Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Nguyễn Văn Thắng - THCS Cần Kiệm

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Nguyễn Văn Thắng - THCS Cần Kiệm

TIẾT1 Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị; thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

 -Rèn luyện năng đọc, tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh và nghị luận

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác

B. CHUẨN BỊ :

 GV: Đọc tài liệu tham khảo.

 HS: Soạn bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 * Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh.

 

doc 459 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Nguyễn Văn Thắng - THCS Cần Kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/8/2010
Ngày giảng:16/8/2010
	Ngữ văn- Bài 1 
 Tiết1 Văn bản : phong cách hồ chí minh 
	 	 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu bài học: 	
 Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị; thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
 -Rèn luyện năng đọc, tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh và nghị luận
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác
B. Chuẩn bị :
 GV: Đọc tài liệu tham khảo.
 HS: Soạn bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
 * Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh.
 * Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
* Giới thiệu bài:
 Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
* Các bước thực hiện:
?Nêu một vài nét về xuất xứ tác phẩm .
 HS:Dựa vào phần chú thích phát biểu).
? Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác.
 HS: Bộc lộ
GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
?Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
 HS: Vấn đề sự hội nhập với thế giới và 
 bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
 Phương thức biểu đạt: thuyết minh, 
 thuộc loại văn bản nhật dụng.
?Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần.
HS: Suy nghĩ, trả lời: Bố cục 2 phần
Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
GV Hướng dẫn và đọc mẫu: Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm thể hiện sự kính trọng đối với Bác
 HS: Đọc và nhận xét cách đọc của bạn
 HS : Đọc lại phần 1 
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào.
 HS: Dựa vào VB trả lời.
GV: Sự hiểu biết của người khiến tác giả phải thốt lên: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tich HCM. Như vậy tác giả sử dụng ngôn ngữ kể, lời bình để khẳng định sự hiểu biết sâu rộng của Bác.
? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào.
 HS: Thảo luận, trao đổi
GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS
? Hồ Chí Minh đã làm cách tiếp thu nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại.
 HS: Dựa vào VB phát hiện.
? Em hiểu cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại ở Người như thế nào.
 HS: Dựa vào văn bản phát hiện.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được).
? Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản.
HS: Suy nghĩ, phát hiện, phát biểu.
GV: Đó là sự kết hợp của hai nguồn văn hoá nhân loại và văn hoá dân tộc trong tri thức văn hoá HCM. Người đã tiếp thu cái mọi cái đẹp của văn hoá nhân loại nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc thấm sâu vào tâm hồn máu thịt của mình.
? Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
 HS: Thảo luận nhóm, phát hiện. 
? Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh.
HS: Thảo luận
(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác hiểu văn học nước người để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc...)
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm.
Văn bản trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị".
2. Chú giải
3. Bố cục:
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
Đọc.
Tìm hiểu văn bản:
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
Hoàn cảnh: bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.
+ Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
 Cách tiếp thu:
 +Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
 + Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
 + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
 + Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
Nghệ thuật: kết hợp kể với bình luận, lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng,dẫn chứng thực tế tạo sức thuyết phục cao.
 Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu, rộng.
Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
D. CủNG Cố Và HƯớNG DẫN Về NHà:
- Đoạn văn khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác sâu rộng như thế nào?
-Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo của bài.
Ngày soạn:12/8/2010
Ngày giảng:16/8/2010
 Ngữ văn- Bài 1 
 Tiết2 Văn bản: phong cách hồ chí minh 
	 	 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị; nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
B. Chuẩn bị :
 GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
 HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học
C. Tiến trình lên lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
 Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
* Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Giới thiệu bài: 
 Bằng nghệ thuật kết hợp kể với bình luận, lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng,dẫn chứng thực tế tạo sức thuyết phục cao, HCM hiện lên là người thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức, HCM tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc. Vậy nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch HCM như thế nào
Các bước thực hiện:
? Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần đầu văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh? Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác. 
 HS: Phần trước nói về thời kỳ Bác hoạt 
 động ở nước ngoài, phần sau nói về 
 thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào.
 HS: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, 
 trang phục, ăn uống.
GV cho HS bổ sung thêm qua VB Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng
?Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. 
 HS: Thảo luận nhóm:
 GV: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không.
 HS: Bộc lộ.
? Em có nhận xét gì về dẫn chứng tác giả đưa ra? Qua phần văn bản trên, em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
HS: Đọc lại “Và người sống ở đó ...hết”
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào.
 HS: Suy nghĩ tìm ra nét giống và khác.
GV: Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân. Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. ở họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao. Với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
(Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh...)
? Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì.
HS :
- Thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
- Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
? Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá? Em rút ra được bài học nào cho mình.
 HS: Thảo luận, phát biểu ý kiến.
 + Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. 
 + Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo 
 đức, lối sống có văn hoá
? Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy các dẫn chứng trong văn bản để làm rõ.
HS: Tìm và phát hiện.
 Kết hợp giữa kể và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc; sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
? Hãy nêu khái quát nội dung của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
 HS: Phát biểu và đọc ghi nhớ.
 HS : Kể chuyện, nhận xét
 GV : Nhận xét, đánh giá
2.Tìm hiểu văn bản:
b. Nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Nơi ở và làm việc: chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, bình luận, kể, biên pháp liệt kê.
 Lối sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
Ghi nhớ ( SGK)
2. Luyện tập
Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
D. củng cố và Hướng dẫn về nhà
 -So sánh điểm giống và khác nhau về nội dung văn bản Phong cách HCM với văn ... ặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời-> Xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.
- Trích trong "Tuyển tập kịch".
- Cảnh 3
2. Chú giải:
3. Bố cục:
,Đại ý:
Cuộc đối thoại gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến mật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
ii. đọc và tìm hiểu văn bản
1.Đọc.
2.Tìm hiểu văn bản:
 a. 1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo.
-> Giám đốc Hoàng Việt quyết điịnh công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến.
Hoàng Việt và Sơn
-Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm.
Phòng tổ chức lao động, tài vụ, quản đốc phân xưởng.
Phó Giám đốc
-Tư tưởng bảo thủ, máy móc
=> Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
iii. tổng kết và luyện tâp:
 1.Tổng kết
 Ghi nhớ( SGK)
 2. Luyện tập.
d. CủNG Cố Và Hướng dẫn Về nhà
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học
 - Chuẩn bị bài: 
 Nắm thông tin về tác giả, tác phẩm
 Nắm tình huống kịch
 Ngày soạn:
Ngày giảng:	
 Ngữ văn- Bài 5 
 Tiết22 Văn bản: tôi và chúng ta 
	(Trích)
A. Mục tiêu bài học : 
	- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như viết về cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị 
B. Chuẩn bị :
 GV: Đọc tài liệu tham khảo; 
HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
 *Bài mới:
C. tiến trình lên lớp:
 * Kiểm tra bài cũ:  ? Em hãy trình bày tình huống kịch ? 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Giới thiệu bài:
Các bước thực hiện:
? Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
(Học sinh thảo luận 4 nhóm mỗi nhóm một nhân vật, đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung, gv kết luận từng nhân vật).
?Cảm nhận của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
Học sinh đọc ghi nhớ.
2.Tìm hiểu văn bản:
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a, Giám đốc Hoàng Việt.
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
b, Kĩ sư Lê Sơn.
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
c, Phó giám đốc Chính.
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
d, Quản đốc phân xưởng Trương.
- Suy nghĩ, làm việc như một cái máy.
- Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với công nhân.
3. ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái : đổi mới và bảo thủ.
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột nêu trên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội . Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
iii. tổng kết và luyện tâp:
 1.Tổng kết- Nghệ thuật : Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung : Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
 Ghi nhớ( SGK)
 2. Luyện tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫm kịch trong đoạn trích.
?Sự phát triển của mâu thuẫn kịch.
?Phát biểu tình cảm của em với một nhân vật trong kịch.
 - Tập diễn kịch .
 - Chuẩn bị bài "Tổng kết văn học" .
 Đọc kĩ các kiến thức trong SGK
I/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Câu 1 : Bài thơ nào sau đây gợi nhắc chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống ?
	A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Sang thu
	C. Nói với con	D. Viếng lăng Bác
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
	A/ Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
	B/ Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
	C/ Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
	D/ Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Câu 3 : Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
	A. So sánh	B/ ẩn dụ	C/ Nhân hoá	D/ Hoán dụ
Câu 4: Trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương từ “tre”xuất hiện mấy lần?
	A. Hai lần	B. Ba lần	C. Bốn lần	D. Năm lần
Câu 5: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
	A/ Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
	B/ Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
	C/ Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
	D/ Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Câu 6: Bài thơ nào có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Sang thu
	C. Nói với con	D. Viếng lăng Bác
I/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Câu 1 : Qua bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương muốn gửi gắm điều gì?
	A/ Tình yêu quê hương sâu nặng.
	B/ Triết lý về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
	C/ Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương.
	D/ Gồm 3 ý trên.
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
	A/ Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
	B/ Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
	C/ Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
	D/ Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Câu 3 : Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	A. So sánh	B/ ẩn dụ	C/ Nhân hoá	D/ Hoán dụ
Câu 4: Trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh từ “hạ” xuất hiện mấy lần?
	A. Một lần	B. Hai lần	C. Ba lần	D. Năm lần
Câu 5: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
	A/ Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
	B/ Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
	C/ Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
	D/ Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Câu 6: Bài thơ nào sau đây viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
	A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Sang thu
	C. Nói với con	D. Viếng lăng Bác
Câu
1
2
3
4
5
6
Đề 1
Đáp án
C
C
B
B
D
D
Đề 2
Đáp án
D
C
B
A
D
A
Câu 1: (2 điểm) 
 -Tả thực về hiện tượng thiên nhiên, đó là sấm về mùa thu đã ít đi và không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn
 - Hình ảnh có tính ẩn dụ: sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người, nên con người cũng như hàng cây đứng tuổi, đã từng trãi hơn và có những suy ngẫm về cuộc đời; Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường ngoài cuộc đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ , gây chấn động với những người lớn tuổi
II/ Tự luận:( 7đ) Sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu qua cảm nhận của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang Thu.
Đề 2
II/ Tự luận:( 7đ) Sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu qua cảm nhận của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang Thu.
2. Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm:
II. Tự luận
 A. Yêu cầu chung:
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
 - Hiểu được yêu cầu của đề
 B. Yêu cầu cụ thể:
 MB: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
 TB: Trình bày được sự biến chuyển của đất trời qua các dấu hiệu.
 - Hương ổi lan toả vào không gian qua làn gió se.
 - Sương giăng mắc nhẹ nhàng.
 - Sông trôi chậm chạp, thong thả.
 - Những cánh chim trở nên vội vả hơn, đma mây vắt nữa mình sang thu.
 - Nẵng nhạt dần, mưa ít hơn, ít đi những tiếng sấm bất ngờ.
Ngày soạn:
Ngày giảng:	
Ngữ văn –Bài 7 
 Tiết33 T
a.Mục tiêu bài học : 
b.Chuẩn bị :
 GV: Đọc tư liệu tham khảo
 HS : Tìm hiểu trước nội dung bài.
c.Tiến trình lên lớp:
 * Kiểm tra bài cũ:
 * Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Giới thiệu bài: 
Các bước thực hiện: 
ì.
 HS: Phát biểu.
 Đọc ghi nhớ.
 HS: Phát biểu
 Đọc ghi nhớ.
 HS: Đọc, xác định yêu cầu
 Suy nghĩ, làm bài, trình bày
 Nhận xét, bổ sung
 GV: Nhận xét, đánh giá
I.TìM HIểU bài:
1. 
 a. Ví dụ:
b. Kết luận :
2. 
 a. Ví dụ:
 b. Kết luận:
II. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
d. củng cố và Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học
 - Làm bài tập 5,6,7
 - Chuẩn bị bài: 
* Kiểm tra bài cũ:
 * Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Giới thiệu bài:
Các bước thực hiện: 
GV Trả bài cho học sinh
 HS: Đọc lại đề bài.
? Hãy xác định yêu cầu của đề về thể loại và nội dung.
 HS: Phát biểu:
? Phần mở bài giới thiệu như thế nào.
 HS: Phát biểu:
? Phần thân bài ta cần thuyếtminh những đặc điểm nào, sử dụng những phương pháp thuyết minh nào.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
? Nội dung cần trình bày ở phần kết bài.
 HS: Phát biểu:
GV Đưa bảng phụ ghi lỗi sai, yêu cầu học sinh phát hiện và sửa lại cho đúng.
GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
Ưu điểm: 	
 Một số bài nắm vững yêu cầu của đề, biết cách làm bài văn TM, biết vận dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Nhược điểm:
 Một số bài viết còn sơ sài, chưa có ý thức làm bài, chưa nắm vững yêu cầu của đề và cách làm bài, kiến thức về cây lúa còn sơ sài, văn viết sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lủng củng, lan man, bố cục ba phần chưa có, mở đầu của đoạn vẫn viết sát lề chứ không lùi vào 1 ô, có nhiều em viết chưa hết dòng đã xuống dòng, vẫn tồn tại nhiều em còn gạch ngang đầu dòng, nhiều em viết chữ ẩu. 
 Điểm
Lớp
9-10 7-8 5-6 Dưới5 %
9A
9B
Đọc bài khá 9A:
 9B:
Theo dõi học sinh yếu:
Tên HS
Điểm
Nhận xét
I. Đề bài
 Cây lúa việt nam
Ii. phân tích đề
Thể loai: Văn thuyết minh.
Nội dung: Đặc điểm, giá trị của cây lúa trong đời sống con người.
Iii. chữa dàn ý
1.Mở bài:
Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.
2.Thân bài: 
 Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:
- Cây lúa-đặc điểm bên ngoài của nó
 (Rễ, thân, lá, hoa, hạt )
- Quá trình phát triển của cây lúa : Hạt
 lúa 	mạ 
 - Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có
 nhiều loại).
- Cách chăm bón cho loại cây này.
- Các vựa lúa lớn ở nước ta: Đông
 bằng sông Cửu Long, đông bằng
 sông Hồng
- Cung cấp lương thực cho con 
 người, cho gia súc
- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt 
 hàng xuất khẩu (Nước ta là nước 
 xuất khẩu gạo thứ 
 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp 
 phần phát triển kinh tế đất nước
3.Kết bài: 
 Sức sống và sự gắn bó của cây 
 lúa với con người Việt Nam
Iv. chữa lỗi sai
v. nhận xét
vi. kết quả
vii. đọc bài tiêu biểu, theo dõi học sinh yếu
d. củng cố và Hướng dẫn về nhà:
	Ôn lại văn thuyết minh kết hợp biện pháp nghệ thuật, miêu tả.
	 Tìm hiểu bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_nguyen_van_thang_thcs_can_kiem.doc