Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 20

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 20

BÀI : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Học sinh nắn được ý nghĩa, tầm quan trọng, PP, mục đích của việc đọc sách.

-Kĩ Năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

Biết cách đọc, hiểumột văn bản dịch.

Nắm được bố cục, hệ thống luận điểm.

-Thái độ: học sinh có thái độ tích cực khi chọn sách và cách đọc sách đúng đắn.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao. Nghiên cứu một số bài viết có liên quan đến việc đọc sách.

-Học Sinh: Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm, trả lời các câu hỏi trong SGK

III. Phương php: Thuyết giảng, phân tích, nêu và giả quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1-Ổn định: (1)

2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3-Bài mới: (3)

HĐ1: PP: Thuyết trình

 Mục tiu: Tạo ấn tượng cho HS

 Thời lượng:1 Có người nói: “Trí thức của một người là có hạn,

 Trí thức của loài người là vô hạn”.

Muốn có được những tri thức của loài người, con đường tốt nhất là đọc sách, nhưng đọc như thê nào? Những vấn đề đó được nhà mĩ học và lí luận học nỗi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm thể hiện trong văn bản “Bàn về đọc sách”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
TIẾT: 91& 92 
BÀI : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH. 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Học sinh nắn được ý nghĩa, tầm quan trọng, PP, mục đích của việc đọc sách.
-Kĩ Năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
Biết cách đọc, hiểumột văn bản dịch.
Nắm được bố cục, hệ thống luận điểm.
-Thái độ: học sinh có thái độ tích cực khi chọn sách và cách đọc sách đúng đắn.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao. Nghiên cứu một số bài viết có liên quan đến việc đọc sách.
-Học Sinh: Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm, trả lời các câu hỏi trong SGK
III. Phương pháp: Thuyết giảng, phân tích, nêu và giả quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3-Bài mới: (3’)
HĐ1: PP: Thuyết trình
 Mục tiêu: Tạo ấn tượng cho HS
 Thời lượng:1’ Có người nói: “Trí thức của một người là có hạn,
 Trí thức của loài người là vô hạn”.
Muốn có được những tri thức của loài người, con đường tốt nhất là đọc sách, nhưng đọc như thêù nào? Những vấn đề đó được nhà mĩ học và lí luận học nỗi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm thể hiện trong văn bản “Bàn về đọc sách”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG2: 
TL: 25P 
Mục tiêu:Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 PP: Vấn đáp, Đọc sáng tạo
HĐ tìm hiểu về tác giả tác phẩm, SGK
GV Gọi HS đọc tác giả tác phẩm.
*GV giảng thêm.
Chu Quang Tiềm là một học giả lớn của Trung Quốc. Ông đã nhiều lần bàn về việc đọc sách. Những điều ông viết ra là những kinh nghiệm và quá trình nghiền ngẫm lâu dài
-GV Nêu cách đọc đọc mẫu.
-GV Nhận xét cách đọc của học sinh. Định hướng cho các em học tốt hơn.
-GV: Có nhiều nhà triết học vĩ đại, nhà văn hóa vĩ đại nói về sách và việc đọc sách.
“Vàng ngọc đầy rương không bằng để lại cho con một quyển sách.”
“Cuốn sách hay là cuốn sách gieo được nhiều dấu chấm hỏi”
Bảy trăm năm về trước Nguyễn Trãi đã từng viết:
“Án sách cây đèn hai bạn cũ.
Song mai biên trúc một lòng thanh.”
Viết hay và sâu sắc về đọc sách. Học giả Chu Qung Tiềm đã đem đến cho ta nhiều điều thú vị sau.
H1:Em hãy cho biết vấn đề trọng tâm mà tác giả đặt ra trong bài làgì?
H2: Để làm nổi bật vấn đề trên, tác giả đã sử dụng bố cục bài viết như thế nào?
HS đọc chú thích về tác giả Chu Quang Tiềm.
-HS nghe cách đọc.
-2HS đọc lại.
-HS đọc chú thích SGK.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận bố cục của bài văn.
Nhóm 1 trả lời.
Nhóm 2, 3 bổ sung.
I-Tác giả – tác phẩm.
SGK
II- Đọc tìm hiểu chú thích.
1-Đọc.
Vấn đề trọng điểm nhất được đặt ra trong bài này là.
Tầm quang trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
2-Chú thích SGK.
3- Bố cục: 3phần
-Phần 1:Từ đầu  thế giới mới -> Tầm quan trọng, ý mghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2:Tiếp  lực lượng -> Những khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách
-Phần 3: còn lại.
Bàn về phương pháp đọc sách.
*HOẠT ĐỘNG 3: 
 TL:10p 
Mục tiêu:Tìm hiểu văn bản
PP:Vấn đáp, dùng lời có nghệï thuật
Hướng dẫn phân tích.
GV Gọi hai HS đọc hai đoạn văn đầu.
H3: Qua lời bình của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
GV: Mỗi cuốn sách vốn là một cột mốc trên con đường tiến lên của loài người.(VD: từ thơ ca, mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ nôm của Hồ Xuân Hương.)
GV bổ sung những tấm gương đọc sách.
Lê Quý Đôn “Suốt đời mắt không rời trong sách, tay không ngơi cuốn sách”
-HS đọc lại hai đoạn văn đầu và trả lời câu hỏi.
tầm hiểu biết.
HS thảo luận: Ý nghĩa của việc đọc sách.
 III- Phân tích:
1-Mục đích của việc đọc sách.
Tầm quan trọng của việc đọc sách.
-Sách lưu giữ tinh hoa văn hóa nhân dân.
-Mỗi quyển sách là cột mốc cho con đường tiến của loài người.
Ý nghĩa của việc đọc sách:
+Nâng cao tầm hiểu biết.
+Chuẩn bị hành trang bước đến tương lai.
+Kế thừa tri thức của nhân loại.
H1: Muốn tích lũy học vấn đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên phải chọn lựa sách mà đọc?
H2: Theo tác giả nên chọn cách đọc như thế nào?
GV: Đọc sách thử để chọn lựa, nếu không sẽ rơi vào các nguy cơ.
- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống không tiêu hóa được.
-Khi sách nhiều nếu không chọn lọc sẽ phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực.
Việc chọn lọc sách không hạn chế vì tác giả đã lưu ý “ không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”
Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.
HS đọc phần 2.
1HS trả lời –HS khác nhận xét 
2- Cái khó của việc dọc sách.
- Sách nhiều không khiến người ta thêm chuyên sâu.
-Thứ 2 sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.
GV gọi học sinh đọc phần 3.
H3: Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
 Em hãy tìm hiểu lập luận trình bày ở phần này?
H4: Em hãy nhận xét về lí lẽ lập luận của tác giả trong bài viết?
Liên Hệ: Từ bài “Bàn về đọc sách” em có suy nghĩ gì, rút ra bài học như thế nào cho bản thân.
H5: Nâng cao: Nét đặc sắc em phát hiện trong bài văn là gì?
*HS thảo luận phương pháp đọc mà tác giả đưa ra.
3-Phương pháp đọc sách.
-Lập luận chặt chẽ.
-Lí lẽ xác đáng.
-Dẫn chứng rõ ràng.
Khi đọc sách phải biết:
-Đọc phải có kế hoạch có mục đích, không nên tùy hứng.
-Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại, nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sáng.
*HOẠT ĐỘNG 4: Mục tiêu-Hướng dẫn luyện tập:
PP: Nêu vấn đề TL: 10p
 Luyện tập: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài văn?
*HOẠT ĐỘNG 5: -Hướng dẫn học tập: (2’)
- Đọc lại bài văn nhiều lần.
-Nắm vững những ý cơ bản.
-Chuẩn bị bài “Khởi ngữ.”
- Đọc nội dung bài học trả lời câu hỏi SGK trang 7 – 8.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 93 BÀI : KHỞI NGỮ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Nắm được đặc điểm, công dụngKN trong câu.
-Kiến Thức: Học sinh:
+Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
+Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó
-Kĩ Năng: Biết đặt những câu có khởi ngữ.
-Thái độ: Cảm nhận được sự phong phú của ngữ pháp Tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, bảng phụ ghi ví dụ
-Học Sinh: Đọc kĩ bài trong SGK và trả lời các câu hỏi , làm các bài tập
III. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giả quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3-Bài mới: (1’)HĐ1: PP: Thuyết trình
 Mục tiêu: Tạo ấn tượng cho HS
 Thời lượng:1 Khởi ngữ là gì? Nó liên quan như thế nào đến thành phần câu? Và nó đứng ở vị trí nào trong câu , hôm nay thầy hướng dẫn các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG2: 
TL: 25P 
Mục tiêu:Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm.
 PP: Vấn đáp
Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
-GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ: a, b, c, 
H1- Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
H2- Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ?
H3- Qua sự phân tích trên , em hiểu thế nào là khởi ngữ?
-HS theo dõi các ví dụ ở bảng phụ.
-Các nhóm chuẩn bị và cử đại diện trả lời.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
1 HS trả lời nội dung phần ghi nhớ – HS khác nhận xét .
I- Bài tập tìm hiểu:
-Bài tập mục I-SGK.
*Xác định chủ ngữ trong các câu có chứa từ in đậm.
a: CN là từ “anh” thứ hai (Không phải từ anh in đậm)
b: CN là từ “tôi”.
C: CN là từ “chúng ta”
Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ:
+Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước chgủ ngữ.
+Về quan hệ với vị ngữ: Các từ in đậm không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ.
II- Bài học:
-Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để neu lên đề tài được nói đến trong câu.
-Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với.
*HOẠT ĐỘNG 3: 
TL: 15 P 
Mục tiêu: Hướng dẫn luyện tập.
 PP: Vấn đáp, thảo luận nhóm
*Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau?
-GV treo bảng phụ ghi các bài tập a, b, c, d, e.
*Bài tập 2:
-Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
*Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên bảng gạch dưới các khởi ngữ.
-1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
III- Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Tìm khởi ngữ:
a- Điều này.
b- Đối với chúng mình
c- Một mình
d- Làm khí tượng
e- Đối với cháu.
*Bài tập 2:
-Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
a- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
*HOẠT ĐỘNG 4: 
TL: 2P 
Mục tiêu: .Hướng dẫn học tập
 PP: Nêu vấn đề.
4-Hướng dẫn học tập: 
-Về nhà đọc lại phần bài tập tìm hiểu.
-Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
-Làm lại các bài tập.
-Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có một vài câu có sử dụng khởi ngữ.
-Đọc kĩ và soạn bài “Phép phân tích và tổng hợp”
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 94 
BÀI : PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Hiểu, biết vận dụng các phép llpt, th khi làm văn nghị luận.
-Kiến Thức: 
Đặc điểm của phép llpt, th.
Sự khác nhau giữa hai phép lập luận.
Tác dụg của hai phép lltrong các văn bản nghị luận.
-Kĩ Năng: nhận diện, vận dụng phép Phân tích, tổng hợp khi tạo lập, đọc hiểuvăn bản nghị luận
-Thái độ: Say mê nghiên cứu văn học.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; kế hoạch tiết dạy.
-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi.
III. Phương pháp: Thuyết giảng, phân tích, nêu và giả quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở ghi 5 HS (3’)
3-Bài mới: (1’)HĐ1: PP: Thuyết trình
 Mục tiêu: Tạo ấn tượng cho HS
 Thời lượng:1PHai phương pháp phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích rồi mới có tổng hợp. Vậy thế nào là phép phân tích và tổng hợp , hôm nay chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG : 
 TL: 25P 
Mục tiêu: Hướng dẫn tìm hiểu chung hệ thống luận điểm.
 PP: Vấn đáp, 
*HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài mẫu”Trang phục. Của Băng Sơn -> bài học.
GV gọi HS đọc bài mẫu “Trang phục” của Băng Sơn.
H1: Em hãy nêu bố cục của bài viết?
H2: Ở đoạn mở đầu nêu ra hàng loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đêø gì?
H3: Để phân tích vấn đề “ Ăn mặc chỉnh tề” Tác giả đã đưa ra hai luận điểm nào?
H4: Em hãy tìm phép lập luận để chứng minh hai luận điểm đó?
GV Liên hệ thực tế giáo dục HS cảm nhận về cách ăn mặc đẹp
H5: Sau khi đã quy định 1 số quy tắc ngầm “về y phục , bài viết đã dùng phép lập luận nào để chốt lại vấn đề ?
H6: Qua quan sát, em hãy nhận xét phép lập luận tổng hợp thường đứng ở vị trí nào trong bài văn?
GV: Vấn đề chính trong văn bản là trang phục
Bàn về vấn đề văn bản đưa ra hai luận điểm và dùng các luận cứ làm rõ cho hai luận điểm đó. Quá trình đó gọi là phân tích.
H7: Vậy, em hiểu thế nào là phân tích?
H8: Từ những văn bản đã phân tích, ta kết luận lại văn bản chính “Thế mới biết trang phục đẹp”
Gọi là tổng hợp. Vậy em hiểu thế nào là tổng hợp.?
GV gọi HS đọc ghi nhớ
HS nêu bố cục của bài trang phục HS khác nhận xét 
+Ăn mặc chỉnh tề.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
HS: Nêu khái niệm phân tích
I-Tìm hiểu bài.
-Có hai luận điểm chính la:ø 
+Ăn cho mình, mặc cho người.
+Y phục xứng kì đức.
 HS nêu bố cục của bài trang phục: 3 Phần.
MB: Từ đầu..mọi người.
TB: Tiếp ..chí lí thay.
KB: còn lại.
-Có hai luận điểm chính là 
+Ăn cho mình, mặc cho người.
+Y phục xứng kì đức.
 Những lập luận là.
-Cô gái
-anh thanh niên –Giản dị.
-Đám cưới - phù hợp với mội trường.
-Đám tang
 + Phép tổng hợp.
+Vị trí: Cuối đoạn văn.
 Tổng hợp
Trang phục đẹp là hợp
văn hóa đạo đức, môi trường.
II-Bài học.
-Để làm rõ ý nghĩa của một sự vât, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
-Phân tích là phép lập luận trình bày những bộ phận, phương diện của 1 văn bản chỉ ra nội dung, hiện tượng.
-Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ những điều đã phân tích.
-Không có phân tích thì không có tổng hợp.
Hoạt động 3: Mục tiêu: Hướng dẫn luyện tập
 PP: Khái quát hóa bằng sơ đồ.
 TL: 10p
GV Phát bài tập thảo luận tổ, nhóm.
Trắc nghiệm.
*Bài 1: Dòng nào nói đúng về phép lập luận phân tích.
A- Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ văn bản.
B- Giới thiệu nội dung sự vật hình thức của sự vật.
C- Phân chia sự vật thành các bộ phận để so sánh, hiểu bết.
D- Dùng dẫn chứng để khẳng định văn bản là đúng.
*Bài tập 2: Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau.
là rút ra ý chung từ những điều đã phân tích.
A: Giải quyết.
B:So sánh.
C:Đối chiếu.
D: Tổng hợp.
*Bài tập 3 : “Trang phục” thuộc loại văn bản nào.
A- Tự sự.
B-Nghị luận.
C- Miêu tả.
D- Biểu cảm.
GV Treo sơ đồ hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi HS đọc đề văn bản “Bàn về đọc sách”
H9: Em hãy cho biết những luận điểm nào được nêu ra?
H10: Em hãy nêu ra những lập luận phân tích về tầm quan trọng của việc đọc sách.
H11: Em hãy nêu lí lẽ cách chọn sách?
H12: Em hãy nêu lí lẽ phân tích cách đọc như thế nào?
GV Chốt lại những nội dung đã luyện tập, nhấn mạnh 2 nội dung chính đã học.
GV Liên hệ thực tế: Nhận xét bài văn để thấy được vai trò quan trọng của việc phân tích – tổng hợp.
*-Nhắc lại hai nội dung chính: phân tích – tổng hợp.
-Nhắc lại những nội dung chính trong bài trang phục
HS Thảo luận nhóm
Sau đó trao đổi chấm điểm chéo với nhau.
HS Điền vào ô trống trên sơ đồ vận dụng bài “Bàn về đọc sách”
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
III-Luyện tập 
1- Củng cố lại lý thuyết.
2- Bài tập trắc nghiệm:
*Bài 1:
-Đáp án: A, B, C
*Bài tập 2:
-Điền từ: Tổng hợp.
*Bài tập 3:
-Văn bản “Trang phục” thuộc lạo văn bản nghị luận.
Tổng hợp:
Là phép tư quay ngược lại với phân tích 
Nó đem kết quả phân tích liên kết lại với nhau để rút ra nhận định chung
*HOẠT ĐỘNG 4: 
TL: 4P 
Mục tiêu: .Hướng dẫn học tập
 PP: Nêu vấn đề.
4-Hướng dẫn học tập: 
- Đọc lại văn bản trang phục, xem kĩ những văn bản đã phân tích - tổng hợp.
-Làm lại các bài tập đã hướng dẫn ở lớp.
-Xem trước phần luyện tập phân tích và tổng hợp.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 95 
BÀI : LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH 
 VÀ TỔNG HỢP 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
-Kiến Thức: Mục đích, đặc điểm, tác dụngcủa việc sử dụng phân tích và tổng hợp. 
-Kĩ Năng: Nhận dạng, sử dụng Phân tích và tổng hợp khiđọc hiểu, trình bày một vấn đề.
-Thái độ: GD ý thức viết văn nghị luận.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nội dung luyện tập, những đoạn văn mẫu để đọc cho học sinh nghe và học tập cách viết.
-Học Sinh: Đọc kĩ và sọan nội dung phần luyện tập.
III. Phương pháp: Thuyết giảng, phân tích, nêu và giả quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ (3’)
+Câu hỏi: Em hiểu thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp?
+Trả lời: -Phân tích là phép lập luận trình bày những bộ phận, phương diện của 1 văn bản chỉ ra nội dung, hiện tượng.
-Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ những điều đã phân tích.
3-Bài mới: (1’)HĐ1: PP: Thuyết trình
 Mục tiêu: Tạo ấn tượng cho HS
 Thời lượng:1p Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp. Hôm nay, chúng ta tiến hành luyện tập để khắc sâu kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG2: 
TL: 39P 
Mục tiêu: .Luyện kĩ năng viết văn nghị luận
 PP: Vấn đáp, đọc sáng tạo.
*HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn HS Luyện tập 
*Bài tập 1:
GV gọi HS đọc bài tập a
“Thơ hay . Của sóng”
- Tác giả đã sử dụng phép lập luận gì trong bài văn?
GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.
- Phân tích cái hay của bài Thu điếu ở những mặt nào?
GV nhận xét, bổ sung.
GV Gọi HS đọc đoạn văn b
“ Mấu chốt của thành đạt.xã hội thừa nhận”
- Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận nào?
GV chốt lại ý chính và nhận xét.
HS đọc đoạn văn.
+Phép phân tích và tổng hợp
HS thảo luận chỉ ra phép lập luận đựơc sử dụng.
-1HS đọc đoạn văn-HS khác nhận xét 
HS Trao đổi chỉ ra phép lập luận phân tích.
Luyện tập:
Bài tập 1
-Phép lập luận được sử dụng là phép phân tích cái hay của bài văn “Thu Điếu”.
-Cái hay
+Ở cái điệu xanh.
+Những cử động.
+Ở các vần thơ.
-Những cái hay đều gắn với cách riêng của bài thơ.
-Phương pháp lập luận
+Thơ hay là hay cả hồn 
lẫn xác, hay cả bài.
+ Phân tích:
.Cái hay ở các điệu xanh. Ở những cử động.
.Ở các vần thơ. Ở các chữ không non ép.
b- Đoạn văn “Mấu chốt..thừa nhận”
Phương pháp lập luận phân tích.-Đoạn mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt” Mấu chốt.con người”
-Đoạn tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người .
-Phương pháp phân tích lần lượt các nguyên nhân khách quan để bác bỏ, để khẳng định vai trò của nguyên nhân chủ quan.
-Phân tích các nguyên nhân khách quan để bác bỏ, khẳng định vai trò của nguyên nhân chủ quan.
 bài tập 2
GV gợi ý phương pháp làm bài tập 2:
GV nhận xét, chốt ý cơ bản
-Hướng dẫn HS làm bài tập 3
GV gọi HS đọc bài tập 
 Hãy phân tích cái lí do khiến mọi người phải đọc sách
-HS đọc lại câu hỏi bài tập 2.
*HS thảo luận, giải thích, phân tích.
Ghi vào giấy các ý.
-HS Viết vào giấy 
-Một số em đọc, những em khác nhận xét
Lí do cơ bản là tri thức của nhân loại tích lũy lại.
- Đọc để tiếp thu - Đọc không cần ghi.
*HS làm ở nhà.
*Bài tập 2:
 Phương pháp phân tích thực chất của lối học đối phó và tổng hợp các tác hại của nó.
+Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ 
+Học bị động không chủ động, có cách đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, và thi cử.
-Hậu quả:
Không có hứng, chán nản, mỏi mệt, hiệu quả thấp.
Chỉ làm hình thức không đi sâu vào thưc chất kiến thức.
Có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng.
Tổng hợp
-Chán nản, hiệu quả thấp.
-Chỉ có hinh thức nội dung sống.
-Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng.
*Bài tập 3:
Lí do khiến mọi người phải đọc sách.
-Sách là tri thức của nhân loại tích lũy tri thức của nhân loại từ xa xưa đến nay.
- Đọc sách là tiếp thu những tri thức kinh nghiệm.
-bài tập 4. Thực hành tổng hợp - GV hướng dẫn HS làm 
*HOẠT ĐỘNG 3 
TL: 2P 
Mục tiêu: .Hướng dẫn học tập
 PP: Nêu vấn đề.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Nắm chắc những kiến thức về lí thuyết phân tích, tổng hợp.
- Biết vận dụng những kiến thức vào thực tế.
-Chuẩn bị bài “Tiếng nói của văn nghệ”
+Đọc kĩ văn bản và tìm hệ thống luận điểm.
+Trả lời các câu hỏi trong SGK
V- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 tuan 20.doc