Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 5

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 5

Bài 1: Văn bản

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Kỹ năng: Nhận biết được từ những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.

- Thái độ:Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. CHUẨN BỊ:

* GV: Tham khảo SGK, SGV; những mẫu chuyện về cuộc đời HCM, tranh ảnh nơi Bác ở và làm việc.

- Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện.

- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, hoạt động nhóm.

* HS: + Tìm những mẫu chuyện về cuộc đời Bác.

 + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK, mục đọc- Hiểu văn bản.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1, 2
Ngày soạn: 4/ 8/ 10	Bài 1: Văn bản
 Ngày dạy: 9-12/ 8/10
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Kỹ năng: Nhận biết được từ những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Thái độ:Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Tham khảo SGK, SGV; những mẫu chuyện về cuộc đời HCM, tranh ảnh nơi Bác ở và làm việc.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện.
- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, hoạt động nhóm.
* HS: + Tìm những mẫu chuyện về cuộc đời Bác.
 + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK, mục đọc- Hiểu văn bản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
NỘI DUNG- TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Khởi động (3’)
1. Ổn định:
2. Kiểm bài cũ:
3. Bài mới:
Kiểm sĩ số, vệ sinh lớp.
Kiểm vở bài soạn.
 Cuộc sống hiện đại đang từng ngày, từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc HCMõ ở thế kỉ XX sẽ là bài học cho các em tìm hiểu qua bài Phong cách Hồ Chí Minh.
Lớp trưởng báo cáo
HS để vở bài soạn ra đầu bàn
Nghe
Ghi tựa bài
HĐ2: Đọc- Hiểu văn bản (75’)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm: 
Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
3. Bố cục: 2 phần
II. Phân tích:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch HCM hết sức sâu rộng. Do Bác Hồ đã:
 + Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước phương Đông, phương Tây.
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.
+ Làm nhiều nghề
- Tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp của tất cả các nền văn hóa, phê phán những hạn chế, tiêu cực của chủ nghĩa tư bản 
-> Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động, tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
Tiết 2
2. Vẻ đẹp của phong cách HCM:
+ Nơi ở và làm việc đơn sơ.
+ Trang phục giản dị.
+ Ăn uống đạm bạc.
-> Lối sống giản dị, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao.
- Lối sống mang nét truyền thống văn hóa dân tộc.
Gọi HS đọc chú thích.
H: Tác giả bài văn này là ai?
GV giới thiệu qua về tác giả.
H: Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
H: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
Hướng dẫn HS đọc: Giọng khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
GV đọc mẫu một lượt. 
Gọi HS đọc lại văn bản.
Gọi HS đọc chú thích 3, 4, 6, 8 ,12.
H: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào?
H: Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
GV chốt ý: Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
H: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
GV chốt ý phần chia bố cục.
* Chuyển ý: Để tìm hiểu rõ hơn về phong cách HCM, chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản..
Gọi HS đọc lại phần 1 và nêu nội dung.
H: Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào?
GV có thể dùng kiến thức lịch sử giới thiệu.
- Năm 1911 rời bến Nhà Rồng.
- Qua nhiều bến cảng trên thế giới.
- Thăm và ở nhiều nước.
H: HCM đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại?
GV liên hệ bài” Đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên.
Đời bồi tàu lênh đênh trên sóng bể 
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
H: Theo em điều kì lạ nhất trong phong cách HCM là gì?
H: Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
(2’).
H: Qua những vấn đề trên, em
có nhận xét gì về Bác, về phong
cách Hồ Chí Minh?
H: Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả đã có cách lập luận như thế nào?
GV giảng: Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn tinh tế đã tạo sức thuyết phục lớn ( lập luận theo lối qui nạp).
* Chuyển ý: Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
Gọi HS đọc lại đoạn 2 và nêu ý chính.
H: Phần 2 nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác?
H: Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCM, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
H: Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào?
Có đúng với những gì em đã quan sát qua tranh ảnh?
Cho HS xem ảnh ngôi nhà sàn. Liên hệ một số câu thơ của Tố Hữu trong bài “ Thăm cõi Bác xưa”.
“ Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”.
“ Nơi Bác ở sàn mây, vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà”.
H: Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? Nêu biểu hiện cụ thể?
GV liên hệ:
“ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”.
“ Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bĩ đậm đà”.
 ( Tố Hữu)
H: Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
GV giảng: Tuy vậy đây không phải là lối sống ép mình khắc khổ, cũng không phải là tự thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời, mà biểu hiện một nét đẹp thanh cao ở sự tự nhiên và giản dị.
H: Qua tìm hiểu về nơi ở, làm việc, cách trang phục, ăn uống, em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
Tích hợp bài “ Tức cảnh Pác Pó” của Hồ Chí Minh.
GV giảng: HCM đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị, đạm bạc, xưa nay chưa có vị nguyên thủ quốc gia có cách sống như vậy. 
H: Để nêu bật lối sống giản dị của HCM, tác giả đã dùng cách lập luận như thế nào?
H: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Yêu cầu: HS chú ý đọc lại phần cuối văn bản “ Nếp sống giản dị ... và thể xác”.
- Liên hệ cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ...”
 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) 
“ Say minh nguyệt, chè ba chén
Thú thanh phong, lều một gian ...” 
 ( Nguyễn Trãi)
H: Cách sống ấy gợi ta nhớ lại cách sống của những vị hiền triết ngày xưa, đó là ai?
H: Tác giả liên hệ so sánh lối sống của Bác với cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng gì?
GV chốt ý: Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét đẹp của những bậc hiền triết xưa, là lối sống rất dân tộc, rất VN.
H: Nghệ thuật quán xuyến toàn bộ bài thơ là nghệ thuật đối lập. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng?
Giải thích thêm: Cách đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo được sự gần gũi giữa Bác và các bậc hiền triết của dân tộc.
* Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu về phong cách của Hồ Chí Minh. Vậy phong cách Hồ Chí Minh là gì? Ta sẽ thực hiện phần tổng kết.
HS theo dõi
Trả lời cá nhân
Nghe
HS dựa vào phần cuối văn bản phát biểu
Trả lời cá nhân
- VB đã học: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
Nghe
Theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa.
Đọc
Trả lời cá nhân
- Nghị luận
- VB nhật dụng
Trả lời cá nhân
Chủ yếu nói phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Đặc điểm cơ bản là là nét đẹp văn hóa ở sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trả lời cá nhân
2 phần
- Phần 1: “ Từ đầu ... hiện đại: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần 2: “ Còn lại”: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
Đó cũng chính là hai luận điểm mà chúng ta cần tìm hiểu.
Đọc
Trả lời cá nhân
Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỉ.
Thảo luận 2’ . Đại diện nhóm trả lời.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ 
( Pháp, Anh, Hoa, Nga, ...).
- Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, ghé nhiều hải cảng.
- Làm nhiều nghề (lúc làm bồi tàu, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh ).
- Học hỏi tìm hiểu đến mức khá uyên thâm.
Trả lời cá nhân
- Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp đồng thời phê phán cái dở, cái tiêu cực.
- Tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
Thảo luận nhóm
HS phát hiện câu văn cuối phần 1 “ Nhưng điều ... hiện đại”, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề-> lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh 
Thảo luận 2’
Trả lời cá nhân
Lập luận theo cách qui nạp + giải thích.
Nghe
Đọc và trả lời
HS phát hiện
Bác làm Chủ tịch nước.
Trả lời cá nhân
Tác giả kể và bình luận ở 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
Trả lời cá nhân
Nơi ở, nơi làm việc là ngôi nhà sàn nhỏ chỉ có vài phòng tiếp khách, nơi họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ.
Nghe
Trả lời cá nhân
Trang phục hàng ngày: Người chỉ dùng bộ quần áo bà ba nâu, mùa rét thì thêm áo trấn thủ, lúc nào cũng đi dép cao su.
Nghe. Ghi nhận làm tư liệu.
Trả lời cá nhân
- Ăn uống đạm bạc: trong bữa ăn thì chỉ có cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối.
- Cảm nhận đây là cách sống có văn hóa.
Thảo luận
Cách sống giản dị, đạm bạc.
Đọc
Trả lời cá nhân
Kết hợp kể – bình luận một cách tự nhiên, chi tiết tiêu biểu “ Quả như câu chuyện  cổ tích”, “ Tôi dám chắc  như vậy”.
Thảo luận (3’). Cử đại diện trình bày ý kiến.
Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch HCM vô cùng thanh cao:
- Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khổ.
- Không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là lối sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp la ...  làm cho ... có tâm hồn”.
Trả lời cá nhân
- Tưởng tượng khả năng những cuộc dạo chơi:
+ Bắt đầu bằng sự miêu tả sinh động “ Chính Nước làm cho ... có tâm hồn”.
+ Tiếp theo là TM vai trò của nước: nước tạo nên sự di chuyển; và di chuyển theo nhiều cách.
+ Tiếp theo là phân sự nghịch lý trong thiên nhiên: Sự sống của đá và nước, sự thông minh của thiên nhiên.
+ Cuối cùng là một triết lí: Trên thế gian này ... đến cả Đá.
Trả lời cá nhân
So sánh, nhân hóa.
Tìm dẫn chứng trong văn bản.
HS suy nghĩ, rút ra kết luận.
liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa, so sánh. 
Trả lời cá nhân
Làm nổi bật đặc điểm gây hứng thú cho người đọc.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
( 19’)
III. Luyện tập:
1. Văn bản “ Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh”:
a. Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
- Tính chất thuyết minh thể hiện qua cách giới thiệu rất có hệ thống: họ, giống loài, tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể.
- Phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.
b. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
- Nhân hóa
- Có tình tiết.
c. Các tác dụng của biện pháp nghệ thuật:
- VB trở nên sinh động hấp dẫn.
- Gây hứng thú cho người đọc.
2. Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh:
Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
( tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận).
Gọi HS đọc văn bản “ Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh”.
H: Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
H: Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng? Nêu ví dụ cụ thể?
H: Bài thuyết minh này nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
H: Các biện pháp nghệ thật dùng ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm bật nội dung cần thuyết minh không?
Gọi HS đọc đoạn văn ở BT 2.
H: Hãy nhận xét về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh trong đoạn văn?
GV nhận xét, chốt ý.
Thảo luận nhóm. Cử đại diện nhóm trả lời.
Văn bản như một truyện ngắn có tính chất thuyết minh.
- Giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống.
Trả lời cá nhân
định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê
Trả lời cá nhân
* Nét đặc biệt:
- Hình thức: giống như văn bản tường thuật phiên tòa.
- Cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lý.
- Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
* Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, có tình tiết.
Trả lời cá nhân
- Gây hứng thú cho người đọc.
- VB trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị.
Thảo luận nhóm2’
Cử đại diện nhóm trình bày
Đoạn văn nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ -> tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận .
HĐ4: Củng cố- Dặn dò (3’)
H: Muốn cho VBTM được sinh động, hấp dẫn ta phải làm gì?
H: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM có tác dụng gì?.
- Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
+ Lập dàn ý: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
+ Viết phần mở bài, kết bài.
( Xem văn 8 tập 1- SGK.
Trả lời cá nhân
Trả lời cá nhân
Nghe. Ghi nhận về thực hiện
Tuần 1- Tiết 5
Ngày soạn:5/8/10	 
 Ngày dạy: 20/8/10
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
 NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Kiến thức:Biết vận dụng một số BPNT vào văn bản thuyết minh.
- Kỹ năng:Thực hành qua một đề bài cụ thể.
- Thái độ: Ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Chọn đề bài, lập dàn ý.
- Tham khảo SGK, SGV.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành.
- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân.
* HS: Lập dàn ý chi tiết theo yêu cầu, viết đoạn văn mở bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
NỘI DUNG- TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Khởi động (4’)
1. Ổn định:
2. Kiểm bài cũ:
3. Bài mới:
Kiểm sĩ số, vệ sinh lớp.
H: Trong VBTM, ngoài các phương pháp thuyết minh thường gặp, người ta còn có thể kết hợp các BPNT như thế nào? Tác dụng của việc dùng các BPNT đó trong VBTM?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
Văn bản thuyết minh muốn được sinh đông, hấp dẫn ta cần phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật. Tiết luyện tập hôm nay sẽ giúp các em thực hiện điều đó tốt hơn.
Lớp trưởng báo cáo
Trả lời cá nhân
Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của tổ.
Nghe
Ghi tựa bài
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập ( 36’)
Đề bài: Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Kiểu bài: Thuyết minh
- Vấn đề: Chiếc nón lá.
2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài:
 Giới thiệu chung vè chiếc nón lá: chiếc nón lá là vật dụng quen thuộc gần gũi với đời sống con người VN ( phụ nữ).
 b. Thân bài:
- Nguồn gốc: có từ xa xưa.
- Nguyên liệu: làm bằng lá, ủi thật phẳng.
- Cấu tạo và cách làm nón:
+ Nón có 2 lớp lá: lớp trong gồm 20 lá, lớp ngoài 30 lá dài độ 50 cm xếp chồng lên nhau kết vào các vành tròn.
+ Nón được chằm bằng sợi ni lông dẻo, dai, săn chắc và có màu trắng trong suốt.
- Vùng nổi tiếng về nghề làm nón: Nón Huế, nón Quảng Bình, nón Hà Tây ( làng Chuông).
- Công dụng:
+ Gắn bó hàng ngày với người phụ nữ VN.
+ Dùng để che nắng che mưa, làm duyên, làm quà tặng ...
+ Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào điệu múa, bài hát, thơ ca ...
c. Kết bài:
Cảm nghĩ về chiếc nón lá. Nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
3. Viết đoạn văn:
Mở bài:
Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng những khi trời dịu nắng. Đã từ lâu tà áo dài và chiếc nón bài thơ xứ Huế đã đi vào nhiều bài thơ, ca Việt, trở thành một biểu tượng cho người phụ nữ Cố đô. Chiếc áo dài kín đáo, dịu dàng cộng với vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.
Yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề.
H: Đề bài thuộc kiểu bài nào?
H: Đề yêu cầu thuyết minh về vấn đề gì?
H: Tính chất của vấn đề?
H: Khi thuyết minh chiếc nón lá, em sẽ giới thiệu những đặc điểm nào?
Gọi HS trình bày dàn ý.
Chú ý nhận xét cách sử dụng biện pháp nghệ thuật.
GV nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh dàn ý.
H: Mở bài VBTM, em cần thực hiện được yêu cầu nào?
H: Phần thân bài của bài TM, em cần giới thiệu các đặc điểm nào của đối tượng?
H: Khi thuyết minh chiếc nón lá, em có thể vận dụng các yếu tố nghệ thuật nào vào văn bản?
H: Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Nguồn gốc?
GV hướng dẫn cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật khi thuyết minh.
H: Nêu cấu tạo ( cách làm) của chiếc nón lá?
H: Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?
H: Nón lá có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của người Việt Nam?
H: Em có cảm nghĩ gì về vị trí nón lá? Em có nghĩ rằng chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ VN không?
Yêu cầu HS viết một đoạn văn phần mở bài (3’).
Gọi 3- 5 HS đọc đoạn văn phần mở bài.
GV nhận xét và cho HS ghi.
Trả lời cá nhân
Trả lời cá nhân
Chiếc nón lá ( đồ vật cụ thể)
Trả lời cá nhân
Hình thức: phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Trả lời cá nhân
Nêu nguyên liệu, cấu tạo, qui trình làm ra chiếc nón, công dụng.
Thảo luận nhóm (7’)
Ghi dàn ý vào bảng phụ HS nhận xét , bổ sung dàn ý của nhóm bạn.
Trả lời cá nhân
Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Trả lời cá nhân
Nguyên liệu, cấu tạo, hình dáng, cách làm, công dụng của nón lá.
Trả lời cá nhân
Miêu tả, so sánh, nhân hóa, tự thuật.
Trả lời cá nhân
Để tôi có thể trở thành chiếc nón đẹp, người thợ phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá. Lá tươi được chọn về sấy khô rồi phơi sương cho lá mềm, sau đó ủi cho từng chiếc lá phẳng phiu. Mỗi chiếc lá được chọn lựa kĩ càng một lần nữa và cắt gọn còn 50 cm.
Trả lời cá nhân
 Mọi người gọi tôi là nón lá, bởi tôi được làm ra bằng hai lớp lá xếp chồng lên nhau, kết vào các vành hình tròn. Ở lớp giữa là những bài thơ, hình câu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Có lẽ gian khổ là gia đình tôi bị những người thợ chằm bằng những sợi ni lông dẻo, dai, săn, chắc và có màu trắng trong suốt. Lúc ấy khắp người tôi đau buốt như bị cắt ra từng mảnh.
Trả lời cá nhân
Đẹp và nổi tiếng là chiếc nón ở Huế, ở làng Chuông.
Trả lời cá nhân
- Ở một nước nắng nóng, mưa nhiều tôi trở thành người gắn bó hàng ngày với người phụ nữ. Tôi giúp họ che mưa, che nắng hay làm quà tặng hoặc tham gia vào thơ ca, bài hát, điệu múa.
Trả lời cá nhân
 Ngày nay có rất nhiều kiểu nón hợp thời trang nhưng tôi vẫn tự hào về mình với vẻ đẹp riêng đầy hấp dẫn.
Chiếc nón lá VN không không phải chỉ dùng để che mưa, che nắng mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu để góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ VN. Chiếc nón đã từng đi vào ca dao:
 Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
 Vì sao chiếc nón lá lại được người VN nói chung và người phụ nữ nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo, công dụng của chiếc nón lá.
HĐ3: Củng cố- Dặn dò
(5’)
GV chốt ý: Các yếu tố nghệ thuật có thể sử dụng trong VBTM.
- Cho HS đọc thêm văn bản: Họ nhà Kim. ( SGK- 16)
- Nắm vững lại dàn ý đại cương của văn bản thuyết minh.
- Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
+ Soạn câu hỏi 1, 2, 3 mục Đọc- Hiểu văn bản.
Chú ý nghe
Đọc
Nghe. Ghi nhận về thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_1_tiet_1_den_5.doc