Giáo án Ngữ văn lớp 9 (chi tiết, trọn bộ)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 (chi tiết, trọn bộ)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Giúp Hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, tính trang trọng trong văn bản.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, tranh chân dung Chủ tịch HCM, bảng phụ.

b. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.

 

doc 392 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 (chi tiết, trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tiết PPCT:1 ( Lê Anh Trà) 
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp Hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, tính trang trọng trong văn bản.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh chân dung Chủ tịch HCM, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, thuyết trình, trực quan.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Giảng bài mới: 
Gv giới thiệu bài: “Sống chiến đấu ,lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi,thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Thực chất nội dung cuả khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác học theo phong cách sống và làm việc của Bác.Vậy vẻ đẹp văn hóa phong cách HCM là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Sách giáo khoa trang 5.
- GV hướng dẫn H đọc: giọng chậm rãi bình tĩnh, khúc chiết
- GV đọc một đoạn, gọi H đọc tiếp.
- Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm?
H nêu
G nhận xét chốt lại, cho H xem chân dung CTHCM
-H tìm hiểu các từ khó trong Sgk/7
G lưu ý từ “ phong cách”
-Em cho biết văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?
H: văn bản nhật dụng
* Hoạt động 2:
 Thảo luận nhómù.
Nhóm 1,2,3 câu 1
Nhóm 4,5,6 câu 2
GV treo bảng ghi câu hỏi,H thảo luận
GV gọi đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét, GV nhận xét chốt
1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
+ Hiểu biết văn hóa ở nhiều nước cả phương Đông lẫn phương Tây.
+ Nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Vì sao Người có được vốn tri thức sâu rộng như thế?
+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nước trên thế giới.
+ Học hỏi, tìm hiểu nền văn hóa các nước trên thế giới.
+ Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa các nước, giữ lại vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
+ Phê phán cái xấu, cái tiêu cực. 
2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện như thế nào?
+ Nơi ở: Ngôi nhà sàn nhỏ, chỉ có vài phòng làm việc, phòng họp và phòng ngủ.
+ Đồ dùng rất đơn sơ, mộc mạc.
+ Trang phục hết sức giản dị thô sơ: Aùo bà ba, đôi dép lốp.
+ Tư trang ít ỏi: Chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật làm kỉ niệm.
+ Aên uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
GV cho Hs xem ảnh nhà sàn
_ Bác là một lãnh tụ của một nước mà sống rất bình dị, rất Việt Nam, trong sạch, thanh cao như các nhà hiền triết ngày xưa. 
I/ Đọc và tìm hiểu văn bản:
Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả:
Tác phẩm:
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Bác Hồ:
- Bác Hồ có vốn tri thức văn hóa nhân loại rất sâu rộng từ phương Đông đến phương Tây. Đọc thông viết thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Tiếp thu cái hay, cái dẹp của nhân loại.
- Phê phán cái tiêu cực, hạn chế. 
- Giữ lại truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Lối sống của Bác Hồ:
- Rất giản dị, đơn sơ từ nới ăn chốn ở, cách làm việc, trang phục, ăn uống.
- Không cầu kì, xa hoa, không kiểu cách.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện qua những yếu tố nào?
a. Có vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng.
b. Lối sống giản dị, trong sạch, thanh cao.
c. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của thế giới, giữ lại vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.
d. Các ý trên đều đúng.
2. Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết?
a. Không ảnh hưởng một cách thụ động.
b. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
c. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa của dân tộc.
d. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng của quốc tế.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 01 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( tt )
Tiết PPCT: 2 Lê Anh Trà
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, tính trang trọng trong văn bản.
c. Thái độ:
- Giáo dục Hs lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác. 
 2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức:Kiểm tra sĩ số lớp 
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
Gv nhắc lại nội dung mục II 1.2
4.3/ Giảng bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm 3 phút
- Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- GV cho Hs trình bày, Hs nhận xét. GV nhận xét và chốt ý.
+ Lối sống giản dị của Bác vô cùng thanh cao trong sạch.
+ Không phải tự thần thánh hóa cho khác đời, khác người, mà sự giản dị như vốn có của một con người Việt Nam.
+ Sống có văn hóa đã trở thành nếp: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên không phải cố tỏ ra khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
-Em hãy tìm những câu thơ, bài thơ thể hiện lối sống phong cách sống của Người?
Dẫn chứng:
+ Bài “ Tức cảnh Pắc Bó”
+ Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng , nắng đu đưa
Có hồ nước lặng soi tăm cá
 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Cách sống của Bác rất giản dị làm cho tác giả nghĩ tới các vị hiền triết ngày xưa cũng có cách sống ở quê nhà rất thuần đức. Em hãy tìm dẫn chứng để CM?
 H tìm ý Sgk và tìm dẫn chứng thơ trả lời
 G nhận xét , phân tích, bình :
- Với Nguyễn Trãi:
+ Côn Sơn suối chảy rì rầm
---------------------------------
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
-Với N.B.Khiêm:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. 
+ Cách sống của Bác như các vị hiền triết ngày xưa trong lịch sử: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm Sống vui với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
4. Em hãy nêu vài nét về nghệ thuật?
- Tự sự
- Nghị luận
- Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Từ Hán Việt
- Nghệ thuật đối lập.
- GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Đọc truyện Về lối sống giản dị của 
- Kể chuyện Bác Hồ
 - GV yêu cầu H lấy vở bài tập GV hướng dẫn H làm.
- H làm bài tập, GV sửa.
3. Sự kết hợp về lối sống của Bác Hồ:
- Ở Bác có sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, trong sạch, đẹp đẽ.
- Cái đẹp gắn với truyền thống, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
4. Nghệ thuật
- Kể kết hợp với bình luận. 
- Chọn lựa chi tiết tiêu biểu.
- Sự đối lập: Vĩ nhân >< giản dị.
 Biết nhiều >< chọn lọc lại.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 8.
III/ Luyện tâp:
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
Đó là cách sống giản dị đạm bạc nhưng rấtcủa Hồ Chí Minh.
a. Khác đời, hơn người. b.Đa dạng, phong phú.
c. Thanh cao. d. Cầu kì, phức tạp.
2. Trong bài viết tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Kết hợp giữa kể, bình luận và chứng minh.
b. Sử dụng phép đối lập.
c. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
d. Sử dụng phép nói quá.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài mới: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
+Đọc văn bản
+Tìm luận điểm và hệ thống luận cứ
+ Phân tích luận cứ
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần:01 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 Tiết PPCT: 3
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp Hs nắm được nội dung phương châm về lượng, về chất. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp đúng, đạt mục đích cho học sinh cần có thói quen tuân thủ các phương châm hội thoại.
c. Thái độ:
- Giáo dục Hs biết phép lịch sự, đứng đắn trong giao tiếp, sử dụng thành thạo và phù hợp các phương châm hội thoại.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Giảng bài mới: 
GV giới thiệu bài: Ở lớp 8 các em đã học về Hội Thoại. Như vậy khi giao tiếp cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- GV cho học sinh đọc mục I sgk / 8.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm, H trình bày, H nhận xét. GV nhận xét và chốt ý.
I.1. Ba trả lời An như thế có đáp ứng điều An mong muốn không?
+ Không.
- Cần phải trả lời như thế nào?
+ Trả lời là địa điểm cụ thể chính xác.
 - Từ đó rút ra bài học gì về giao  ... a trang 202 mục I.
- Trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
- Em hãy kể một số trường hợp nào cần phải gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi? 
+ Quốc khánh, khai giảng, sinh nhật, tết,
- Mục đích của việc gửi thư (điện) để làm gì?
+ Chúc mừng, chia buồn, thăm hỏi
- Tác dụng của nó như thế nào?
+ Mang lại niềm vui, giảm bớt sự lo lắng, nỗi buồn, có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua thách thức.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang mục II.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa thư (điện) chúc mừmg, thăm hỏi?
+ Giống nhau: Họ tên địa chỉ người nhận, nội dung, địa chỉ người gưiû.
+ Khác nhau: Về mục đích gửi
- Nhận xét về độ dài?
+ Tiết kiệm lời đến tối đa, ngắn gon, súc tích.
- Tình cảm trong những bức thư (điện) như thế nào?
+ Bộc lộ tình cảm chân thành của người viết đối với người nhận.
- Lời văn của hai loại đó có điểm nào giống nhau?
+ Cô đọngnhưng đầy đủ trọn vẹn nội dung chúc mừng và thăm hỏi.
I/ Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi:
II/ Cách viết thư (điện):
- Đầy đủ tên người gửi, người nhận.
- Nội dung đầy đủ, ngắn gọn, bộc lộ tình cảm chân thành. 
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Trường hợp nào cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
2. Cách trình bày thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi như thế nào? 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:172
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
 1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức thực hành thể loại văn bản này đúng trong các trường hợp giao tiếp. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang mục II2.
- Giáo viên chia hai nhóm để học sinh diễn đạt theo hai nội dung.
- Thăm hỏi chia buồn.
- Nội dung chúc mừng.
+ Học sinh trình bày, nhóm còn lại nhận xét. Giáo viên chốt lại vấn đề.
- Hãy cho biết nội dung chính của một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi và cách thức diễn đạt?
+ Nêu lí do cần viết.
+ Suy nghĩ và cảm xúc của người giử.
+ Lời chúc, hoặc lời chia buồn.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
+ Lưu ý nội dung của hai loại này tránh nhầm lẫn.
- Nội dung của thư ( điện) chúc mừng:
+ Lí do giử thư (điện) chúc mừng.
+ Suy nghĩ và cảm xúc giử.
+ Lời chúc, mong muốn.
- Nội dung của thư ( điện) chia buồn:
+ Lí do giử thư (điện) chia buồn.
+ Suy nghĩ và cảm xúc của người giử.
+ Lời thăm hỏi chia buồn của người giử.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 204.
III/ Luyện tập:
1. Học sinh điền ba bức thư theo mẫu.
2. Hoàn thành bức điện như bài tập 1.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Tình huống nào sau đây không cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
a. Em vừa được tin chị em vừa nhận học bổng xuất sắc.
b. Em vừa được tin quê nội em vừa bị bão lụt.
c. Em chứng kiến một tai nạn giao thông trên đường đi học về.
d. Đội bóng trường em vừa đoạt chức vô địch giải bóng đá cấp thành phố.
2. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp với thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi? 
a. Nêu được lí do viết thư (điện).
b. Bày tỏ những tình cảm nồng nhiệt, chân thành.
c. Bày tỏ những lời mong muốn tốt đẹp.
d. Bày tỏ sự thông cảm sâu sắc.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 173
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm của mình để áp dụng vào bài làm sau cho tốt hơn.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành . 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự ham thích học bộ môn. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, hoạt động cá nhân, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1.Đề bài:
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại đề.(Tiết 152)
2.Phân tích đề:
- Yêu cầu của đề trắc nghiệm chọn một câu đúng nhất.
- Tự luận:
+ Chép thuộc lòng đoạn thơ.
+ Chép đúng ghi nhớ.
+ Viết một đoạn văn nghị luận theo luận điểm cho sẳn.
3. Nhận xét:
- Ưu điểm: 
+ Học sinh làm tốt phần trắc nghiệm.
+ Viết đúng phần yêu cầu của đề tự luận.
+ Viết đoạn văn tự luận tương đối đạt yêu cầu.
- Tồn tại:
+ Hình thức chưa sạch đẹp, còn bôi xoá.
+ Chưa tự tin khi chọn đáp án đúng.
+ Đoạn văn viết chưa thật mạch lạc, luận cứ, luận chứng chưa rõ ràng.
+ Chưa có yếu tố biểu cảm, miêu tả.
4. Công bố điểm: Nhận xét đoạn văn nghị luận đạt yêu cầu của học sinh.
5. Phát bài:
6.Trả lời câu hỏi
7. Sửa lỗi chính tả, lỗi hành văn và một số lỗi khác.
6.Trả lời câu hỏi:
Phần trắc nghiệm:3đ
1.A 2.A 3.A 4.C 5.D 6.C
Phần tự luận:7đ
1.Nét chung và riêng của ba nhân vật:phương Định, chị Thao, Nho.
2.Viết đoạn văn nghị luận để làm rõ vấn đề:
7.Sửa lỗi:
-Lỗi chính tả
-Lỗi dùng từ ,đặt câu.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Nhắc lại cách thức trình bày giấy kiểm tra và cách thức làm tốt phần trắc nghiệm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 174
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm của mình để áp dụng vào bài làm sau cho tốt hơn.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành . 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự ham thích học bộ môn. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, hoạt động cá nhân, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1.Đề bài:
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại đề.
2. Phân tích đề
- Yêu cầu của đề trắc nghiệm chọn một câu đúng nhất.
- Tự luận:
+ Chép đúng ghi nhớ.
+ Phân tích câu.
3. Nhận xét:
- Ưu điểm: 
+ Học sinh làm tốt phần trắc nghiệm.
+ Phân tích câu một số em xác đinh đúng các thành phần câu.
- Tồn tại:
+ Hình thức chưa sạch đẹp, còn bôi xoá.
+ Chưa tự tin khi chọn đáp án đúng.
4. Công bố điểm: Đọc bài làm đúngcủa học sinh..
5. Phát bài:
6.Trả lời câu hỏi:
6. Sửa lỗi phân tích câu sai, xác định chủ ngữ-vị ngữ và các thành câu còn sai và sửa một số lỗi khác.
6.Trả lời câu hỏi:
Phần trắc nghiệm:
1.D 2.c 3.A 4.A 5.C 
Phần tự luận:
1.Viết đoạn văn có các phép liên kết:Lặp, nối, thế
2.Viết đoạn văn có nghĩa tường minh và hàm ý, gạch dưới hàm ý.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Nhắc lại cách thức trình bày giấy kiểm tra và cách thức làm tốt phần trắc nghiệm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 175
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm của mình để áp dụng vào bài làm sau cho tốt hơn.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành . 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự ham thích học bộ môn. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, hoạt động cá nhân, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1.Đề bài:
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại đề.
2.Phân tích đề:
- Yêu cầu của đề trắc nghiệm chọn một câu đúng nhất.
- Tự luận:
+ Viết bài văn nghị luận đủ bố cục ba phần về sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Nhận xét:
- Ưu điểm: 
+ Một số học sinh làm tốt phần trắc nghiệm.
+ Tập làm văn làm đúng bố cục của bài.
- Tồn tại:
+ Hình thức chưa sạch đẹp, còn bôi xoá.
+ Chưa tự tin khi chọn đáp án đúng.
4. Công bố điểm: 
5. Phát bài:
6.Đáp án:
GV cung cấp cho HS đáp án phần tự luận
7. Sửa lỗi :
6.Dàn ý:
a.Mở bài:1đ
Giới thiệu trò chơi điện tử và tác hại của nó
b.Thân bài:4đ
-tính hấp dẫn của trò chơi điện tử
-Tác hại 
-Nguyên nhân
-Đề nghị
c.Kết bài:
-Khẳng định tính hấp dẫn và tác hại của trò chơi điện tử
-Lời khuyên hoặc rút ra bài học bản thân
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Nhắc lại cách thức trình bày giấy kiểm tra và cách thức làm tốt phần trắc nghiệm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà chuẩn bị ôn lại nội dung kiến thức của chương trình để năm học tới học tốt hơn.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 full.doc