Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Học kì I năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Học kì I năm 2010

Ngày soạn: 12/ 8/2010

Tiết: 01

 Bài dạy:

 Lê Anh Trà

I- MỤC TIÊU:

 1-Kiến thức:

 - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị

 - Thấy được biên pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

 2-Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng, tích hợp với tập làm văn (Vb thuyết minh kết hợp với nghị luận).

 3-Thái độ :

 - Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

 - Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

doc 68 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Học kì I năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 8/2010
Tiết:	01
	Bài dạy:
 Lê Anh Trà
I- MỤC TIÊU:
 	1-Kiến thức: 
 	- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
 	- Thấy được biêïn pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
 2-Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng, tích hợp với tập làm văn (Vb thuyết minh kết hợp với nghị luận).
 3-Thái độ : 
 	 - Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
 - Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
 	 1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- PP: Đọc sáng tạo, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bình, liên hệ,
 2 –Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước văn bản.
- Soạn câu hỏi đọc hiểu văn bản ở SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1-Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 	Kiểm tra sĩ số, nề nếp HS.
Lớp
Học sinh vắng (P/K)
Học sinh đi trễ
9A1
9a2
9A3
 	2 -Kiểm tra bài: (2’) 
 	- Sách vở dụng cụ học tập của học sinh.
	- Kiểm tra vở soạn của học sinh
	3- Giảng bài mới:
 	 a) Giới thiệu bài: (1’) 
Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Bỡi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hóa lớn, một con người của nền văn hóa tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh và gì? Văn bản hôm nay chúng ta học phần nào trả lời được câu hỏi ấy.
b) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
* Hoạt động 1:
Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Có ảnh minh họa)
* Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
13’
* Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu chung.
- HD đọc: Giọng khúc chiết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh.
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc và nhận xét .
- Gọi HS đọc chú thích SGK
(?) Văn bản viết theo phương thức nào? thuộc loại văn bản nào? vấn đềø đặt ra ?
(?) Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
(?) Em biết những tác phẩm nào viết về Bác Hồ?
* Hoạt động 2 : 
Đọc và tìm hiểu chung văn bản
- Theo dõi
- Nghe GV đọc. 
- HS đọc theo sự chỉ định của giáo viên, theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
- HS đọc chú thích
- Phương thức nghị luận
- Kiểu loại: văn bản nhật dụng
- VB có 2 phần:
+ P1 “rất hiện đại”: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ P2 :Những nét đẹp trong lối sống của HCM.
- Búp sen xanh ; Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
I/ Đọc - Tìm hiểu chung:
1/ Đọc:
2- Tìm hiểu chung:
 a) Tìm hiểu chú thích.
 b) Phương thức biểu đạt: nghị luận
 c) Kiểu loại: văn bản nhật dụng
 d) Bố cục: 2 phần
17’
* Hoạt động 3.
Hướng dẫn tìm hiểu: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Gọi HS đọc lại phần 1
(?) Những tinh hoa văn hóa đến với Bác Hồ trong hoàn cảnh nào?
-GV có thể dùng kiến thức lịch sử để giới thiệu cho HS.
(?) Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng đến như vậy?
Câu hỏi gợi mở:
+ Đôïng lực nào giúp Người có được những tri thức ấy? 
(?) Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác Hồ? Em hãy liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay
- GV:Một trong những hiểu biết lớn về phong cách HCM đó là sự tiếp thu văn hoá nhân loại. Bằng cuộc sống lao động cần cù , sáng tạo Người đã biến vốn sống thành vốn hiểu biết văn hoá. Bằng sự thông minh, ý thức dân tộc Người đã có cách tiếp thu và vận dụng cả văn hoá nhân loại và văn hoá bản sắc dân tộc một cách nhuần nhuyễn . Phong cách sống của Người chính là bài học cho mỗi chúng ta.
 (?) Theo em điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là gì? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó?Vai trò của câu này trong toàn VB?
* Hoạt động 3.
Tìm hiểu: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Đọc theo yêu cầu.
-Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan, vất vả của Bác: Hồ Chủ Tịch đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây.
-Chia HS làm 6 nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
-Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ.
- Động lực: Ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề.
+ Đến đâu cũng học hỏi
-HS thảo luận để rút ra những nhận xét chính xác và liên hệ phù hợp.
-Cả lớp suy nghĩ và trả lời trong giờ học tiếp theo.
-HS thảo luận nhóm phát hiện câu văn cuối phần I: lời bình, lời chuyển ý.
II- PHÂN TÍCH:
1- Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
-Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan, vất vả của Bác: Hồ Chủ Tịch đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.
-Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, bằng những con đường:
+ Tiếp thu văn hoá bằng việc học tập ngôn ngữ.
+ Tiếp thu văn hoá thông qua cuộc sống lao động
-Tiếp thu có chọn lọc , chủ động, trên nền tảng văn hoá dân tộc mà hội nhập quốc tế.
5’
* Hoạt động 4: 
HD củng cố
(?) Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao người lại có được vốn trí thức sâu rộng đến như vâïy?
(?) Nghệ thuật nổi bật trong đoạn 1 là gì?
* Hoạt động 4:
Củng cố
- Nhắc lại nội dung đã học.
- Nghệ thuật: kết hợp giữa kể và bình luận, nghệ thuật đối lập.
	4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết tiếp theo: (3’)
	- Đọc lại toàn văn bản.
	- Hệ thống hóa kiến thức của phần 1.
	- Tìm hiểu một số mẩu chuyện kể về bác Hồ.
	- Tìm hiểu phần 2.
	 Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
IV- RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:
Ngày soạn 12/08/2010
Tiết 2
Bài dạy: 
 (Tiếp theo)
 Lê Anh Trà
I- MỤC TIÊU:
 	1-Kiến thức: 
 	- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
 	- Thấy được biêïn pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
 2-Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng, tích hợp với tập làm văn (Vb thuyết minh kết hợp với nghị luận).
 3-Thái độ : 
 	 - Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
 - Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
 	 1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- PP: Đọc sáng tạo, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bình, liên hệ,
 2 – Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước văn bản.
- Soạn câu hỏi đọc hiểu văn bản ở SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, nề nếp HS.
Lớp
Học sinh vắng (P/K)
Học sinh đi trễ
9A1
9a2
9A3
 	2-Kiểm tra bài: (2’) 
 	- Gọi HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1
	3- Giảng bài mới:
 	 a- Giới thiệu bài: (1’) 
	Bên cạnh sự tiếp thu nền văn hóa nhân loại một cách uyên thâm, Bác Hồ của chúng ta còn có một nét đẹp trong lối sống rất giản dị và thanh cao.
b) Tiến trình bày dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
29
* Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm hiểu Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống HCM, tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diêïn nào? Tác giả đã nhận xét khái quát ra sao?
- Treo tranh
(?) Hãy phân tích nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
(GV đọc bài thơ Thăm cõi Bác xưa- TH)
 - Theo cảm nhận của tác giả, trang phục của Bác như thế nào?
 - Việc ăn uống của Bác như thế nào? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
(?) Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và trong thời đại ngày nay?
(?) Cách sống ấy đã toát lên điều gì về phong cách của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
-Để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống của Người, tác gỉa đã so sánh liên hệ ntn?
GV: Tuy nhiên , nét phong cách riêng của Người còn là sự gần gũi chia sẻ với cuộc sống của nhân dân Đó là nét đặc trưng của 1 nhà CM.
(?) Để nêu bật được lối sống giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 * Liên hệ giáo dục 
-Bài học về phong cách HCM đem lại cho em bài học thiết thực gì trong cuộc sống hiện tại?
- Liên hệ với cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng ta.
-Chúng ta sẽ tiếp thu nền văn hoá nước ngoài ntn?
-Hãy nêu 1 số VD về sự ảnh hưởng tiếp thu tích cực và tiêu cực?
GV: Dù Bác đã đi xa nhưng tấm gương của Người luôn là ngọn đuốc soi rọi cho muôn thế hệ. Chúng ta hãy “ sống , học tập theo gương BH vĩ đại” để trở thành công dân có ích cho XH. 
* Hoạt động 1
Tìm hiểu Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
-HS đọc lại phần 2
-HS tìm ra 3 phương diện:
+Nơi ở .
+Trang phục .
+Ăn uống.
-HS thảo luận theo nhóm, cử HS trả lời: Nơi ở và làm việc: đơn sơ, mộc mạc như cảnh làng quê quen thuộc
* Thảo luận nhóm – TB:
* Thảo luận nhóm – TB:
Lối sống thanh cao, sang trọng
- So sánh với các vị danh nho xưa.(Nguyễn trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm..)
- Nghệ thuật:
+Kết hợp giữa kể và bình
+Chọn lọc nhữ ... ến trả lời:
	- Cảnh ngày xuân: bằng vài phác hoạ, tác giả dựng nên một bức tranh ngày xuân trong xanh, nhẹ nhàng, tươi tắn, trẻ trung, thanh khiết
	- Lễ thanh minh hiện ra với hai hoạt động: tảo mộ, đạp thanh.Tất cả đều nhộn nhịp, vui vẻ, náo nhiệt , hăm hở
	3- Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
 	§äc KiỊu,ChÕ Lan Viªn viÕt “Bçng quÝ c« KiỊu nh­ ®êi d©n téc
 Ch÷ kiªn trinh v­ỵt tr¨m sãng tiỊn ®­êng
 Chµng Kim ®· ®Õn t×m lau giät khãc
 Vµ lß trÇm ®ªm Êy to¶ h­¬ng bay”. 
 	Nh÷ng vÇn th¬ gỵi th­¬ng gỵi hnhí trong lßng ng­êi ®äc vỊ cuéc ®êi b¹c mƯnh cđa ng­êi con g¸i tµi s¾c hiÕu h¹nh Thuý KiỊu. §o¹n trÝch “KiỊu ë lÇu Ng­ng BÝch”chÝnh lµ mét trong nh÷ng khĩc bi kÞch néi t©m cđa KiỊu trªn con ®­êng l­u l¹c. 
	b) Tiến trình bài dạy::
TG
Hoạt đôïng của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
5’
* Hoạt động 1:
HD đọc và tìm hiểu chung
- GV hướng dẫn đọc (6 câu đầu : giọng nhẹ nhàng, hơi ngân dài ở những câu tả cảnh để thấy được cái cảnh bát ngát, thoáng đãng của cảnh vật trước lầu NB; 8 câu tiếp giọng hồi tưởng, khắc khoải xen lẫn độc thoại nội tâm ; 8 câu cuối : giọng man mác buồn. 
- Đọc cả đoạn trích.
- Gọi HS đọc lại
-Gọi HS đọc chú thích từ khó SGK.
(?) Đoạn trích nằm ở vị trí của nào trong tác phẩm?
- GV: Sau khi bị MGS lừa gạt, làm nhục, bị tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đơn, tủi nhục, phẩn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gã nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.
(?)Theo em đoạn trích này có thể chia mấy phần?
* Hoạt động 1:
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Đọc lại
- Đọc chú thích từ khó.
-Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa, Kiều bị tú bà nhốt ở lầu Ngưng Bích.
- HS xác định bố cục: .
+ 6 câu đầu: hoàn cảnh của Kiều.
+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều
+ 8 câu cuối: tâm trạng của Kiều.
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Đọc:
2/ Tìm hiểu chung:
a) Chú thích từ:
b) Vị trí đoạn trích:
Sau đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều:Tâm trạng của Kiều ở Lầu Ngưng Bích
c) Bố cục:
20’
* Hoạt động 2:
HD phân tích
- Gọi HS đọc 6 câu thơ đầu.
(?) Trong 6 câu thơ đầu, ND miêu tả TK đang ở trong một tình cảnh ntn ?
(?) Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được cảm nhận như thế nào qua con mắt của Thúy Kiều? (chú ý: những chi tiết gợi tả không gian, thời gian)
GV phân tích.
(?) Giữa khung cảnh đó, cuộc sống của Kiều diễn ra như thế nào? Tìm chi tiết và phân tích?
(?) Cuộc sống đó cùng với cách cảm nhận cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, cho em hiểu được gì về tâm trạng của Kiều?
-GV bình: Câu thơ 6 chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: Bốn bề bát ngát xa trông. Cảnh non xa, trăng gần như gợi lên cảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái làu chơi vơi ấy đang giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi quê người một thân. Nàng chỉ còn biết làm bạ với “mây sớm”, “đèn khuya”. Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt vọng.
- GV đọc tám câu thơ tiếp.
(?) Khi nhớ về KT, tâm trạng của Kiều ra sao ? 
(?) Nhớ KT, Kiều nhớ những điều gì ?
(?) Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”?
(?) Từ bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, em thấy nhân vật bộc lộ tâm trạng qua ngôn nào ?
- Gv bình.
(?)Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều có gì khác so với cách thể hiện nỗi nhớ của người yêu?
- GV :nàng luôn ân hận vì mình không thể trực tiếp chăm sóc cha mẹ già.
(?) Qua nỗi lòng của Kiều, em hiểu gì thêm về tâm hồn của nàng? (đặt vào hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của nàng).
(?) Cách thể hiện nỗi nhớ của Kiều của tác giả có gì đặc biệt? Cách thể hiện ấy chứng tỏ được điều gì? (Kiều nhớ ai trước? Ai sau? Cách thể hiện ấy có hợp lí không?)
- GV bình: sự tinh tế của Nguyễn Du.
- Gọi HS đọc phần cuối của văn bản.
(?)Theo em, tám câu cuối là đoạn thơ tả tình hay tả cảnh? Giải thích?
(?) Những cảnh nào được gợi tả trong đoạn thơ?
GV: cảnh được quan sát từ xa, màu sắc từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động
-Theo em, cảnh này là thực hay hư? Những cảnh vật ấy gợi tả tâm trạng gì của Kiều?
- GV: Ngọn gió cuốn và tiếng sóng như báo trước giông bão cuộc đời sẽ ập xuống cuộc đời của Kiều.
(?) Những điệp ngữ “ buồn trông” có tác dụng như thế nào trong đoạn trích?
* Hoạt động 2:
- Đọc lại 6 câu thơ đầu
- Bị giam lỏng ở lầu NB , rất cô đơn và buồn tủi.
- HS:
+ Không gian: Bốn bề bát ngát, non xa, trăng gầngợi tả một không gian hoang vắng, mênh mông, rợn ngợp. Không gian mở ra tứ hướng, nhưng nhìn đâu cũng chỉ thấy cảnh vật hoang sơ, trơ trọi.
+ Thời gian: lặng lẽ trôi qua, quẩn quanh
- Cuộc sống của Kiều gợi tả qua những hình ảnh:khoá xuân, bẽ bàng mây sớm đèn khuyaKiều đang bị giam cầm, sớm khuya, ngày và đêm chỉ thui thủi một mình, làm bạn với đèn, với trăng
- Chìm ngập trong nỗi buồn cô đơn, phiền muộn. Cả ngày chỉ biết làm bạn cùng thiên nhiên hoang vắng.
- Lắng nghe
- Đau đơn, xót xa
- HS: Nhớ Kim Trọng là Kiều nhớ đến buổi thề nguyền đính ước, nàng tưởng tượng ra Kim Trọng đang nhớ mình, chờ đợi mình trong vô vọng.
- Cóhai cách hiểu :tấm son là tấm lòng thương nhớ của Kiều đối với Kim Trọng, tấm son cũng có thể là tấm lòng son của Kiều bị dập vùi .
-Đây là lời độc thoại của Thuý Kiều bộc lộ niềm thương nỗi nhớ của nàng.
- Tác giả sử dụng các điển cố, điển tích: sân lai, gốc tử và các thành ngữ: quạt nống ấp lạnhđể bộc lộ tình cảm của mình đối với cha mẹ một cách trực tiếp:
+Tưởng tượng ra quê nhà tất cả đã đổi thay, cha mẹ ngày một thêm già yếu.
+ Nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục.
- Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Kiều vẫn quên đi nỗi đau của mình để nghĩ đến người khác, cho thấy một tấm lòng vị tha, nhân ái.
* Thảo luận nhóm – TB:
- Kiều nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ . Đây là một nét tâm lí rất tự nhiên của con người trong hoàn cảnh ấy.Với cha mẹ, có thể nói Kiều đã phần nào hoàn thành nghĩa vụ của người con hiếu thảo. Với Kim Trọng, Kiều lại là người vong ước, có lỗi. 
+ Tacù giả rõ ràng rất am hiểu tâm lí nhân vật . Đây là một trong những yếu tố làm nên sự thành công cho tác phẩm.
-HS đọc bài.
- HS tranh luận với nhau đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để gởi gắm tâm trạng của Kiều.
- HS:
Cảnh
Tình
+ C¸nh buåm xa xa
Cuộc ®ời ch×m nỉi v« ®Þnh
+ Hoa tr«i man m¸c
Sè phËn bÌo bät lªnh ®ªnh
+ Néi cá rÇu rÇu
Cuéc ®êi lơi tµn hÐo ĩa
+ Đỵt sãng bÊt ngê
Nçi lo ©u sỵ h·i cho c¶nh ngé của mình
- Những cảnh này có thể là cảnh thật cũng có thể là cảnh trong tâm tưởng của Kiều. Bởi mỗi cảnh là một hình ảnh gợi tả tâm trạng của Kiều :sự cô đơn, nổi nênh vô định, tràn ngập trong nỗi buồn nhớ niềm thương và cả sự bàng hoàng lo lắng 
- Nhấn mạnh tâm trạng buồn đau của Kiều, nó trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng Thuý Kiều. 
II-PHÂN TÍCH:
1. Cảnh vật trước lầu NB và tâm trạng của Kiều.
 - Không gian: Bốn bề bát ngát, non xa, trăng gầngợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi hoang sơ, giữa mênh mang trời nước
- Thời gian: lặng lẽ trôi qua, quẩn quanh, khép kín
- Kiều bị giam hãm, sống trong cô đơn tuyệt vọng, bơ vơ, trơ trọi, lòng tràn ngập nỗi buồn.
2- Nôãi nhớ của Kiều:
a) Nhớ Kim Trọng:
- Nhớ lời thề nguyền dưới đêm trăng năm nào.
- Tưởng tượng Kim Trọng đang chờ mong nàng trong vô vọng.
- Kiều khẳng định tấm lòng chung thuỷ gắn bó với Kim Trọng của nàng không bao giờ nhạt phai.
® Nỗi nhớ cồn cào, da diết.
b) Nhớ cha mẹ:
+Tưởng tượng quê hương thay đổi, cha mẹ ngày một thêm già yếu.
+ Nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục mà không thể báo đáp công lao dưỡng dục sinh thành.
ÞTấm lòng vị tha, nhân ái.
3/ Tâm trạng của Kiều:
Bằng những biƯn ph¸p nghệ thuật Èn dơ, ®iƯp ngữ, tõ l¸y, ®éc tho¹i néi t©m đã thể hiện nçi c« ®¬n, ®au ®ín, xãt xa, bÕ t¾c, tuyƯt väng của Thúy Kiều. (NT t¶ c¶nh ngơ t×nh ®Ỉc s¾c)
4’
* Hoạt động 3:
HD tổng kết
(?) Nghệ thuật gì được tác giả sử dụng thành công trong đoạn trích?
-GV tổng kết.
(?) Đoạn trích cho em hiểu thêm điều gì về chủ nghĩa nhân đạo trong “ truyện Kiều”?
Gv nhận xét, tổng kết.
* Hoạt động 3:
- HS:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.
+ Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự am hiểu tâm trạng, tâm lí con người, đồng cảm , chia xẻ những nỗi buòn đau và khát vọng hạnh phúc của con người.
III/ Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
-Tả cảnh ngụ tình.
-Nghệ thuật miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
2- Nội dung:
-Am hiểu tâm lí con người.
-Đồng cảm với những nỗi đau con người và những khát vọng hạnh phúc của họ.
5’
* Hoạt động 4:
HD củng cố và luyện tập
(?) Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ? Phân tích nghệ thuật đó trong đoạn trích.
- Gọi HS đọc ghi nhớ – SGK.
* Hoạt động 4:
- HS trình bày cá nhân
- Đọc ghi nhớ.
	 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (4’)
	-Phát biểu cảm nghĩ của mình trước hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
	- Học bài, nắm vững những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
	-Chuẩn bị bài mới: Miêu tả trong văn bản tự sự.
	+Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự là gì?
	+ Thử vận dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự để thấy được giá trị của văn bản tự sự.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
	..
	..
	..
	..
	..
	..
	..
	..
	..
	..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiang van.doc