trong đời sống sinh hoạt của Bác.
-Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác tôi nghĩ đến các vị hiền triết xưa...hạ tắm ao.
->Thuyết minh bằng so sánh 
Làm sảng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác và thể hiện niềm cảm phục và tự hào của người viết.
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
=>Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người và mọi người có thể học tập.
*Ghi nhớ: SGK (8).
*Luyện tập:
-Từ phong cách có nhiều nghĩa. ở bài này, phong cách được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người, tạo nên nét riêng của người đó.
V.Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ, tìm đọc những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
-Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
D.Rút kinh nghiệm: 
Tiết: 3
Soạn: 
Giảng: 
Bài 1 – Tiết 3
Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại
A.Mục tiêu bài học: 
-Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
-Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
-Rèn kĩ năng vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ.
-Những điều cần lưu  ... ếng cười của em bé vang lên trong trò chơi này gợi cho em nghĩ gì về tình mẹ?
? Phần sáng tạo thơ ở đoạn này là gì? Từ đó quy luật tình cảm nào của con người được nhận thức?
- G lặp lại một cách sáng tạo ở đoạn trước nhưng thay đổi không gian, tình mẫu tử bền chặt mẹ là niềm vui lớn nhất 
? Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là gì?
? Qua tìm hiểu, em hãy phát biểu ngắn gọn chủ đề của bài thơ?
? Ngoài chủ đề trên bài thơ còn có thể làm ta suy ngẫm và liên tưởng đến những vấn đề nào khác trong cuộc sống con người?
- G: Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên trần thế này, trong mái nhà thân yêu này và chính con người đã tạo nên thiên đường mặt đất, tự mình làm ra hạnh phúc của chính mình.
- Cho H đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Cho học sinh đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ
- Học bài thơ, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Vì sao?
- G nhấn mạnh lại bài học
I- Giới thiệu chung:
1- Tác giả: Ta- go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn độ
- Năm 1931 ông được nhận giải thưởng Nô-Ben về văn học
2- Tác phẩm: In trong tập “Trăng non” xuất bản năm 1915
II- Đọc - hiểu văn bản:
* PT biểu đạt: Biểu cảm kết hợp TS, Miêu tả 
* Thơ tự do
* Bố cục: 2 phần
- Nửa đầu bài thơ: cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Nửa cuối bài thơ: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ
1- Cuộc trò chuyện của em bé với Mây và với mẹ
“Bọn tứ chơi.... tận cùng trái đất”
-> Trò chơi tự do, vui vẻ trên bầu trời cau rộng.
- Muốn đi chơi cùng mây
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ
- Em bé: yêu mây nhưng yêu mẹ hơn là đứa con ngoan, hiếu thảo
“ Con là mây và mẹ sẽ là trăng, mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
-> Em bé có cả mây, bầu trời và mẹ
-> Em yêu TN nhưng yêu mẹ hơn cả
- NT: sử dụng đối thoại và độc thoại
+ Các hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng
-> Yêu mẹ, yêu gia đình. Mẹ là nguồn vui lớn nhất của em.
2- Cuộc trò chuyện của em bé với Sóng và Mẹ
“ Bọn tớ ca hát..... rìa biển cả” -> lời rủ cùng dạo chơi trên biển
- Muốn cùng sóng vui chơi trên biển
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
- “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”
-> Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả...
- Tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ
* Nghệ thuật: Tứ thơ phát triển trong bố cục cân đối, đối xứng nhưng không trùng lặp
- Đối thoại lồng trong lời kể
- Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng.
- Tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng. => Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng là một trong những tình cảm cao đẹp và gần gũi nhất trong cuộc sống của mỗi con người.
* Ghi nhớ (SGK - Trang 89)
IV- Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập còn lại.
-Soạn bài: Ôn tập về thơ (Đọc và trả lời 6 câu hỏi trong sgk-89,90).
D-Rút kinh nghiệm:
Tiết: 127
Ngày soạn: 
Ngàygiảng:
bài 25 – tiết 2
ôn tập về thơ
A- Mục tiêu bài học:
-Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các TP thơ hiện đại VN trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
-Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học ở các lớp dưới.
-Rèn kĩ năng phân tích thơ.
B- Chuẩn bị:
-Đồ dùng:
-Những điều cần lưu ý: GV cần lựa chọn tập trung vào một số nội dung, còn một số ND khác có thể chỉ đi vào một vài điểm và gợi ý những điểm còn lại.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
I- ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Mây và sóng, nêu giá trị nội dung và NT của bài thơ?
III-Bài mới:
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt ND
Đặc sắc NT
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
Hình ảnh sáng tạo, vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo, những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường trường sơn trong thời kì K/C chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh động đáo, giọng điệu tư nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về TN, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyển ra khới đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về TN và LĐ, niềm vui trong cuộc sống mới
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng khoẻ khoắn lạc quan
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ng Khoa Điền
1971
Chủ yếu là 8 chữ
Thể hiện tình thương yêu con của người mẹ dân tộc Tà ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai
Khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến từ điệu ru con thấy điệp khúc, xem kẽ lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hình ảnh sáng tạo, hát ru em bé lớn trên lưng mẹ
6
ánh Trăng
Ng Duy
1978
5 chữ
Từ hình ảnh ánh trăng thành phố gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với TN, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ và thấm sâu
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
5 chữ
Cảm xúc trước MX của TN của đất nước thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần với dân ca, hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo
9
Viếng Lăng Bác
Viễn Phương
1976
8 chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ Miền Nam ra viếng Lăng Bác
Giọng điệu trang trọng và tha thiết, những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đọng
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
5 chữ
Biến chuyển của TN lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nàh tư
H/a thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhậy, ngôn ngữ chính xác gợi cảm
11
Nói với con
Y phương
1977
Tự do
Bàng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương, đạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu xa
- G treo bảng phụ có ghi các giai đoạn lịch sử 
- Yêu cầu học sinh lên bảng điền tên các bài thơ tương ứng với từng giai đoạn
? Em có nhận xét gì về phần trả lời của bạn
? Các tác phẩm thơ thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người?
- Cho học sinh đọc cau hỏi 3
? yêu cầu của câu hỏi là gì?
? Theo em, điểm chung của các bài thơ đó là gì?
?Nét riêng trong ND và cách thể hiện tình mẹ con trong các bài thơ đó?
? Nêu nhận xét của em về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ?
? Em có nhận xét và bổ sung gì cho ý kiến của bạn?
G khái quát lại những ý kiến phát biểu của học sinh 
So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ trong các bài thơ.......
- Gợi ý cho học sinh dựa vào những nét đặc sắc về nghệ thuật đã tìm hiện ở câu 1 để trả lời câu hỏi
- học sinh phát biểu ý kiến về từng bài thơ
- G nhận xét, khái quát về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ.
2- Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn lịch sử 
- Giai đoạn 45-54: Đồng Chí
- Giai đoạn 54-64: Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò.
- Giai đoạn 64-75: Bài thơ về.... kính, Khúc hát ru.........
Sau 1975: ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con
* Các TP đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau CM tháng 8 - 1945 qua nhiều giai đoạn 
- Đất nước và con người Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hy sinh nhưng rất anh hùng
3- Những điểm chung và nét riêng trong ND và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru..., Con cò, Mây và Sóng.
* Điểm chung: các bài thơ đều đề cập đến tình mẹ con, đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng cách thể hiện ở hai bài thơ đầu có phần gần gũi đó là dùng điệu ru, lời ru....
* Nét riêng: 
- Khúc hát ru: thể hiện sự thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước
- Con cò: Khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru....
- Mây và Sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện.... thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết....
4- Hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về ... kính, ánh trăng.
3 bài thơ..... đều viết về người lính CM với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau
- Đ/c viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ những người nông dân với những làng quê nghèo khổ, tình nguyện, hăng hái....
- Bài thơ.... kính: khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường trường sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm....
- ánh trăng: Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố trong Hoà Bình.....
5- Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò.
- ĐTĐC - Huy cận: bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh liên tưởng, tưởng tượng bay bổng, hình ảnh đặc sắc - đoàn thuyền đánh cá ra đi - đánh cá - trở về
- Đ/c của Chính Hữu: Bút pháp hiện thức, hình ảnh chân thực cụ thể, chọn lọc, cô đúc, hình ảnh đặc sắc: đầu súng trăng treo.
- ánh trăng - Nguyễn Duy: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả ý nghĩa khái quát, lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc, ánh trăng in phăng phắc 
- Con cò: Chế Lan Viên - Bút pháp dân tộc - hiện đại phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru . Hình ảnh đặc sắc con cò - cánh cò
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải : Bút pháp hiện thực và lãng mạn chất Huế đậm đà. Lời tâm niệm trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc : Mùa xuân nho nhỏ
IV- Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc nội dung ôn tập trên, làm tiếp câu 6.
-Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng.
D-Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_127.doc