Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 70: Người kể chuyện trong văn tự sự (tự học có dướng dẫn)

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 70: Người kể chuyện trong văn tự sự (tự học có dướng dẫn)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Đọc lại đoạn trích từ truyện “Lặng lẽ SaPa” tìm hiểu về ngôi kể.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 70: Người kể chuyện trong văn tự sự (tự học có dướng dẫn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2011
Tiết 70: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN TỰ SỰ
 (Tự học có dướng dẫn)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc lại đoạn trích từ truyện “Lặng lẽ SaPa” tìm hiểu về ngôi kể.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
+ Ở lớp 8 các em học văn bản “Tôi đi học” Văn bản này được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể xưng hô như thế nào?
- GV cho HS đọc lại ví dụ sgk/192
+ Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
- Đoạn trích kể về ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh TN trong cuộc chia tay ở phần cuối tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Giới thiệu nhân vật và tình huống.
+ Ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?
- Người kể vắng mặt – vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện.
+ Những dấu hiệu nào ở đây cho biết nhân vật không phải là người kể chuyện?
- Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan, mặt khác ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi, không xưng tôi, hoặc xưng tên để kể lại câu chuyện.
+ Chỉ ra những chi tiết miêu tả hành động, suy nghĩ, tình cảm các nhân vật trong đoạn trích? 
+ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
+ Những câu: Giọng cười nhưng đầy tiết rẻ; Những người con gái như vậỵ
Là nhận xét của người nào, về ai?
- Là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh. 
 ( nói hộ suy nghĩ cho anh)
- Lời nhận xét của người kể chuyện như nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó không chỉ nói hộ anh thanh niên mà còn là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh TN thì tính khái quát sẽ bị hạn chế.
+ Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật?
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra để kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, người kể vắng mặt ; đối tượng miêu tả mọi sự việc nhân vật đều được miêu tả; ngôi kể thứ 3; điểm nhìn và lời văn, người kể có khi nhập vào một nhân vật đưa ra nhận xét đánh giá.
+ Qua ví dụ trên hãy cho biết đặc điểm của hình thức kể chuyện theo ngôi kể thứ 3?
- HS trả lời, GV hệ thống lại rút ra ý 1 ghi nhớ sgk.
+ Theo em người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì đối với người đọc?
+ Trong đoạn trích trên người kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện bằng cách nào?
-GV chốt lại các ý trên rút ra ý 2 ghi nhớ.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Cách kể ở đoạn này có gì khác so với đoạn trích ở mục 1? Người kể ở đây là ai? Ngôi kể ở đây có ưu điểm và hạn chế gì?
- HS thảo luận (3phút)
- Người kể: chú bé Hồng – NV chính, kể theo ngôi thứ I – xưng tôi.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và trình bày trước lớp.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
a. Các hình thức kể chuyện
- Người kể xưng Tôi.
→Kể theo ngôi thứ I 
* Ví dụ: SGK/192
- Đoạn trích kể về ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh TN trong cuộc chia tay ở phần cuối tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Người kể giấu mình.
+ Có mặt khắp nơi.
+ Biết hết mọi việc, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
→ Kể theo ngôi thứ III.
* Ghi nhớ: sgk/193- Ý 1
b. Vai trò của người kể chuyện.
- Giới thiệu nhân vật, tình huống, tả người, tả cảnh, nhận xét, đánh giá.
* Ghi nhớ: sgk/193- Ý 2
II. LUYỆN TẬP
1. Đọc đoạn trích.
2. Trả lời câu hỏi.
- Người kể là nhân vật Tôi (ngôi kể thứ nhất) đó là cậu bé Hồng kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ sau bao ngày xa cách.
- Ưu điểm của ngôi kể thứ I: Nhân vật đứng ra kể trực tiếp bộc lộ tất cả tâm tư tình cảm của mình, miêu tả được diễn biến tâm lí tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi. 
- Hạn chế: Mang tính chủ quan cao, không thể hiện được chiều sâu nội tâm của các nhân vật khác, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều. Do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. 
- Kể lại đoạn trích 1 theo lời của anh thanh niên, cô kĩ sư hoặc ông hoạ sĩ.
4. Củng cố:
+ Cho biết vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự? 
5. Dặn dò:
- Học ghi nhớ nắm được ưu điểm của 2 ngôi kể.
- Làm bài tập còn lại.
- Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một văn bản.
- Chuẩn bị bài : Chiếc lược ngà: đọc, tóm tắt, soạn các câu hỏi phần đọc hiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docnguoi ke chuyen trong van tu su.doc