Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Giáo viên: Lê Chí - THCS Trần Quang Khải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Giáo viên: Lê Chí - THCS Trần Quang Khải

ĐỌC - HIỂU : LẶNG LẼ SA PA Tiết 66+67

 Nguyễn Thành Long

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Kiến thức :

+ Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VNHĐ viết về những người lao động mới trong thời kì chống Mỹ cứu nước : Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc .

+ Nghệ thuật kể chuyện miêu tả sinh động , hấp dẫn trong truyện .

- Kĩ năng :

+ Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

+ Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .

+ Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

- Thái độ :

+ Có cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người , với công việc.

II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1- Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph)

- Đặc điểm truyền thống và đặc điểm mới trong tình cảm của ông Hai là gì ?

- Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đọan trích ?

3- Bài mới :

Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : (1ph)

  Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở SaPa- nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng ,cao đẹp, qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Giáo viên: Lê Chí - THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18 / 11 / 2010	× Năm học 2010 – 2011 Ø	Tuần : 14 
ĐỌC - HIỂU :	 LẶNG LẼ SA PA Tiết 66+67 
	 Nguyễn Thành Long
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VNHĐ viết về những người lao động mới trong thời kì chống Mỹ cứu nước : Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc .
+ Nghệ thuật kể chuyện miêu tả sinh động , hấp dẫn trong truyện .
- Kĩ năng :
+ Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
+ Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
+ Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
- Thái độ :
+ Có cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người , với công việc.
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph) 
- Đặc điểm truyền thống và đặc điểm mới trong tình cảm của ông Hai là gì ? 
- Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đọan trích ?
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : (1ph)
 è Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở SaPa- nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng ,cao đẹp, qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.
 b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : (10 ph) Tìm hiểu tác giả , tác phẩm & cấu trúc bài thơ. 
Đọc văn bản và chú thích
? Giới thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm ?
- Bố cục : : 2 phần
a/- Từ đầu  kìa anh ta kìa – giới thiệu cuộc gặp gỡ .
b/- Tiếp . Không có vật gì như thế – Diễn bíên cuộc gặp gỡ .
c/- Phần còn lại – Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đòan khách . 
Cốt truyện và hệ thống nhân vật trong truyện
? Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn LLSP . Tác phẩm này, theo lới tác giả, là “bức chân dung” của ai ? hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩa của những nh6an vật nào ? 
F
+ Cốt truyện đơn giản với một tình huống độc đáo : cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn và đòan khách ( bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái kĩ sư )
+ Tác phẩm này, theo lời của tác giả , là một “Một bức chân dung” – chân dung của nhân vật chính - anh thanh niên . Anh chỉ hiện ra trong 30 phút gặp gỡ nhưng để lại cho các nhân vật : bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường những suy nghĩ , tình cảm tốt đẹp .
+ Hệ thống nhân vật của truyện : 
- Nhân vật chính : anh thanh niên . Truyện tập trung khắc họa “anh thanh niên” qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác .
- Truyện đã trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật họa sĩ . Nên nhân vật này có vị trí quan trọng trong truyện .
-> Các nhân vật trong truyện đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện, tạo sự phong phú đầy đủ, rõ nét về nhân vật chính.
I- Tác giả - Tác phẩm :
- Nguyễn Thành Long chuyên víêt truyện ngắn và bút kí, có những đóng góp cho nền VH VN HĐ ở thể loại truyện và kí. Truyện ngắn của ông thể hiện phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm , giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người mang ý nghĩa sâu sắc .
 - Tác phẩm LLSPa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả .
- Nội dung chính : Vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người .
 - Truyện được kể ngôi thứ 3 . T/g đặt điểm nhìn vào nhân vật ông họa sĩ già. 
 -> Cách kể và ngôi kể, chọn điểm nhìn này là 1 sáng tạo riêng của t/g. 
 Nó có tác dụng một mặt, vẫn giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thật và khách quan, mặt khác vẫn có điều kiện thuận lợi để làm nổi chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật lại rất phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả.
 - Chân dung của nhân vật chính - anh thanh niên 
Ø HĐ 3 : (10 ph) Tìm hiểu bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa .
Chất trữ tình tóat lên từ
-Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của SaPa được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ 
-Nó còn thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên . 
- Trong cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 n/v đã để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người , những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của anh TN .
II – Tìm hiểu văn bản
a- Nội dung : 
1- Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa
Chuyển sang tiết 67 è
Ø HĐ 4 : (5 ph) Tìm hiểu chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp
Nhân vật anh thanh niên
? Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truỵên ? Hãy nhận xét cách miêu tả của tg về nhân vật này? ( dụng ý ntn)
> Gợi dẫn : 
-Anh thanh niên là n/v chính được miêu tả xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận 1 ấn tượng về chân dung ; cảm nhận về con người và đất Sa Pa : “Trong cái lặng im của Sa Pa  có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước”. 
- Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn .
? Theo lời kể của anh thanh niên, ta biết được anh làm công việc gì? Trong hoàn cảnh ntn ? Theo em, cái gian khổ nhất trong công việc của anh thanh niên là gì ? Vì sao?
> Gợi dẫn : Hoàn cảnh sống và làm việc của anh khá đặc biệt
 - Hoàn cảnh sống : Một mình ở độ cao 2600m  ; công việc của anh là “Đo gío đo mưa  dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất , phục vụ chiến đấu” công việc ấy đòi hỏi cần tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiện cao - Nhưng cái gian khổ nhất là anh phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người .
? Cái gì đã giúp anh vượt qua hòan cảnh ấy ? 
> Gợi dẫn : 
- Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề .
Công việc của anh có ích cho cuộc sống và cho mọi người , Anh thấy mình “thật hạnh phúc”. (góp phần vào chiến công bắn rơi máy bay cầu Hàm Rồng)
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con nguời “  khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,  Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
- Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ còn vì anh có một niềm vui khác nữa ngòai công việc – đó là đọc sách mà anh cảm thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện .
- Anh tổ chức và sắp xếp cuộc sống ngăn nắp : trồng hoa, nuôi gà 
? Trong cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư, ta còn thấy anh thanh niên có nét đẹp phẩm chất nào nữa?
> Gợi dẫn :
- Nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí : Sự cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm với mọi người, khao khát được gặp gỡ và nói chuyện với mọi người.
-Anh còn là người khiêm tốn, thành thực
- Những chi tiết : câu hỏi cô gái: Cũng đoàn viên phỏng? Chứng tỏ sự đồng cảm về lí tưởng sống của anh và cô gái- những thanh niên ba sẵn sàng thời chống Mĩ.
? Chi tiết anh về trước hái hoa tặng cô gái, trước khi chia tay lại nhắc cô gái quên khăn mùi xoa, tặng khách mới quen làn trứng tươi, nhưng lại không đưa tiễn vì lí do sắp đến giờ ốpnói lên điều gì?
> Gợi dẫn :
- Chứng minh sự ân cần chu đáo, hiếu khách của anh thanh niên . Những chi tiết anh không xuống tiễn khách ra xe mặc dù chưa đến giờ ốp chỉ có thể giải thích là vì anh đang rất xúc động muón ở lại một mình mà thôi.
" Tóm lại, tình tiết, diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhân vật tự bộc bạch tự nhiên những nét đẹp về tinh thần, tình cảm cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc .
2- Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp
Nhân vật anh thanh niên
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh khá đặc biệt
- Một mình trên đỉnh núi cao
- Công việc ““Đo gío đo mưa  dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày” đòi hỏi cần tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiện cao .
 -> Cái gian khổ nhất là anh phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ .
+ Điều giúp cho anh vượt qua :
- Lòng yêu nghề và ý thức về công việc thiết thực phục vụ cho cuộc sống của con người và đất nước .
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc.
- Ngòai công việc , anh đọc sách 
 - Anh tổ chức và sắp xếp cuộc sống ngăn nắp : trồng hoa, nuôi gà 
+ Nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí : Sự cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm với mọi người
-Anh còn là người khiêm tốn, thành thực
" Tóm lại, tình tiết, diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhân vật tự bộc bạch tự nhiên những nét đẹp về tinh thần, tình cảm cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc .
Ø HĐ 4: (10 ‘) Tìm hiểu lòng mến phục với những người đang công hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc
Nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật phụ 
a- Nhân vật ông họa sĩ .
? Nhân vật ông họa sĩ đóng vai trò gì trong truyện? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên?
> Gợi dẫn : Vừa là một nhân vật trong truyện vừa là điểm nhìn trần thuật của t/g, vừa là người thể hiện suy nghĩ, tình cảm của t/g. Nhân vật ông họa sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện sau nhân vật chủ chốt anh thanh niên.
? Hình tượng anh thanh niên được đề cao ntn trong suy nghĩ của ông? 
> Gợi dẫn : 
- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên ông họa sĩ đã xúc động vì anh thanh niên đã gợi ra cho ông một ý tưởng sáng tác .
- Ông họa sĩ muốn ghi lại một bức kí họa về anh TN với suy nghĩ “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”
-> Những xúc cảm và suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và những điều khác nữa  được gợi lên từ câu chuyện của anh TN đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹïp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng .
b- Các nhân vật khác .
+ Nhân vật cô kĩ sư trẻ 
? Trong chuyến đi cùng ông họa sĩ già, cô đã tình cờ được gặp và làm quen với người thanh niên lạ. Cuộc gặp gỡ ấy đã để lại cho cô những ấn tượng, tình cảm gì ? Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng nghệ thuật gì ?
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh TN, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hòang”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên” và quan trọng hơn nữa là con đường mà cô đã lựa chọn và đang đi tới
-> Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác . và cùng với “bàng hòang” ấy, là tình cảm hàm ơn với người thanh niên
 - Nhân vật cô kĩ sư đưa vào trong truyện làm cho câu chuyện người thanh niên mềm hẳn đi, thoát khỏi cái dáng của bút kí đi đường, có dáng dấp một câu chuyện tình yêu. Đó là sự đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh niên VN thời đánh Mĩ.
- Nhân vật bác lái xe
? Nếu thiếu nhân vật bác lái xe, câu chuyện sẽ ra sao ?
> Gợi dẫn : Bác lái xe làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc.về “một trong những người cô độc nhất thế gian” và “nỗi thèm người” của anh thanh niên .
- Các nhân vật phụ vắng mặt
? Em hiểu vai trò của các nhân vật phụ vắng mặt ?
> Gợi dẫn : 
- Đó cũng là những con người sống và làm việc lặng lẽ, cô độc mà say mê, quên mình vì công việc, vì mọi người dưới đất trời SaPa lặng lẽ. Họ góp phần thể hiện chủ đề của truyện, tập trung làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên.
3- Lòng mến phục với những người đang công hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc
Nhân vật ông họa sĩ .
- anh thanh niên đã gợi ra cho ông một ý tưởng sáng tác
- Những xúc cảm và suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và những điều khác nữa  được gợi lên từ câu chuyện của anh TN đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹïp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng .
 * Nhân vật cô kĩ sư trẻ 
- sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác .
Ø HĐ 5 : (5 ph) III - Tổng kết 
 b- Nghệ thuật : 
- Tạo tình tuống huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm .
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc ; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn .
- Kết hợp giữa kể tả với nghị luận
- Tạo chất trữ tình trong tác phẩm truyện .
 c- Ý nghĩa văn bản : 
 Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đới với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc .
 Ø HĐ 6 : 4- Luyện tập : ( 5 ph)
 	- Em hiểu được gì về chân dung con người mà nhà văn muốn ngợi ca 
	- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm .
	5- Hướng dẫn học ở nhà : 
- Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự có miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận .
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn :	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 Tiết 68+69	 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Biết vận dụng những kiến thức đã học về bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận. 
- Kĩ năng :
+ Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận. 
- Thái độ :
+ Nghiêm túc , sáng tạo .
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : không 
3- Bài mới :
 Ø HĐ 1 : GV chép đề lên bảng, đọc lại đề.
Đề 1 : Hãy kể lại một việc làm chưa đúng của chính em ?
Đề 2 : Nhân ngày 20-11 , kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
Ø HĐ 2 : Định hướng bài viết:
 GV nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài viết và nhấn mạnh:
- Phải tập trung suy nghĩ, chọn lọc nhân vật, sự việc, các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hòa .
- Cần nhớ rằng đây là một văn bản được xây dựng bằng phương thức tự sự là chính các yếu tố khác chỉ có vai trò bổ trợ : tránh sa đà vào việc miêu tả hoặc nghị luận quá mức cần thiết, điều đó sẽ dẫn đến lạc thể loại. 
	Ø HĐ 3 : Gợi ý dàn bài chung đề 2
Tình huống đề bài:
 - Kể một kỉ niệm đáng nhớ của người viết bằng vốn sống trực tiếp, vì vậy yêu cầu câu chuyện phải chân thực có tính giáo dục và thuyết phục cao.
 b - Các ý cần có:
 + Đối tượng nghe kể : các bạn cùng trang lứa
 + Nội dung: 
Có thể mỗi người có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô giáo, nhưng phải chú ý lựa chọn một kỉ niệm đáng nhớ, đó là kỉ niệm tương đối điển hình.
 - Kỉ niệm về việc gì ? Thời gian ? Diễn biến ?
 - Tại sao đáng nhớ ?
 - Bài học về tình cảm, đạo lí (miêu tả nội tâm).
 - Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống ( nghị luận ). 
 Ø HĐ 4 : HS làm bài (88’).
 Ø HĐ 5 : GV thu bài.
Đáp án và biểu điểm thống nhất chung cả khối 9
Ø HĐ 6 : 4- Củng cố : ( 5 ph)
 	Nắm vững đặc điểm văn tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị : “Người kể chuyện trong văn bản tự sự.”
----------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn :	 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Tiết 70 	 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự . Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật và tác dụng của người kể chuyện .
+ Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
+ Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
- Kĩ năng :
+ Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
+ Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả .
- Thái độ :
+ Phát huy kiến thức, kĩ năng đã học viết bài một cách sáng tạo .
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph) 
-Trong truyện “Lặng lẽ SaPa” ngôi kể là ngôi thứ mấy ? 
-Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào ? Người kể và ngôi kể có quan hệ không?
3- Bài mới :
 	 Ø HĐ 1 a- Giới thiệu bài : (1 ph)
è Người kể chuyện – ngôi kể trong văn tự sự , ch1nh là điểm nhìn trong tự sự . Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều ình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau : khi vô nhân xưng, khi nhập vào một nhân vật, khi ở ngôi thứ 1 , khi ở ngôi thứ 3 . Người kể và ngôi kể thể hiện nội dung ý nghĩa của câu chuyện . Đó là những vấn đề ta tìm hiểu trong tiết học này .
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : ( 10 ph) Tìm hiểu Vai trò của người kể chuyện trong vb tự sự
?Vd.1 : Đọc đọan trích mục I.1 - sgk /192 và trả lời 4 câu hỏi
a- Đọan văn kể về ai, và về sự việc gì ?
+ Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
b- Ai là ngưởi kể chuyện trên ?
+ Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong 3 nhân vật đã nói tới . Trong đọan văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả mốt cách khách quan :
- “Anh thanh niên vừa vào kêu lên” ; “ cô kĩ sư mặt đỏ ửng” ; “bỗng nhà họa sĩ già quay lại”  
 Nếu người kể là một trong 3 người trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi . hoặc là xưng “tôi”, hoặc là xưng “tên” để kể lại chuyện ấy . Như thế người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện ,
c- Những câu “giọng cười như đầy tiếc rẻ”. “những người con gái sắpnhư vậy” là nhận xét của người nào, về ai ?
+ Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. 
 (Câu nhận xét thứ 2 “ những người con gái ” , người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ cho anh thanh niên mà còn là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó . Nếu đó là câu nói trực tiếp của qnh thanh niên thì nội dung ý nghĩa khái quát của câu nói ấy sẽ hạn chế rất nhiều .)
d* - Caên cöù vaøo ñaâu ñeå nhaän xeùt : ngöôøi keå caâu chuyeän döôøng nhö thaáy heát vaø bieát heát moïi vieäc, moïi ngöôøi, moïi haønh ñoäng, taâm tö, tình caûm cuûa các nhân vật ?
+ Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đói tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật 
I - Vai trò của người kể chuyện trong vb tự sự
- Người kể chuyện xuất hiện dưới nhiều hình thức và ngôi kể khác nhau :
+ Vô nhân xưng
+ Ngôi thứ 1 hoặc ngôi thứ 3
- Người kể trình bày sự việc gắn với một điểm nhìn nào đó :
+ Điểm nhìn bên trong ( ngôi thứ 1)
+ Điểm nhìn bên ngòai : quan sát bên ngòai .
+ Điển nhìn thấu suốt : điểm nhìn có mặt ở khắp nơi, thấy mọi họat động, hiểu hết mọi tâm tư tình cảm của các nhân vật
Ø HĐ 3 : ( 15 ph) Luyện tập : 
8 Bài Tập 1 : Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Sgk / 193
- Người kể : Nhân vật “ tôi” - bé Hồng (ngôi 1 ).
- Ưu điểm của ngôi kể: 
+ Diễn tả cảm xúc, tâm tư tình cảm, miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”
+ Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việc một cách chủ quan.
- Hạn chế: 
 + Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, gây sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật .
8 Bài Tập 2 : Người kể chuyện là “Cô kĩ sư nông nghiệp”
 Nghe tiếng chàng trai nói to : “Trời ơi, Chỉ còn có 5 phút” và sau đó là một giọng cười chứa đầy tiếc rẽ của anh. Làm cho tôi có phần bối rối bâng khuâng. Tôi chợt nhớ câu nói của ai đó : “ Cái gì đến sẽ đến .”Cuộc gặp gỡ đầy thú vị này đã đến lúc phải chia tay thật rồi đấy ư? Sao nhanh thế ? Bác họa sĩ cũng đã đứng dậy rồi. Tôi cũng đứng lên đi lại chỗ bác .
 Đúng lúc ấy, anh thanh niên vừa vào và kêu lên :”Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !”. Tôi quay lại. Nhưng anh đã nhanh chân cầm chiếc khăn đưa đến trao tận tay cho tôi. Tôi thật sự bối rối, mặt nóng bừng nhận lại chiếc khăn và vội quay đi .
 Bác họa sĩ như nhớ ra  quay lại , chào anh và hứa với anh mươi ngày nữa bác sẽ trở lại , ở với anh vài ngày .Rồi tôi cũng bước đến cẩn trọng chìa tay ra , bắt tay chào anh. Tôi nhìn thẳng và mắt anh như để nói với anh lòng cảm phục: “ Anh là chàng trai thật đáng yêu . Chính anh trong cuộc gặp gỡ ngắn ngũi này đã thuyết phục được tôi vững tin hơn về những quyết định của mình trên bước đường đã đi qua và sắp bước tới. 
 Chào anh !
Ø HĐ 4 : 4- Củng cố : ( 5 ph)
 - Người kể chuyện có vai trò ntn trong văn bản tự sự ?
	 - Đóng vai Bác họa sĩ để kể lại đọan truyện trên ? (HS làm ở nhà)
 5. Hướng dẫn về nhà : 
- Chuẩn bị : “Chiếc lược ngà”.
--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_14_giao_vien_le_chi_thcs_tran_quang_k.doc