Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 31 (từ tiết 146 đến 150)

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 31 (từ tiết 146 đến 150)

Tiết 146: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hệ thống những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rút ra được những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm.

II. Chuẩn bị

- GV: Bài làm của HS, đáp án, biểu điểm.

- HS: Xem lại kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

III. Hoạt động lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: Không kiểm tra.

3. Bài mới: Giới thiệu bài.

HĐ1: Phát bài:

- Yêu cầu lớp trưởng phát bài cho các bạn.

- HS trao đổi, nhận xét bài làm lẫn nhau.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 31 (từ tiết 146 đến 150)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
( Từ tiết 146 đến 150)
- Trả bài tập làm văn số 7
- Biên bản
- Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang
- Tổng kết về ngữ pháp
NS: 29/3/2012
ND: 1//4/2012
Tiết 146: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Rút ra được những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm. 
II. Chuẩn bị
- GV: Bài làm của HS, đáp án, biểu điểm.
- HS: Xem lại kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Phát bài:
- Yêu cầu lớp trưởng phát bài cho các bạn.
- HS trao đổi, nhận xét bài làm lẫn nhau.
HĐ2 : Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm.
a. Ưu điểm:
* Phần trắc nghiệm: Đa số các em nắm vững kiến thức về phần Văn.
* Phần tự luận:
- Viết đúng yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Có bố cục rõ ràng, hợp lý, bài viết có cảm xúc, thể hiện năng lực cảm thụ riêng:
b. Khuyết điểm:
* Phần trắc nghiệm:
 - Một số em còn nhầm bài thơ ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống của con người.
- Chưa nắm vững yêu cầu của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
* Phần tự luận:
- Một số em chưa có sự đầu tư nên bài viết còn sơ sài
- Bố cục các phần chưa hợp lý, nhất là phần mở bài và kết bài. Phần mở bài còn lủng củng.
- Chép thơ sai 
- Dùng từ đặt câu chưa chính xác:
+ Ông đã vận dụng kiến thức tự nhiên về ổi
+ Sang thu là một trong những đoạn trích
+ Ông đã cảm nhận mùa thu tinh tế và truyền đạt nó vào bài thơ Sang thu.
+ Đó là một hôm tác giả đang ở trên cây ổi 
+ Mùa thu là mùa có thể sáng tác ra những chùm thơ ca ngợi mùa thu
HĐ3: Chữa lỗi 
- Gọi HS đọc lại đề bài trên, xác định yêu cầu chính.
- Yêu cầu HS xây dựng dàn bài cho đề bài trên.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh và đưa ra đáp án để HS đối chiếu.
- Yêu cầu những em viết sai lỗi chính tả lên viết lại một số từ theo yêu cầu của GV.
- Yêu cầu một số em dùng từ, đặt câu chưa chính xác lên bảng chữa lại.
-> Nhận xét, chốt lại những vấn đề cần lưu ý trong bài viết Tập làm văn.
HĐ4:Ghi điểm vào sổ: 
- Củng cố: GV đọc một đoạn văn mẫu của em Duyên, em Điệp (9/2) để HS tham khảo.
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại bài làm, tiếp tục sửa những lỗi mắc phải.
- Soạn bài Ngữ văn địa phương:
+ Xem lại phương pháp làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Sưu tầm các bài thơ viết về Gia Lai và lập dàn bài cho một trong những bài thơ ấy.
*****************************************************************
NS: 30/3/2012
	ND: 2/4/2012
Tiết 147: 
BIÊN BẢN
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
- Nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
2. Kĩ năng: 
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, tự giác trong việc viết biên bản.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: 
- Em đã học những kiểu văn bản hành chính nào?
- Nhận xét giới thiệu thêm kiểu văn bản hành chính là biên bản.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của biên bản.
- Gọi HS đọc thầm hai biên bản ở phần I (SGK/123,124).
? Hai biên bản trên được viết để làm gì.
-> Ghi chép một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
? Hai biên bản trên ghi lại sự việc gì.
- Chú ý hai biên bản, xác định và trả lời.
-> Biên bản 1: ghi lại nội dung cuộc sinh hoạt Chi đội. Biên bản 2: ghi lại nội dung trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện cho chủ sở hữu....
? Hai biên bản trên cần đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức.
- HS phát hiện:
+ Về nội dung: ghi chép đầy đủ, trung thực nhất là những số liệu, sự kiện...
+ Hình thức: lời văn ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ.
? Vậy hai văn bản trên thường dùng trong những dịp nào.
- VB1: thường dùng trong hội nghị, đại hội (Biên bản hội nghị).
- VB2: thường dùng để ghi chép lại những sự việc diễn ra (Biên bản sự vụ).
- Biên bản sự vụ: là biên bản ghi lại các sự việc, vụ việc xảy ra...
? Qua hai ví dụ trên, hãy cho biết biên bản là gì? Có mấy loại biên bản.
? Hãy kể tên một vài biên bản khác mà em biết.
- Nhận xét, khái quát và giới thiệu một số biên bản như: Biên bản vi phạm an toàn giao thông, Biên bản họp xét kỷ luật, Biên bản họp xét thi đua cuối năm...
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết biên bản.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại các biên bản SGK.
? Các biên bản trên gồm mấy phần.
- HS xác định được ba phần:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung 
+ Phần kết thúc
? Phần mở đầu gồm những mục nào? Tên của biên bản được viết như thế nào.
? Phần mở đầu của hai biên bản trên có gì giống và khác nhau.
-> Điểm khác: quốc hiệu, tiêu ngữ chỉ có ở biên bản sự vụ, hành chính.
? Phần nội dung gồm những mục gì? Em có nhận xét gì về cách ghi những nội dung này trong biên bản.
-> Cách ghi: ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.
? Phần kết thúc gồm những mục nào. Mục ký, ghi rõ họ tên người viết nói lên điều gì.
? Lời văn trong biên bản phải như thế nào.
- Giúp HS phân biệt lời văn trong VB hành chính - công vụ khác với kiểu VB khác như truyện hoặc thơ...
? Qua phân tích hai văn bản, em hãy cho biết biên bản là gì. Một biên bản gồm mấy phần? Nêu cách trình bày của từng phần.
- Nhận xét, khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập, củng cố
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại: tình huống cần viết biên bản là a, c, d.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu làm vào phiếu học tập và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và uốn nắn cách viết cho các em.
- Đưa ra mẫu:
GV? Biên bản là gì ? Cách viết một biên bản?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát biên bản mẫu trên bảng phụ và lên bảng điền nội dung yêu cầu
I. Đặc điểm của biên bản
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
a. Mục đích:
- VB1: ghi lại nội dung cuộc sinh hoạt Chi đội.
- VB2: ghi lại nội dung trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện cho chủ sở hữu....
b. Yêu cầu:
- Về nội dung: trình bày một cách cụ thể, trung thực, chính xác, đầy đủ.
- Về hình thức: lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
c. Các loại biên bản:
- Biên bản hội nghị
- Biên bản sự vụ
II. Cách viết biên bản
1. Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên biên bản
- Thời gian, địa điểm
- Thành phần tham dự và chức trách của họ.
2. Phần nội dung:
- Diễn biến
- Kết quả sự việc
3. Phần kết thúc:
- Thời gian
- Chữ ký, họ tên của các thành viên có trách nhiệm
* Ghi nhớ: SGK/ 126.
III. Luyện tập, củng cố
1. Hãy lựa chọn...
-> Tình huống cần viết biên bản là: a, c, d
2. Hãy ghi lại phần mở đầu...
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LỚP 9	Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 –«—
BIÊN BẢN
GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ HỌC LỚP CẢM TÌNH ĐOÀN
Khai mạc lúc : ...
Thành phần tham dự : 
Đại biểu : ...
Chủ tọa : 
Thư kí : .
NỘI DUNG
Cuộc họp kết thúc lúc  giờ phút cùng ngày.
 Chủ tọa Thư kí
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Soạn bài Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang:
+ Đọc kỹ văn bản và chú thích SGK.
+ Tóm tắt nội dung chính và trả lời các câu hỏi trong sách.
*****************************************************************
 NS: 31/3/2012	 
ND: 3/4/2012
Tiết 148
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích Rô-Bin-xơn Cru-xô)
- Đi Phô -
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nghị lực, tinh thần của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin xơn khi phải sống một mình giữa đảo.
- Thấy được hình thức tự truyện của văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ:
- Yêu quý và khâm phục những người có ý chí, nghị lực phi thường như Rô- bin- xơn, từ đó học tập và vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Hãy tóm tắt đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê và nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định?
3. Bài mới: Giới thiệu một nét về đất nước Anh và nhà văn Đi-Phô.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
? Hãy nêu một vài nét chính về tác giả Đi-Phô.
- Là nhà văn lớn của Anh thế kỷ XVIII.
- Chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả
GV? Tác phẩm được sáng tác năm nào?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh bìa tác phẩm của ông
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu thể loại, tóm tắt
- Cách đọc: diễn cảm, chú ý đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài, giọng vui, pha chút hóm hỉnh.
- Đọc mẫu từ đầu đến thấm vào da thịt.
- Gọi 2 HS đọc tiếp theo đến hết.
- Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho các em.
? Tác phẩm thuộc thể loại nào và được viết theo hình thức nào.
-> Hình thức tự truyện: nhân vật tự kể chuyện mình, xưng “tôi”. Hình thức này thường gặp trong một số truyện của nhà văn Tô Hoài.
? Truyện kể về ai, kể về điều gì (HS tóm tắt ngắn gọn nội dung chính đoạn trích).
- GV nhận xét và tóm tắt toàn bộ văn bản theo tranh để HS nắm.
 Câu chuyện kể về Rô- bin- xơn Cru- xô – một người ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian nan trong những chuyến đi đến miền đất lạ bằng tàu biển: đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ.... Nhưng thử thách lớn nhất là Rô- bin- xơn Cru- xô, đám thủy thủ nổi loạn để chiếm tàu. Rô- bin- xơn Cru- xô đã giúp viên thuyền trưởng lấy lại tàu và chàng trở về quê hương.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản .
? Đoạn trích tập trung miêu tả bức chân dung tự họa của ai. Bức chân dung này tập trung vào những nét nào.
- HS thảo luận cặp và phát hiện bức chân dung tập trung vào trang phục, trang bị và diện mạo của Rô-bin-xơn.
GV: Treo tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh Rô- Bin- xơn
? Trang phục của Rô-bin-xơn có gì đặc biệt.
- HS tìm và liệt kê.
? Để đảm bảo cho cuộc sống của mình trên đảo, Rô-bin-xơn đã chuẩn bị cho mình những gì.
- Tìm và liệt kê những chi tiết chính.
? Trang phục và trang bị là như vậy, còn diện mạo của Rô-bin-xơn có gì đặc biệt.
- Thông thường để vẽ một bức chân dung, người ta tập trung vào khuôn mặt trước, sau đó mới vẽ đến những chi tíêt khác.
? Tại sao bức chân dung của Rô-bin-xơn lại vẽ những chi tiết khác trước, sau đó mới giới thiệu khuôn mặt (Vì diện mạo là trung tâm của sự chú ý, nói trang phục và trang bị chỉ là cái khung để làm tôn lên bức tranh mà thôi).
- Trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
? Vậy để vẽ nên bức chân dung tự họa trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào? Qua đó giúp em cảm nhận điề ... ự lạc quan dũng cảm ấy đã giúp anh vượt qua và được trở về với đất liền sau 28 năm 2 tháng 19 ngày.
? Thử đặt mình vào hoàn cảnh như vậy, liệu em có vượt qua được không.
- Liên hệ thực tế, giáo dục các em tinh thần lạc quan, biết khắc phục và vượt qua mọi hòan cảnh dù ở bất kỳ tình huống nào.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? GV: Yêu cầu học sinh quan sát trên bảng phụ đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
? Truyện trên có ý nghĩa gì?
- Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Đe- ni- ơ Đi- phô(1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII
2. Tác phẩm
- Tác phẩm: Sáng tác năm 1719, viết dưới hình thức tự truyện.
II. Đọc- tìm hiểu thể loại- tóm tắt
1. Đọc
2. Thể loại :tiểu thuyết, viết theo hình thức tự truyện.
3. Tóm tắt
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1. Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn:
a. Trang phục:
- Mũ, áo, quần: đều làm bằng da dê.
- Tự tạo một đôi ủng
b. Trang bị:
- Thắt lưng, cưa, rìu
- Túi đựng thuốc súng và đạn ghém
- Lưng đeo gùi và khoác súng.
- Đội một chiếc dù lớn bằng da dê.
c. Diện mạo:
- Da không đến nỗi đen.
- Râu ria cắt tỉa theo kiểu người Hồi giáo.
=> Nghệ thuật miêu tả, sự kỳ quặc, lố lăng và nực cười.
2. Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
- Cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ, thiếu thốn
- Thời tiết khắc nghiệt
- Luôn biết vượt qua hoàn cảnh và có cuộc sống đầy đủ nơi đảo hoang.
-> Giọng kể hài hước
 => Tinh thần lạc quan, yêu đời.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/130
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung câu hỏi 1, 2: yêu cầu học sinh đọc, điền câu đúng vào dấu ..., từ đó khái quát lại toàn bộ văn bản
- Câu 1: Truyện Rô- bin- xơn Cru- xô được viết về nội dung gì?
A. Truyện viết về anh thanh niên cô độc nhất thế gian, sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
B. Truyện viết về cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của một người chỉ có một mình nơi đảo hoang suốt mười mấy năm ròng rã.
C. Câu............ đúng.
- Câu 2: Gía trị nghệ thuật của tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô được tạo nên từ những điểm nào?
A. Tự sự kết hợp với miêu tả.
B. Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất( cũng là nhân vật chính) tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật và tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc sống.
C. Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho truyện có giọng điệu tự nhiên, hài hước.
D. Câu...................... đúng
GV: Tiếp tục yêu cầu học sinh lên vẽ bản đồ tư duy, học sinh nhận xét, sau đó giáo viên treo bản đồ tư duy khái quát toàn bài.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tìm đọc cả tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm. Hình dung, tái hiện được bức chân dung tự họa của Rô- bin- xơn.
- Viết đoạn văn miêu tả hoặc phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
- Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp:
+ Xem lại kiến thức về từ loại, các loại từ khác.
+ Làm các bài tập trong SGK
NS: 1/4/2012
ND: 4/4/2012
Tiết 149+ 150
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại (danh từ, động từ, tính từ) và các từ loại khác (số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ)
- Hệ thống hóa kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Hệ thống hóa kiến thức về các cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) 
2. Kĩ năng: 
- Tổng hợp kiến thức về từ loại
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
- Tổng hợp kiến thức về cụm từ.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
3. Thái độ: 
- Tổng hợp kiến thức về các từ loại đã học, đồng thời biết sử dụng các từ loại đó.
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống hóa kiến thức về từ loại, bảng phụ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt đông lên lớp: 
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
a. Gạch chân dưới thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì?
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 b. Câu văn sau sử dụng phép liên kết nào?
 “Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy, không ngủ nữa”.
c. Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ?
3. Bài mới: Giới thiệu nội dung của tiết Tổng kết ngữ pháp.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về từ loại .
? Hãy kể tên các từ loại chính em đã học.
- Nhắc lại 3 từ loại (danh từ, động từ, tính từ) 
? Thế nào là danh từ, động từ, tính từ.
- Gợi ý HS nêu cá nhân.
- Danh từ : là những từ chỉ sự vật, người, vật, hiện tượng, khái niệm.
- Động từ : chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Tính từ : chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS xác định và trình bày cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gợi ý HS cách làm: xét xem những từ trong nhóm a, b, c thuộc từ loại nào, chọn và cho kết hợp với những từ thích hợp bên dưới.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại.
? Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ có thể đứng sau những từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên.
- Rút ra nhận xét và nêu cá nhân.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 và hướng dẫn HS về nhà làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5, chú ý các từ in đậm.
- Làm và trình bày cá nhân.
- Nhận xét và chốt lại.
HĐ3: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về các từ loại khác.
? Ngoài ba từ loại chính, em đã học những từ loại khác nào (số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ).
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ.
- Nhận xét và chốt lại:
+ Số từ: là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sv.
+ Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
+ Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
+ Quan hệ từ: dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
+ Chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định sự vật trong không gian hay thời gian.
+ Phó từ: chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
+ Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái người nói
+ Trợ từ: đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
+ Thán từ: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi - đáp.
A. Từ loại
I. Danh từ, động từ, tính từ
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
BT1: Trong số các từ in đậm...
- DT: lần, lăng, làng
- ĐT: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- TT: hay, đột ngột, phải, sung sướng
BT2: Hãy thêm các từ...
(c) hay (a) cái lăng (c) đột ngột
(b) đọc (b) phục dịch (a) ông giáo
(a) lần (a) làng (c) phải
(b) nghĩ ngợi (b) đập (c) sung sướng
3. Từ những kết quả...
- Danh từ đứng sau : những, các, một
- Động từ đứng sau : hãy, đã, vừa
- Tính từ đứng sau : rất, hơi, quá
5. Trong những đoạn trích...
a. tròn: tính từ dùng như động từ
b. lý tưởng: danh từ dùng như tính từ
c. băn khoăn: tính từ dùng như danh từ
II. Các từ loại khác
1. Khái niệm
- Số từ
- Đại từ
- Lượng từ
- Chỉ từ
- Quan hệ từ
- Phó từ
- Trợ từ
- Tình thái từ
- Thán từ
TIẾT 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, chú ý các từ ngữ in đậm.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện lên bảng điền vào Bảng tổng kết.
- GV nhận xét và chốt lại.
2. Bài tập:
BT1: Hãy sắp xếp...
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
- ba
- năm
- tôi
- bao nhiêu
- bao giờ
- bấy giờ
- những
- ấy
- đâu
- đã
- mới
- đã
- đang
- ở
- của
- nhưng
- như
- chỉ
- cả
- ngay
- chỉ
- hả
- Trời ơi
- Gọi HS đọc bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm và trình bày cá nhân.
- GV nhận xét và chốt lại.
HĐ3: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về cụm từ .
? Có mấy cụm từ đã học, đó là những cụm từ nào.
? Cụm danh từ là gì? Nêu cấu tạo của cụm danh từ.
-> Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
? Cụm động từ là gì? Nêu cấu tạo của cụm động từ.
-> Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
? Cụm tính từ là gì? Nêu cấu tạo của cụm tính từ.
-> Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,... tạo thành.
=> Cấu tạo: gồm ba phần (phần trước, phần trung tâm và phần sau).
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập, củng cố
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, chú ý những cụm từ in đậm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, chú ý những cụm từ in đậm.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3, chú ý những cụm từ in đậm.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
- Lưu ý: Việt Nam, phương Đông được dùng như tính từ
BT2: Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn:
-> À, ư, hả, hử, hở...
=> Thuộc loại tình thái từ.
III. Cụm từ
1. Khái niệm:
- Cụm danh từ
- Cụm động từ
- Cụm tính từ
2. Bài tập, củng cố
BT1: Tìm phần trung tâm ...
a, ảnh hưởng, nhân cách, lối sống
-> Dấu hiệu : DT trung tâm kết hợp với lượng từ đứng trước: những, một, một.
b, ngày (khởi nghĩa)
-> Dấu hiệu : những đứng trước
c, Tiếng (cười nói)
-> Dấu hiệu: có thể thêm những vào trước.
BT2: Tìm phần trung tâm ...
a, đến, chạy, ôm
-> Dấu hiệu : kết hợp với đã, sẽ, sẽ ở trước.
b, lên (cải chính)
-> Dấu hiệu : kết hợp với từ vừa ở phía trước.
BT3: Tìm phần trung tâm...
a, Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại : là phần trung tâm của các cụm từ in đậm.
-> Những yếu tố phụ đi kèm: rất
b, êm ả
-> Dấu hiệu : có thể thêm rất vào phía trước
c, phức tạp, phong phú, sâu sắc
-> Dấu hiệu : có thể thêm rất vào phía trước.
a) Khi nhận biết và phân biệt một từ loại cần dựa vào tiêu chí nào?
Ý nghĩa khái quát của từ B. Khả năng kết hợp
 C. Chức vụ cú pháp	 D. Câu....................... đúng.
b)Đoạn văn dứoi đây có mấy cụm động từ? Hãy gạch chân dưới những cụm ĐT ấy?
 “Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ của mình lại sống vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo”
-> Có ba cụm: không đến nỗi đen cháy, một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ của mình, sống vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.
4. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài, xem lại các bài tập đã làm.
- Học bài, soạn bài Luyện tập viết biên bản: Làm các bài tập phần Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc