Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 6 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 6 năm 2010

Tập làm văn:VĂN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Năm được định nghĩa ,đặc điểm phương pháp của văn thuyết minh và cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

- Biết vận dụng vào viết đoạn văn ,bài văn thuyết minh

-Có ý thức tự giác học hỏi và viết bài văn thuyết minh.

 II. Chuẩn bị :

 -GV: Nghiên cứu kĩ về văn thuyết minh ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV và các tài liệu có liên quan như sách bồi dưỡng văn 9 ,các bài văn hay để soạn bài.

 - HS: Đọc kĩ lại văn thuyết minh.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 1.Ôn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16+17	Ngày soạn: 30/11/2010
Tiết 1+2	Ngày dạy: 04/12/2010
Tập làm văn:VĂN THUYẾT MINH 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Năm được định nghĩa ,đặc điểm phương pháp của văn thuyết minh và cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng vào viết đoạn văn ,bài văn thuyết minh 
-Có ý thức tự giác học hỏi và viết bài văn thuyết minh.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ về văn thuyết minh ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV và các tài liệu có liên quan như sách bồi dưỡng văn 9 ,các bài văn hay để soạn bài.
 - HS: Đọc kĩ lại văn thuyết minh.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp
-H: Học sinh nhắc lại định nghĩa văn bản thuyết minh 
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H: Cho biết đặc điểm chung văn bản thuyết minh ?
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho đặc điểm trên?
-Học sinh trả lời 
-Giáo viên nhắc lại và đưa thêm ví dụ minh họa 
-H:Cho biết phương pháp thuyết minh là gì? 
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho các phương pháp trên?
-Học sinh trả lời 
-Giáo viên đưa thêm ví dụ minh họa 
-H:Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như thế nào?
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
Chuyến sang tiết 2
HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi và hướng dẫn học sinh viết bài .
-Học sinh viết đoạn mở bài .
-Học sinh đọc phần đã làm .
-GV nhận xét và đưa ra phần mở bài cho học sinh tham khảo.
-Học sinh viết đoạn kết bài .
-Học sinh đọc phần đã làm .
-GV nhận xét và đưa ra phần kết bài cho học sinh tham khảo.
-GV yêu cầu học sinh về nhà viết bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam ,và nộp vở cho gv xem.
I.Nhắc lại kiến thức :
1Định nghĩa văn bản thuyết minh 
-Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm ,tính chất ,nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên ,xã hội bằng phương thức trình bày ,giới thiệu,giải thích.
2.Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh :
-Văn bản thuyết minh trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật ,hiện tượng.
-Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về sự vật,giúp con người hiểu đúng đắn ,đầy đủ về sự vật.Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan ,xác thực ,thực dụng ,hữu ích cho con người.
-Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác ,rõ ràng ,chặt chẽ và hấp dẫn.
Vd:Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục’’.Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh .Văn bản giải thích bằng những tri thức sinh học và quang học.
3.Phương pháp thuyết minh 
-Để có bài văn thuyết minh có sức thuyết phục ,dễ hiểu ,sáng rõ ,người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như:
+Phương pháp nêu định nghĩa ,giải thích
*Ví dụ :Huế là một trong những trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam +Phương pháp liệt kê .
*Ví dụ :-Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người :thân làm máng,lá làm tranh ,nước dừa để uống,kho thịt ,nấu canh
+Phương pháp nêu ví dụ 
*Ví dụ :Ngày nay đi các nước phát triển ,đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá .Người ta cấm hút thuốc ở những nơi công cộng ,phạt nặng đối với những người vi phạm nặng (ở Bỉ ,từ năm 1987 ,vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la)
+Phương pháp dùng số liệu 
*Ví dụ :Các nhà khoa học cho biết trong không khí ,dưỡng khí chỉ chiếm 20 phần trăm thể tích
+Phương pháp so sánh .
*Ví dụ :Thái Bình Dương chiếm diện tích gần ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích Bắc Băng Dương.
+Phương pháp phân loại ,phân tích.
*Ví dụ :Cơ quan cảm giác của cá chép :cơ quan thị giác,cơ quan thính giác,cơ quan xúc giác
4.Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-Kể chuyện,tự thuật ,đối thoại theo lối ẩn dụ ,nhân hóa
-Kết hợp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh.
II.Thực hành 
1.Em hãy viết đoạn văn mở bài cho bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam 
Mở bài 1.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 50 phần trăm số dân làm nghề nông .Chính vì thế ,cây lúa là một loài cây quan trọng trong đời sống người Việt .Nó phục vụ chủ yếu cho nhu cầu lương thực trong nước ,ngoài ra còn để xuất khẩu ra nước ngoài .Sản lượng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan .Vì thế cây lúa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Mở bài 2.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước từ lâu đời .Cây lúa là cây lương thực hàng đầu và là một loại cây tiêu biểu của xứ sở này .Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế ,đời sống của người dân Việt Nam .Đi đâu khắp đất nước Việt ,từ Bắc chí Nam ,từ miền ngược đến miền xuôi ,đâu đâu ta cũng gặp hình ảnh những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay:
 Việt Nam đất nước ta ơi 
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
2.Em hãy viết đoạn văn kết bài cho bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam 
Cây lúa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam .Mai sau ,dù cho nền công nghiệp có phát triển ,kinh tế có giàu lên bao nhiêu nữa thì vần không có loại thực phẩm nào thay thế được cây lúa .Cây lúa sẽ là người bạn thân thiết gắn bó với nghười nông dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
3.Em hãy viết bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam 
 4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Nắm vững về văn thuyết minh ,hoàn thành bài viết.	
Chuẩn bị:Tập viết bài văn thuyết minh (tt)
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Tuần 18	Ngày soạn: 12/11/2010
Tiết 3	 Ngày dạy: 14/12/2010
Thực hành viết bài làm văn thuyết minh (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào định nghĩa ,đặc điểm phương pháp của văn thuyết minh và cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để vận dụng vào viết một bài văn thuyết minh cụ thể .
-Rèn kĩ năng trình bày ,diễn đạt .
-Có ý thức tự giác học hỏi và viết bài văn thuyết minh.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Ra đề .
 - HS: Đọc kĩ lại văn thuyết minh.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2: GV chép đề lên bảng và hướng dẫn học sinh làm bài .
-Đề bài:Hãy thuyết minh một nét đặc sắc trong di tích ,thắng cảnh hoặc nét đẹp văn hóa ở địa phương em .
-GV định hướng cho học sinh có thể lựa chọn viết về các đối tượng sau :ngục Tố Hữu,nhà rông ,lễ hội đâm trâu ,lễ hội mừng lúa mới
HĐ 3: Học sinh viết bài .
HĐ 4:GV thu bài làm của học sinh 
4.Củng cố:GV nhận xét về tiết làm bài.
5.Dặn dò:
-Về nhà làm lại đề bài trên với một đối tượng khác ,ngoài đối tượng làm trên lớp. 
IV.Rút kinh nghiệm.
.
Tuần 19+20	Ngày soạn: 23/12/2010
Tiết 4+5	Ngày dạy: 25/12/2010
 Tập làm văn: VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Năm được định nghĩa ,miêu tả và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Biết vận dụng vào viết đoạn văn ,bài văn tự sự 
-Có ý thức tự giác học hỏi và viết bài văn tự sự 
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ về văn tự sự ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV và các tài liệu có liên quan như sách bồi dưỡng văn 9 ,các bài văn hay để soạn bài.
 - HS: Đọc kĩ lại văn tự sự và coi lại các đề trong sgk /105+191
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp
-GV nêu định nghĩa tác phẩm tự sự.
-H: Cho biết vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự ?
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
,.
Học sinh làm bài tập áp dụng 
-H:Tìm những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H: Cho biết vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự ?
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
Chuyến sang tiết 2
HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi và hướng dẫn học sinh viết bài .
-Học sinh viết bài .
-GV thu bài làm của học sinh về chấm và nhận xét bài làm học sinh.
I.Nhắc lại kiến thức :
1Định nghĩa tác phẩm tự sự 
-Tác phẩm tự sự là những tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó bằng cách kể lại các sự việc .Tác phẩm tự sự thường là một câu chuyện về ai đó ,một sự việc gì đó ,có mở đầu diễn biến,kết thúc.
-Tác phẩm tự sự thường là những tác phẩm có cốt truyện gắn với các nhân vật ,sự kiện ,và chi tiết tiêu biểu .Khi viết nhà văn có thể thêm rất nhiều chi tiết ,yếu tố phụ khác làm cho câu chuyện sinh động ,hấp dẫn ,lôi cuốn.
II.Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự .
-Trong văn bản tự sự ,miêu tả khi kể nhằm làm cho sự việc đang kể hiện lên bằng những chi tiết,hành động ,cảnh vật ,con người và sự việc diến ra như thế nào 
Khiến câu chuyện trở nên sinh động,như hiện ra trước mắt người đọc.
-Miêu tả trong văn tự sự chẳng những giúp người đọc hình dung ,tái hiện bức tranh đời sống được phản ánh một cách sinh động ,chân thực và đập vào mắt người đọc .
Bài tập 1.Tìm những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
-Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ,tác giả trực tiếp miêu tả thiên nhiên ,cảnh vật của mùa xuân với khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh :
Ngày xuân con yén đưa thoi ,
Ngựa xe như nước ,áo quần như nêm.
-Các yếu tố tả cảnh trong đoạn thơ trên vừa gợi được khung cảnh thiên nhiên với vẻ riêng của mùa xuân :mát mẻ ,thanh khiết ,giàu sức sống (cỏ non),trong sáng khoáng đạt (xanh tận chân trời),nhẹ nhàng hài hào ,sinh động (trắng điểm một vài bông hoa)vùa gợi được không khí đông vui ,tấp nập ,nhộn nhịp của những người đi hội .
III.Vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự .
-Nghị luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các đoạn văn ,trong đó người nói người viết nêu ra những lí lẽ ,dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe ,người đọc một vấn đề nào đó .Để lập luận chặt chẽ ,hợp lí ,có sức thuyết phục ,người ta dùng các từ ,các câu nghị luận.
IV.Thực hành 
Đề bài:Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe ,trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật .Em hãy viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ trò chuyện đó.
 4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Nắm vững về văn tự sự ,về nhà tâp viết các đề văn trong sgk /105+191	
-Chuẩn bị:Ôn các bài đã học để làm bài trắc nghiệm.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Tuần 21	Ngày soạn: 02/1/2010
Tiết 6	 Ngày dạy: 04/01/2010
 LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Năm lại các bài đã học thông qua hình thức bài tập trắc nghiệm.
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
-Có ý thức tự giác học tập và tìm hiểu .
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Soạn các câu hỏi trắc nghiệm và đưa ra đáp án
 - HS: Đọc kĩ lại văn bản đã học.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Gv chép đề lên bảng và hướng dẫn học sinh làm.
Câu 1.Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình được viết theo phương thức b ... hứng kiến ở trường
 HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.gv chép đề lên bảng và hướng dẫn học sinh làm.
-Dàn bài:
 1. Mở bài: 
- Giới thiệu việc tốt của ai ?việc tốt đó là việc gì?
 2. Thân bài
 -Việc tốt đó bắt đầu như thế nào?
+Nguyên nhân nào đưa đến sự việc 
+Khó khăn của việc tốt đó là gì?
-Việc tốt đó diễn ra như thế nào?
+Em thực hiện đã khắc phục khó khăn ra sao?
+Hành động đó diễn ra như thế nào?
-Việc tốt đó kết thúc ra sao?
+Kết quả của công việc ra sao?
+ảnh hưởng của việc tốt đó đối với em và người khác.
 3. Kết bài: 
Cảm nghĩ của em về việc tốt đó.
4.Củng cố :GV thu bài về nhà chấm và nhận xét về tiết làm bài 
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 17 Ngày soạn :06/12/2010 
 Tiết 2 Ngày dạy :07/12/2010
-------- VĂN KỂ CHUYỆN----------
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 1.Kiến thức:
- Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết.
2.Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm.
3.Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực khi làm bài.
 II.Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra + dàn ý
 - HS: Xem lại kiến thức về văn kể chuyện
 III / Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
 A. Đề: Em hãy kể lại những hành động đáng nhớ của một nhân vật chính trong một truyện kể đã học mà em thích.
 HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.gv chép đề lên bảng và hướng dẫn học sinh làm.
-Dàn ý
 1. Mở bài: 
-Nêu lí do kể 
-Giới thiệu được một nhân vật chính trong một truyện 
 2. Thân bài
 -Kể lại được những hành động đáng nhớ của nhân vật đó.
 3. Kết bài: 
Cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
 4.Củng cố :GV thu bài về nhà chấm và nhận xét về tiết làm bài 
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 18 Ngày soạn :12/12/2010 
Tiết 3 Ngày dạy :14/12/2010
-------- VĂN KỂ CHUYỆN----------
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 1.Kiến thức:
- Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết.
2.Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm.
3.Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực trong khi làm bài .
 II.Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án 
 - HS: Xem lại kiến thức về văn kể chuyện
 III / Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
 A. Đề: Em hãy kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết,cổ tích )bằng lời văn của em 
 HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.gv chép đề lên bảng và hướng dẫn học sinh làm.
-Dàn ý
 1. Mở bài: 
-Nêu lí do kể 
-Giới thiệu được một truyện đã biết (truyền thuyết,cổ tích )
 2. Thân bài
 -Kể lại được một truyện đã biết (truyền thuyết,cổ tích )
 3. Kết bài: 
-Cảm nghĩ của em một truyện đó.
4.Củng cố :GV thu bài về nhà chấm và nhận xét về tiết làm bài 
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 19 Ngày soạn :23/12/2010 
 Tiết 4 Ngày dạy :25/12/2010
-------- VĂN KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG ---------
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 1.Kiến thức:
- Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết.
2.Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm.
3.Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực trong kiểm tra.
 II.Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án 
 - HS: Xem lại kiến thức về văn kể chuyện
 III / Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
 A. Đề: Em hãy kể về những đổi mới ở quê em (có điện ,có đường ,có trường mới ,bưu điện ,....)
HĐ 2.gv chép đề lên bảng và hướng dẫn học sinh làm.
-Dàn ý
 1. Mở bài: 
-Nêu lí do kể 
-Giới thiệu được những đổi mới ở quê hương em 
 2. Thân bài
-Kể lại những điều trước đây ở quê hương em khi chưa có sự đổi mới
-Kể lại những điều đổi mới ở quê hương em ,khi có sự đổi mới đó quê hương em như thế nào?
 3. Kết bài: 
Cảm nghĩ của em về những đổi mới đó.
 4.Củng cố :GV thu bài về nhà chấm và nhận xét về tiết làm bài 
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20+21	Ngày soạn: 26/12/2010
Tiết 5	+6	 Ngày dạy: 28/12/2010
 ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Năm lại những văn bản đã học thông qua làm bài tập phần văn bản.
- Rèn kĩ năng phân tích ,tìm hiểu một vấn đề .
-Có ý thức tự giác học tập.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ về các văn bản học sinh đã học để soạn .
 - HS: Đọc kĩ lại các bài theo yêu cầu của gv.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp
-H: Học sinh kể tóm tắt lại truyện Con Rồng Cháu Tiên
Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên:
-H:Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ?Ý nghĩa của việc này?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
H: Học sinh kể tóm tắt lại truyện Bánh chưng bánh giầy?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Ý nghĩa của truyền Bánh chưng bánh giầy
 -Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Vì sao nói Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước?
-H:Ý nghĩa của truyền Sơn Tinh ,Thủy Tinh ?
 -Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Nêu chủ đề của truyền thuyết Hồ Gươm ?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Hình tượng Rùa Vàng tượng trưng cho điều gì?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
H:Ý nghĩa của truyện cổ tích :Cây bút thần ?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Ý nghĩa hình tượng cây đàn-tiếng đàn Thạch Sanh ?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Ý nghĩa hình tượng niêu cơm Thạch Sanh ?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
Chuyển sang tiết 2
-H:Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Nhận xét về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Tóm tắt được các truyện ngụ ngôn đã học? 
-H:Ý nghĩa của các truyện ngụ ngôn 
đã học?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Tóm tắt được các truyện cười đã học? 
-H:Ý nghĩa của các truyện cười đã học?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Tóm tắt được các truyện trung đại đã học?
-Học sinh trả lời 
-GV nhận xét,bổ sung 
H:Ý nghĩa của các truyện trung đại đã học?
-Học sinh trả lời .
-GV nhận xét,bổ sung 
Ôn lại kiến thức 
*Bài :Con Rồng Cháu Tiên
1-Học sinh kể tóm tắt lại truyện 
2-Ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên:Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết ,thống nhất cộng đồng của người Việt.
3-Ý nghĩa của việc chia con:
+Giải thích nguồn gốc và sự hình thành phát triển của cộng đồng người Việt ,tuy ở khắp nơi ,vùng biển ,rừng núi nhưng có chung nguồn gốc mẹ ,cha.
+Ý nguyện đoàn kết,thống nhất cộng đồng người Việt.
*Bài :Bánh chưng bánh giầy 
1-Học sinh kể tóm tắt lại truyện 
*2-Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy :
3-Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước:Có chi tiết kể về dùng lúa gạo 
Để làm bánh,người việt cổ đã biết trồng cây lúa nước,biết chế biến gạo thành những sản phẩm khác ,biết kết hợp các loại lương thực thực phẩm.
*Bài: truyền thuyết Sơn Tinh ,Thủy Tinh 
1-Ý nghĩa của truyền thuyết thuyết Sơn Tinh ,Thủy Tinh 
*Bài: truyền thuyết Hồ Gươm 
1-Chủ đề của truyền thuyết Hồ Gươm 
2-Hình tượng Rùa Vàng tượng trưng cho :thần bảo hộ dân Việt,sứ giả của Lạc Long Quân –vị tổ đầu tiên của người Việt.
*Bài: Truyện cổ tích:Em bé thông minh
1-Ý nghĩa của truyện cổ tích:Em bé thông minh
*Bài: Truyện cổ tích :Cây bút thần 
1-Ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần 
*Bài: Truyện cổ tích:Thạch Sanh 
1-Ý nghĩa hình tượng cây đàn-tiếng đàn Thạch Sanh 
+Phần thưởng cho chiến công của Thạch Sanh 
+Tiếng đàn giải oan ,bày tỏ tình yêu ,gặp gỡ hòa giải ,chiến thắng khát vọng,hòa bình.
2-Ý nghĩa hình tượng niêu cơm Thạch Sanh 
+Làm quân sĩ 18 nước chư hầu no bụng ,hân hoan ,tâm khục ,khẩu phục ,tự nguyện rút về nước.
+Tài năng ,lòng nhân ái ,bao dung ,tình yêu hòa bình của Thạch Sanh 
*Bài: Truyện cổ tích:Ông lão đánh cá và con cá vàng.
1-Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:
+Hình tượng thần kì 
+Thể hiện ước mơ của nhân dân :lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho nững kẻ tham lam bội bạc.
2-Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá:
+Lòng tham không đáy ,tăng tiến không ngừng ,từ vật chất đến tinh thần.
+Sự bội bạc cũng theo lòng tham và sự được thỏa mãn nhanh chóng mà ngày càng tăng thêm với sự đáng ghét và ngu xuẩn:bội bạc với chồng và cá vàng –người đáng lẽ ra mụ phải biết ơn suốt đời.
*Truyện ngụ ngôn :
+Ếch ngồi đáy giếng
+Thầy bói xem voi 
+Chân ,Tây,Tai,Mắt ,Miệng.
-Tóm tắt được các truyện ngụ ngôn đã học.
-Ý nghĩa của các các truyện ngụ ngôn 
*Truyện cười:
+Treo biển
+Lợn cưới áo mới.
-Tóm tắt được các truyện cười đã học.
-Ý nghĩa của các truyện cười
*Truyện trung đại 
+Con hổ có nghĩa
+Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng .
-Tóm tắt được các truyện trung đại được học 
-Ý nghĩa của các truyện trung đại đã học .
 4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Nắm vững về các văn bản đã học 	
-Coi lại các bài Tiếng Việt đã học.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
 TRƯỜNG THCS ĐAKCHOONG 
 GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
 MÔN NGỮ VĂN :LỚP 9
 HỌ TÊN GV:ĐỒNG THỊ NGỌC
 NĂM HỌC:2010-2011
 TRƯỜNG THCS ĐAKCHOONG 
 GIÁO ÁN:MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 HỌ TÊN GV:ĐỒNG THỊ NGỌC
 NĂM HỌC:2010-2011
 TRƯỜNG THCS ĐAKCHOONG 
 GIÁO ÁN PHỤ ĐẠO 
 LỚP 8-MÔN NGỮ VĂN 
 HỌ TÊN GV:ĐỒNG THỊ NGỌC
 NĂM HỌC:2010-2011
 TRƯỜNG THCS ĐAKCHOONG 
 GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
 LỚP 6-MÔN NGỮ VĂN 
 HỌ TÊN GV:ĐỒNG THỊ NGỌC
 NĂM HỌC:2010-2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8 tuan 2.doc