Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. Mục tiêu:

-Giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành đông, sự việc , cảnh vật và con người trong văn bản tự sự

-Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản

B. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài

Học sinh: Học bài và làm bài tập

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02-10-09 Tiết số: 32
Ngày dạy: 07-10-09 Số tiết:
Miêu tả trong văn bản tự sự
Mục tiêu: 
-Giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành đông, sự việc , cảnh vật và con người trong văn bản tự sự
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
Học sinh: Học bài và làm bài tập
Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
Bài mới:
Phương pháp
Học sinh đọc sgk
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào? 
-Kể về lần kéo quân ra bắc của vua Quang Trung và đánh vao đồn Ngọc Hồi
-Vua Quang Trung dùng cảm tử quân khiêng ván đánh giáp lá cà
-Vua Quang Trung xuất hiện dũng mãnh trực tiếp chỉ huy trận đánh có tài thao lược 
?.Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn văn
-Khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì
-Bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chết
-Thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng ,máu chảy thành suối
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện đối tượng nào
-Cảnh quân giặc hun khói 
-Sự thất bại thảm hại của kẻ thù
Học sinh đọc tình huống c/91
? So sánh đoạn văn c/91 với đoạn văn của tác giả Ngô Gia Văn Phái
(Các sự việc chính bạn nêu đầy đủ chưa) 
-Các sự việc chính được nêu khá đầy đủ
? Hãy nối các sự việc thành 1 đoạn văn
Học sinh thực hành 
? Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh đọng không? tại sao
-Không sinh động vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc tức là chỉ mới trả lời câu hỏi : việc gì ? chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào
? Như vậy đoạn văn ta vừa kể không có yếu tố nào? 
_Chi tiết miêu tả cụ thể 
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự
Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Giáo viên kết luận lại
Học sinh đọc bài tập
Yêu cầu bài tập: Tìm yếu tố miêu tả người và cảnh vật trong hai đoạn trích: Chi em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân
Học sinh làm
? Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích
Học sinh làm
Giáp viên chữa
( Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để miêu tả gợi lên nét đẹp như thế nào )
Yêu cầu bài tập: Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh
-Gợi ý: Khung cảnh ngày xuân
(Không gian, thời gian, cảnh vật )
Chị em Kiều xuất hiện 
-Vẻ đẹp từng người họ đi trong khung cảnh lễ hội như thế nào? Tâm trạng của họ ra sao? 
(Hội đông, tan hội )
 Học sinh làm
Giáo viên chữa ( đọc một đoạn mẫu)
Học sinh đọc đề bài
Yêu cầu bài tập
-Giới thiệu vẻ đẹp chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình
-Lớp chia thành 2 nhóm: 
Nhóm 1 tả Thuý Vân 
Nhớm 2 tả Thuý Kiều
Học sinh làm, đọc trước lớp
Giáo viên chữa
Củng cố, dặn dò:
–Về học bài
Nội dung
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
* Trong văn bản tự sự ,sự miêu tả cụ thể ,chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn gợi cảm, sinh động
Luyện tập
Bài tập 1
–Chị em Thuý Kiều
Mai cốt cách.......Vẹn 10
Khuôn trăng.......màu da
Làn thu thuỷ......kém xanh
-Cảnh ngày xuân
Cỏ non.........bông hoa
Gần xa..........như nêm
Nao nao.......bắc ngang
-Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của tự nhiên so sánh với vẻ đẹp của con người. Biện pháp so sánh ẩn dụ miêu tả vẻ đựep đoan trang phúc hậu , đài các viên mãn, mơn mởn đầy sức sống của Thuý Vân cũng như vẻ đẹp sắc sảo , mặn mà nghiêng nước nghiêng thành của Thuý Kiều
-Cảnh ngày xuân : những yếu tố miêu tả gợi nên một mùa xuân đẹp mới mẻ giàu sức sống mang màu sắc đồng qê qua biện pháp ước lệ tượng trưng
Bài tập 2
Ngày xuân thấm thoắt trôi mau ,tiết trời đã bước sang tháng 3. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Trên nền vanh bao la của từng thảm cỏ điểm xuyết vài bông hoa lê trắng muốt. Trên các nẻo đường gần xa, những dòng người cuồn cuộn trẩy hội ,nào là những yến anh, những tài tử giai nhân hoà vào dòng người trẩy hội tấp nập. Ba chị em thuý Kiều ,Thuý Vân, Vương quan trong những bộ quần áo rực rỡ sắc màu cùng sánh vai nhau hoà vào dòng người trẩy hội. Gương mặt họ tươi sáng, trên môi nở nụ cười tưoi. Cùng với mọi người ba chị em Kiều đốt giấy vàng chio những người đã khuất và nguyện cầu cho những vong linh, gửi gắm bao niềm tin ,ao ước về tương lai , hạnh phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về. Trời về chiều, mặt trời tà tà gác núi, ngày hội ,ngày vui đã tàn ,chị em Kiều nắm tay nhau thơ thẩn ra về ,trong lòng đầy lưu luyến
Bài tập 3
Thuý Vân: 
Là con gái gia đình Vương Viên Ngoại., là em Thuý Kiều. Nàng có khuôn mặt tròn đầy như ánh trăng rằm ,thân hình đầy đặn nở nang. Miệng nàng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, tóc óng hơn mây, da trắng hơn tuyết.
Thuý Kiều là chị Thuý Vân , nàng có sắc đẹp mặn mà đằm thắm. Đôi mất nàng trong như l;àn nước mùa thu, nét lông mày như dáng núi mùa xuân. Một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều có rất nhiều tài: tài đàn ,hoạ, nhạc, làm thơ, cái gì cũng thành nghề, một người con gái thông minh xuất chúng
Chị em Kiều sống cuộc sống êm đềm phong lưu, 
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_32_mieu_ta_trong_van_ban_tu_su.doc