Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Vb : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

- Phạm Tiến Duật -

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng “những chiếc xa không kính” cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, . trong bài thơ . Thấy được những nét riêng trong giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ,

- Giáo dục tinh thần yêu mến, kính trọng những người đã hết mình vì Tổ quốc ; tinh thần tự hào về thế hệ cha anh đã nêu cao truyền thống đánh giặc cứu nước.

II. Chuẩn bị :

* Gv : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* Hs : Đọc và trả lời trước các câu hỏi trong văn bản.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a. Câu hỏi :

(1) Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

(2) Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “đầu súng trăng treo”.

b. Đáp án :

(2) “Đầu súng trăng treo” là biểu tượng cao đẹp về lí tưởng, mục đích chiến đấu, tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của các anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
18
10
2010
TUAN :
10
NGAY DAY :
20
10
2010
TIET :
48
Vb : 	BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
- Phạm Tiến Duật - 
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng “những chiếc xa không kính” cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, ... trong bài thơ . Thấy được những nét riêng trong giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ,
- Giáo dục tinh thần yêu mến, kính trọng những người đã hết mình vì Tổ quốc ; tinh thần tự hào về thế hệ cha anh đã nêu cao truyền thống đánh giặc cứu nước.
II. Chuẩn bị :
* Gv : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* Hs : Đọc và trả lời trước các câu hỏi trong văn bản.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a. Câu hỏi : 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
b. Đáp án :
(2) “Đầu súng trăng treo” là biểu tượng cao đẹp về lí tưởng, mục đích chiến đấu, tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của các anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bài mới :
- Cuối những năm 60 đầu những năm 70, ở Việt Nam, xuất hiện một lớp nhà thơ trẻ tài năng, mỗi người một vẻ : Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, Vũ Quần Phương và Phậm Tiến Duật, Xuân Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Anh Xuân và Nguyễn Khoa Điềm, ... Phạm Tiến Duật nỗi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm và vui tính, những cô thanh niên xung phong xinh xắn, dũng cảm trên nẻo đường Trường Sơn đầy bom đạn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi của báo văn nghệ, năm 1969) góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tài thế hệ trẻ Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
- Gv giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả và bài thơ (chú thích (¶)).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd Hs đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
* Gv hd đọc ( giọng điệu vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng dứt khoát, ... ) -> Đọc mẫu -> Gọi Hs đọc -> Góp ý cách đọc của HS .
* Gv giải thích về từ “tiểu đội” : đơn vị gồm 12 người ; “chông chênh” : đu đưa, không vững chắc, không yên ổn.
-H: Thể thơ ?
* Gv : Bài thơ là cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mĩ. 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề – tư thơ chủ đạo đó nên không thể và không cần chia bố cục.
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Lưu ý nghĩa của từ ngữ khó.
* Thể thơ : tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần.
I. Đọc vb, tìm hiểu chú thích.
Hđ 2 : Hd phân tích.
-H: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ ? 
Vì sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là những hình ảnh độc đáo ?
-H: Nguyên nhân nào đã làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi như vậy ?
* Gv chốt :
- Nhan đề bài thơ rất độc đáo, mới lạ. Mới lạ đến nỗi, sợ người đọc chưa quen, tác giả phải thêm hai từ bài thơ về. Bởi vì mấy ai có thể hình dung những chiếc xe ô tô không còn kính chắn gió lại có thể khơi nguồn cho cảm hứng thơ ? Xưa nay, những chiếc xe đưa vào thơ ca thường được lãng mạn, mĩ lệ hoá ít nhiều. Chẳng hạn Cỗ xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong Tiếng hát con tàu, ô tô trong Bài ca lái xe đêm (Tố Hữu), ... 
- Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp mép, không kính, không đèn mà vẫn băng băng trên đường ra tuyền tuyến như vậy không hiếm trong những năm chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm, với nét ngang tàng, thích cái mới lạ như PTD mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo trong thơ ca thời chống Mĩ.
-H: Hai câu thơ đầu có giọng điệu ntn ? Giọng điệu ấy có phù hợp với tình cách của người lái xe hay không ?
* Gv chốt : Hai câu đầu có giọng điệu ngang tàng, lí sự với cấu trúc Không có ... không phải vì không có ... Thật ra có thể nói một cách đơn giản hơn : xe không có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép, sức rung của bom. Nhưng nhà thơ lại chọn cách nói như là muốn tranh cãi với ai. Giọng như vậy rất phù hợp với tình cách dũng cảm, đầy nghị lực, thích tiếu nhộn của những lái xe Trường Sơn.
-H: Tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lính lái xe được diễn tả cụ thể, sinh động, gợi cảm ntn trong thi phẩm ?
 Điệp từ “nhìn” có tác dụng gì ? Các so sánh liên tiếp ở khổ 2, 3 có ý nghĩa gì ?
* Gv nhận xét câu trả lời của HS -> Thuyết giảng.
-H: Hai khổ 3, 4 tiếp tục giọng điệu ntn ? Cách nói “ừ thì” có tác dụng gì ?
 Hai khổ thơ làm sáng ngời lên vẻ đẹp phẩm chất gì của người lính ?
-H: Hai khổ thơ 5, 6 giúp cho em thấy rõ hơn những nét sinh hoạt gì của tiểu đội lính lái xe ? 
 Trong những hình ảnh trong 2 khổ thơ này, em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao
*Cho Hs thảo luận nhóm : Nhà thơ tả lại hình dáng chiếc xe không kính để làm gì ? Câu kết “chỉ cần trong xe có một trái tim” hay ở chỗ nào ?
* Gv : Nhà thơ nhắc lại, tả lại hình ảnh chiếc xe không kính, không đèn, .... là để khẳng định những gian khổ, khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe TS, nhưng cuối cùng nhiệm vụ vẫn là trên hết, trước hết. Tất cả vì miền Nam ruột thịt ! Tất cả để chiến thắng giặc Mĩ xâm lược. Phía trước là miền Nam, phía trước là mặt trận ; phía trước là mục đích. Không có khó khăn nào, kẻ thù nào cản nổi xe ta. Vì sao ư ? Đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng. Ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của người chiến sĩ lái xe đã thể hiện trong cách nói, hình ảnh mới lạ mà bất ngờ và chân thực ấy. Hay nói cách khác, thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu càng làm nỗi bật phẩm chất tốt đẹp của người lính. Là dịp để họ thử mình.
Hđ 2 : Phân tích.
* Nhận xét, suy luận -> Trả lời.
* Xác định nguyên nhân -> Nêu.
* Phân tích ngữ pháp và giọng điệu, suy luận so sánh -> phát biểu.
* Phân tích, liên tưởng, cảm nhận.
* Nghe , lưu ý.
* Phân tích, khái quát -> phát biểu.
* Lựa chọn, lý giải.
* Bàn luận -> Phát biểu.
II. Phân tích.
 1. Hình ảnh “những chiếc xe không kính” mà vẫn băng ra chiến trường :
- Chưa từng xuất hiện trong văn học ; rất thực trên đường Trường Sơn những năm chống Mĩ : không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước.
- Nguyên nhân : do bom đạn khốc liệt của giặc Mĩ.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn :
- Điệp “nhìn” -> Tư thế người lái xe : “ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin và thanh thản
- Cảm giác của người lính lái xe : thấy cay mắt, thấy cả thế giới bên ngoài như ùa vào trong buồng lái với một tốc độ rất nhanh.
- Họ là những người lính trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn ; dũng cảm, lạc quan, coi thường khó khăn, gian khổ, nguy hiểm.
- Sinh hoạt của người lính lái xe : khẩn trương, giản dị.
- Động lực tạo sức mạnh cho người lính : nhiệt tình yêu nước ; khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết.
-H: Bài thơ có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật ?
-H: Qua nghệ thuật ấy, em hãy khái quát lại nội dung cơ bản của vb ?
Hđ 3 : Tổng kết
* Khái quát -> Trình bày.
III. Tổng kết :
- Bài thơ, thông qua những hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính để khắc hoạ và ngợi ca hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn ( cũng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ ) trong kháng chiến chống Mĩ. Một thế hệ sống đẹp, ý thức sâu sắc về sức mạnh tuổi trẻ trước vận mệnh dân tộc, đất nước ; trong gian khổ, hi sinh, họ vẫn phơi phới lạc quan, dũng cảm.
- Chất liệu thơ hiện thực sinh động , ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
Hđ 4 : Dặn dò :
Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung bài giảng của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10 - BAI THO VE TIEU DOI XE KHONG KINH.doc